Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dị tật bẩm sinh (2): Thủ phạm giấu mặt

Thứ sáu, 08:09 13/08/2010 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Khát vọng có đứa con trai nối dõi, vợ chồng anh Phương, chị Ly (thị trấn Khe Tre, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) quyết định sinh thêm lần thứ 3.

 
Khi biết đứa con trong bụng là trai thì cũng là lúc anh chị được các bác sĩ chẩn đoán thai nhi bị bệnh tim bẩm sinh, chân bị khuyết tật.

Mang thai lần 3 - nguy cơ cao

Ở bệnh viện, khi siêu âm cho sản phụ, các bác sĩ không được tiết lộ giới tính thai nhi, nhưng trường hợp của chị Ly, do thai bị dị tật nên đã được thông báo. Qua hai lần khám và tư vấn tiếp theo, các bác sĩ đã khuyên vợ chồng chị cân nhắc việc chấm dứt thai kỳ. Bạn bè chị cũng khuyên nên thương lấy mình và đứa con, khi nó ra đời với dị tật mà không thể sống cuộc sống bình thường. "Thực lòng, em mong sinh ra một đứa con khỏe mạnh chứ không phải là đứa con trai mà đầy khuyết tật thế này" - chị Ly rầu rĩ nói.

Theo các số liệu tạm thống kê tại một số bệnh viện, tỉ lệ trẻ dị tật là con thứ 3 trở lên rất đáng lưu ý. TS Lê Anh Tuấn, Phó Giám đốc BV Phụ sản TƯ cho biết, trong một nghiên cứu của BV, tỉ lệ dị tật thai ở phụ nữ mang thai lần đầu chiếm khoảng 5%, mang thai lần 2 là 36%. Tỉ lệ thai bất thường ở phụ nữ mang thai lần 3 trở lên là cao nhất, chiếm tới 59%. Cùng đó, các bác sĩ lưu ý những trường hợp đa thai cũng có nguy cơ bị dị tật, chết lưu cao gấp 7 - 15 lần so với thai thường. Như trường hợp hai bé trai sinh đôi dính nhau Cu và Cò ở Quỳnh Lưu - Nghệ An đã được phẫu thuật tại Bệnh viện Nhi TƯ và một số các ca song sinh dị tật khác, phần lớn đều được sinh ra trong một gia đình không có tiền sử bất thường về sức khỏe.

TS Trần Danh Cường, Phó Giám đốc Trung tâm Chẩn đoán trước sinh, BV Phụ sản TƯ cho biết, hiện Việt Nam chưa có một nghiên cứu cụ thể nào về dị tật thai nhi nói chung nhưng trung bình mỗi tháng, Trung tâm khám và tư vấn cho khoảng 200 ca có những bất thường và 1/3 trong số đó phải đình chỉ thai.

Những nguy cơ tiềm ẩn

Về các trường hợp mang thai bất thường, theo GS.BS Trần Đông A, Phó Giám đốc BV Nhi Đồng 2, TP HCM, nguyên nhân chưa được xác định một cách rõ ràng. Tuy nhiên có những yếu tố liên quan như do di truyền, rối loạn nhiễm sắc thể, thai phụ tiếp xúc với hóa chất hoặc tia xạ trong lúc mang thai, sử dụng thuốc không đúng cách...

Theo TS Lê Anh Tuấn, trong số các bệnh mắc khi mang thai gần đây nổi trội nhất là bệnh Rubella. Theo đó, trong 3 tháng đầu mang thai nếu mẹ bị rubella thì 100% phải đình chỉ thai vì trẻ sinh ra sẽ bị mù, điếc, dị tật tim, rối loạn thần kinh.

Bên cạnh đó, việc vô tình hoặc sử dụng thuốc vô tội vạ, không theo tư vấn chỉ định của bác sĩ cũng là nguyên nhân gây nên bất thường ở thai nhi. Đối với thai nhi, mỗi bộ phận ở các tuổi thai khác nhau có những mức độ nhạy cảm đối với các loại thuốc mà sản phụ sử dụng. Ví dụ ở mắt từ tuần thứ 4 - 8; tim từ tuần thứ 3 - 6; thần kinh từ tuần 3 - 5; tay chân từ tuần 4 - 7; răng - miệng từ tuần 7 - 8; tai từ tuần 4 - 9 và bộ phận sinh dục ngoài từ tuần 7 - 9 rất dễ có bất thường bởi các phản ứng phụ từ thuốc người mẹ dùng. Còn từ tuần tuổi thứ 12 trở ra, khi các cơ quan, bộ phận của thai nhi đã được tạo hình hoàn chỉnh thì các yếu tố gây dị tật khó tác động nhưng các bà mẹ cần lưu ý thai vẫn có thể bị nhiễm độc do thuốc hoặc nhiễm khuẩn, nhiễm virus hoặc ký sinh trùng từ mẹ.

Theo kết quả thống kê, số người bị thiểu năng về thể lực, trí tuệ ở Việt Nam chiếm tới 1,5% dân số, trong đó số trẻ mới sinh bị dị tật bẩm sinh do di truyền chiếm khoảng 1,5 - 3% và xu hướng tiếp tục gia tăng do điều kiện sống, môi trường độc hại, lối sống hoặc phong tục tập quán lạc hậu và chưa được phát hiện sớm, điều trị sớm. Tỉ lệ trẻ sinh ra được sàng lọc tại Việt Nam mới chỉ dưới 1%, trong khi các nước khác trên thế giới làm được rất nhiều: Australia 100%, Singapore 99%, Thái Lan 80%. Nhiều người nghĩ rằng, dị tật bẩm sinh không thể phòng ngừa, song theo các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành, việc tầm soát, sàng lọc trước sinh giúp nhiều gia đình phòng ngừa được nhiều bệnh và những yếu tố dẫn đến dị tật bẩm sinh ở trẻ.

Theo BS Trần Danh Cường, để phòng ngừa dị tật, những phụ nữ trước khi chuẩn bị mang thai cần đi khám sức khỏe toàn diện, điều trị dứt điểm những bệnh đang mắc, cần được theo dõi chặt chẽ những bệnh mãn tính như tim mạch, hen, dị ứng... trong thai kỳ.         

Không chỉ những thai phụ cao tuổi mới sinh con dị tật mà có ở cả những phụ nữ trẻ sinh con lần đầu. Một trong những nguyên nhân là do bộ máy sinh sản của người mẹ chưa phát triển hoàn thiện, noãn (trứng) chưa trưởng thành khiến sự phân chia phôi dễ gặp bất thường.
Mọi phụ nữ ở tuổi sinh đẻ đều có 5% nguy cơ sinh con dị tật bẩm sinh. Theo các bác sĩ trong lĩnh vực sản khoa, nguy cơ này có thể tăng hoặc giảm, phụ thuộc vào việc sản phụ có nhận đủ các dưỡng chất thiết yếu, có tiêm chủng rubella, có mắc các bệnh tiểu đường, lây truyền qua đường tình dục hoặc số lần sinh đẻ gần hay xa?
(Còn nữa)

*Tên nhân vật trong bài viết đã được thay đổi

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top