Dị tật bẩm sinh và nỗi đau mơ hồ giới tính (2): Hệ lụy từ "nhầm lẫn"
GiadinhNet - Lượng testosteron quá cao sẽ khiến bé trai dậy thì sớm. Với bé gái, hậu quả nghiêm trọng hơn vì hormone gây nam hóa.
Lập lờ... giới tính
“Ra đây xem đứa ái nam ái nữ này!” – mỗi lần bị mấy người hàng xóm gần nhà lôi vào, vạch quần ra xem là bé Phương lại khóc ré lên. Thông tin về “cái đó” của bé nửa giống nam, nửa giống nữ đã lan khắp thôn nghèo thuộc huyện Lục Nam (Bắc Giang). Quá đau buồn và lo con mình mặc cảm, gia đình bé đã phải chuyển đến nơi khác sinh sống.
![]() |
Tranh minh họa. |
Hậu quả về mặt lâu dài, cả hai giới chiều cao cuối cùng sẽ thấp, bị vô sinh. Hậu quả vô sinh của nam phức tạp hơn, nhưng ở nữ bị rõ ràng hơn vì hormone nam tăng lên sẽ ức chế hoạt động của buồng trứng. Nữ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn nữa về mặt tâm lý vì bộ phận sinh dục ngoài và cả bộ não cũng bị chuyển giới. |
Những trẻ mắc căn bệnh này phần lớn đều gặp những hệ lụy đáng buồn, bởi khi phát hiện thì các em đã ở giai đoạn dậy thì, không thể can thiệp và điều trị. Các em lớn lên với ám ảnh của sự khiếm khuyết, không thực hiện được thiên chức của mình.
Hậu quả khó sửa chữa
Hậu quả đầu tiên được các bác sĩ nội tiết đề cập đến là về mặt cấp cứu. Những đứa trẻ này phải đối mặt với những cơn suy thượng thận cấp nhất là khi bị stress. Do cơ thể không thể tổng hợp được hormone chuyển hóa đường (có chức năng chống stress, tăng cường hệ miễn dịch) nên trẻ nôn mửa liên tục và thường trong trạng thái buồn ngủ do lượng đường trong máu thấp. Nếu không được tiếp đường, có thể dẫn tới hôn mê.
Trong 2/3 các trường hợp trẻ mắc bệnh TSTTBS sẽ thiếu luôn cả chức năng chuyển hóa muối, nước (đảm bảo ổn định thể tích máu và huyết áp). Theo BS Vũ Chí Dũng, các biểu hiện mất muối, mất nước thường xuất hiện ở tuần thứ 2, thứ 3 sau đẻ. Đứa trẻ không tăng cân, bị sụt cân, có triệu chứng nôn, hạ đường huyết, rối loạn toàn chuyển hóa dẫn đến dễ trụy mạch và tử vong nhanh.
Hậu quả về mặt lâu dài ở cả hai giới là chiều cao cuối cùng sẽ thấp, bị vô sinh. Lý giải hiện tượng này, BS Dũng cho biết, nếu không được điều trị, các hormone sinh dục nam sẽ làm ảnh hưởng chiều cao, gây “đóng” đầu xương sớm. Lúc đầu trẻ lớn rất nhanh, khoảng 7 – 8 tuổi cơ bắp đã vạm vỡ nhưng chiều cao cuối cùng lại thấp vì xương bị cốt hóa, “đóng” sớm. Hậu quả khó sửa chữa nhất nếu trẻ không được điều trị sớm là vô sinh. Vô sinh của nam phức tạp hơn, nhưng ở nữ rõ ràng hơn vì hormone nam tăng lên sẽ ức chế hoạt động của buồng trứng. Bên cạnh đó, nữ còn bị ảnh hưởng nặng nề hơn về mặt tâm lý. Hormone nam không chỉ ảnh hưởng đến bộ phận sinh dục ngoài mà còn ảnh hưởng đến cả hành vi của trẻ gái. Nếu không được điều trị thì bộ não cũng nam hóa. Mặc dù có tử cung, buồng trứng nhưng hành vi và tư duy của trẻ gái lại phát triển theo hướng của người nam.
![]() BS Vũ Chí Dũng
Trưởng khoa Nội tiết – chuyển hóa – di truyền, BV Nhi TƯ
![]() BS Lê Anh Tuấn
PGĐ BV Phụ sản TƯ, GĐ Trung tâm chẩn đoán trước sinh của BV |
Hà Thư

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 18 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.