Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan

Thứ bảy, 14:38 06/04/2024 | Sống khỏe

GĐXH - Trong một trường hợp y tế mới bất thường, một người đàn ông ở Canada đã phải nhập viện trong tình trạng nhiễm trùng nặng do vi khuẩn sau khi bị một con chuột ẩn nấp trong nhà vệ sinh cắn, mặc dù phương thức lây truyền này không phổ biến.

Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan- Ảnh 1.

Chuột có thể ẩn nấp trong bồn cầu. (Ảnh: Liudmila Chernetska)

Người đàn ông 76 tuổi này đã đến khoa cấp cứu tại một bệnh viện ở Montréal, Quebec sau khi gặp một con chuột trong bồn cầu. Ông cố gắng đuổi nó đi thì bị nó cắn vào hai ngón tay. Tại khoa cấp cứu, các bác sĩ đã chăm sóc vết thương cơ bản cho ông cũng như tiêm thuốc uốn ván. Tờ Tiền Phong đưa tin.

Tuy nhiên, khoảng 18 ngày sau, người đàn ông này phải quay lại bệnh viện trong tình trạng sốt, đau đầu và đau bụng trong vài ngày. Lúc này, mặc dù vết thương ở ngón tay gần như đã lành nhưng huyết áp của người này đã xuống thấp và tim đập rất nhanh.

Xét nghiệm máu ban đầu cho thấy thận của bệnh nhân bị tổn thương và máu của ông có số lượng tiểu cầu thấp - những mảnh tế bào hình thành cục máu đông để ngăn chặn hoặc cầm máu. Các bác sĩ đã đưa ông vào phòng chăm sóc đặc biệt (ICU) khi ông có dấu hiệu rối loạn chức năng đa cơ quan và nhiễm trùng huyết, một hiện tượng nguy hiểm trong đó nhiễm trùng khiến hệ miễn dịch hoạt động quá mức.

Để tìm ra nguyên nhân căn bệnh của người đàn ông, các bác sĩ đã lấy và phân tích mẫu máu và nước tiểu. Những xét nghiệm này tiết lộ, người đàn ông này đã mắc một căn bệnh truyền nhiễm có tên là bệnh leptospirosis, theo một báo cáo về vụ việc được công bố vào tháng 1 trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Canada.

Tại Việt Nam, tháng 11/2023, có trường hợp bệnh nhi 6 tuổi từ Bình Định được chuyển viện vào TP HCM, do viêm phổi nặng, nhiễm trùng huyết phải thở máy bởi nhiễm xoắn khuẩn Leptospira.

Trước đó, bé nhập Bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Định vì sốt cao liên tục 8 ngày, đau họng, tiêu phân lỏng kèm khó thở. Dù điều trị tích cực nhưng tình trạng nặng dần, suy hô hấp, tổn thương đa cơ quan, được liên hệ chuyển viện.

PGS.TS.BS Phạm Văn Quang, Trưởng Khoa Hồi sức Tích cực Chống độc, Bệnh viện Nhi đồng 1 trả lời trên SK&ĐS cho biết: Khi vào viện, bé hôn mê, suy hô hấp nặng. Ê kíp phối hợp nhiều phương pháp như thở máy, kháng sinh, song bệnh không cải thiện, vàng da ngày càng tăng, tiểu vàng sậm, tổn thương gan thận nặng. Các bác sĩ lọc máu liên tục và thay huyết tương nhiều đợt nhằm hỗ trợ chức năng gan thận, dùng kháng sinh mạnh để kiểm soát nhiễm trùng. Xét nghiệm ghi nhận bé nhiễm trùng huyết do xoắn khuẩn Leptospira, nguy cơ tử vong.

Sau hơn hai tuần điều trị tích cực, sức khỏe bé cải thiện ngoạn mục, chức năng gan thận, hô hấp hồi phục, được cai máy thở.

Bệnh Leptospirosis là bệnh gì?

Bệnh Leptospirosis, còn gọi là bệnh Weil, do vi khuẩn thuộc chi Leptospira gây ra. Trên toàn cầu, đây là bệnh nhiễm trùng phổ biến nhất do vi trùng lây truyền giữa động vật và con người. Mỗi năm, hơn 1 triệu trường hợp mắc bệnh leptospirosis được báo cáo trên toàn thế giới, dẫn đến gần 60.000 ca tử vong. Khoảng 100 đến 150 trường hợp xảy ra ở Mỹ hàng năm.

Bệnh nhiễm khuẩn cấp tính do các xoắn khuẩn thuộc họ Leptospiraceae là bệnh truyền nhiễm trong các loài động vật gặm nhấm và xâm nhập ngẫu nhiên vào cơ thể con người qua các vết xước.

Thậm chí nếu tiếp xúc lâu với môi trường nhiễm khuẩn, vi khuẩn có thể xâm nhập trực tiếp qua da, niêm mạc lành. Nhiễm khuẩn cũng xảy ra qua đường ăn uống khi ăn phải thịt động vật bị bệnh nấu không chín, hoặc nhiễm qua kết mạc mắt khi bơi lội ở vùng nhiễm khuẩn.

Bệnh hay gặp vào mùa mưa do xoắn khuẩn lan theo dòng nước và có thể gây thành dịch. Bệnh xuất hiện ở hầu hết các nước, nhiều nhất ở châu Phi, Nam Mỹ và châu Á.

Biểu hiện của bệnh do xoắn khuẩn Leptospira

Bệnh có thể chia 2 giai đoạn:

- Ở giai đoạn 1- Giai đoạn nhiễm xoắn khuẩn huyết cấp tính: Sốt cao 39 - 40 độ C sau thời gian ủ bệnh từ 1 - 2 tuần. Trong máu có nhiều vi khuẩn và sốt thì kéo dài từ 3 - 8 ngày.

- Ở giai đoạn 2- Giai đoạn miễn dịch xoắn khuẩn vàng da: Sốt trở lại do các cơ quan nhất là gan và thận bị tổn thương (vàng da, albumin niệu) do vậy sự phân biệt rõ hai giai đoạn này thường không rõ ràng và một số trường hợp bệnh nhẹ thường không có giai đoạn 2.

Ngoài ra trong giai đoạn 2 này còn có thể có hội chứng màng não do thần kinh trung ương bị tổn thương, các mao mạch giãn có thể xuất huyết và đau cơ. Các biến chứng thường gặp khác là:

- Viêm mống mắt, viêm mống mắt thể mi, viêm màng mạch võng mạc;

- Thận: suy thận cấp là biến chứng nặng dễ gây tử vọng: người bệnh vô niệu, ure cao, creatinin máu tăng cao, người bệnh có thể hôn mê do ure máu cao;

- Xuất huyết: Ồ ạt các phủ tạng gây thiếu máu cấp, có thể có rối loạn đông máu rải rác trong lòng mạch (DIC);

- Phổi: Phù phổi cấp, chảy máu phổi gây suy hô hấp nặng.

Đi toilet bị chuột cắn, một người phải nhập viện vì suy đa cơ quan- Ảnh 2.

Bé 6 tuổi bị tổn thương đa cơ quan do nhiễm xoắn khuẩn Leptospira, bệnh nhi phải thở máy thay huyết tương - Ảnh: BSCC

Ai có nguy cơ mắc xoắn khuẩn Leptospira?

Mọi lứa tuổi đều có nguy cơ mắc bệnh nhưng phần lớn bệnh xảy ra do tính chất nghề nghiệp và ở nước ta bệnh hay gặp ở những đối tượng sau:

- Người làm việc trong rừng và gần rừng như bộ đội biên giới.

- Công nhân hầm mỏ, người làm công tác lâm nghiệp.

- Người làm công việc chăn nuôi, tiếp xúc với gia súc, gia cầm.

Trên thực tế ghi nhận cũng có những trường hợp dân thành phố cũng mắc bệnh do khi đi du lịch sinh thái về vùng nông thôn, tắm sông, suối, ao hồ, cắm trại… cũng có thể mắc bệnh.

Lời khuyên thầy thuốc

Nhằm ngăn ngừa nguy cơ bị nhiễm xoắn khuẩn: Tránh bơi lội, đặc biệt khi bạn bị vết thương hoặc các vết trầy xước trên da. Mang găng tay, giày bằng cao su và mặc áo dài tay khi đi qua vùng ngập nước, bùn hoặc đất ẩm. Rửa tay bằng xà phòng, vì xoắn khuẩn Leptospira sẽ bị tiêu diệt rất nhanh bởi xà phòng, chất tẩy uế và môi trường khô ráo. Giữ vệ sinh nơi ở, tiêu diệt các loại thú gặm nhấm xung quanh nhà.

Tuy nhiên, các biểu hiện của nhiễm vi khuẩn Leptospira không đặc hiệu, nó có thể gây nhầm lẫn trong chẩn đoán với một số bệnh lý nội khoa và truyền nhiễm khác. Các biểu hiện bệnh tùy thuộc vào vị trí tổn thương và bệnh học mà cần phân biệt rõ với một số bệnh truyền nhiễm khác đặc biệt là sốt rét, ác tính thể tiêu hóa gan mật… Vì vậy, khi có biểu hiện nghi ngờ cần đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị.

Phương Nghi (t/h)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

8 thay đổi đơn giản trong chế độ ăn giúp sống khỏe, sống thọ

Sống khỏe - 58 phút trước

Nhiều người cho rằng tuổi thọ phần lớn được quyết định bởi di truyền. Tuy nhiên, chế độ ăn uống lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe, giúp trẻ hóa và sống thọ.

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông ở Hà Nội phát hiện nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 1 giờ trước

GĐXH - Đi khám vì có dấu hiệu đau đầu âm ỉ, bệnh nhân được chẩn đoán xác định một loạt bệnh lý nguy hiểm gồm nhồi máu não cấp vùng chẩm trái, tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa lipid máu.

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Đau bụng, ợ hơi, người phụ nữ 48 tuổi đi khám phát hiện hơn 100 polyp mọc chi chít trong dạ dày

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Polyp dạ dày thường lành tính nhưng trong một số trường hợp có thể tiến triển thành ung thư nếu không được phát hiện sớm và theo dõi định kỳ.

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Thai phụ bị vỡ túi nâng ngực, chuyên gia chỉ rõ những nguyên nhân khiến túi ngực có thể vỡ

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH – Theo các bác sĩ, bất kỳ vật liệu nào khi đưa vào cơ thể đều có hạn sử dụng, trong đó có túi nâng ngực. Theo khuyến cáo của giới chuyên môn, chị em nên thay túi nâng ngực sau khoảng 10 năm thực hiện đặt túi.

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Người phụ nữ 35 tuổi đang khỏe mạnh bỗng phát hiện sớm ung thư cổ tử cung nhờ làm việc này

Mẹ và bé - 15 giờ trước

GĐXH - Lần đầu tiên chị tầm soát ung thư cổ tử cung cách đây 1 tháng bằng cách tự lấy mẫu tại nhà, cho kết quả xét nghiệm HPV 1/12 (+), khi soi CTC, các bác sĩ đã phát hiện bất thường.

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

2 loại trái cây rẻ tiền nhưng chứa hợp chất chống ung thư tuyệt vời

Sống khỏe - 15 giờ trước

Các nhà nghiên cứu Brazil và Đức đã phát hiện ra tiềm năng điều trị ung thư của đu đủ, chanh dây qua cách thức hoạt động của các hợp chất hóa học thực vật.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não

Y tế - 17 giờ trước

Hai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Đo đường huyết tại nhà, có dấu hiệu đường huyết này cần gặp bác sĩ sớm

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Việc theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà mỗi ngày sẽ giúp người bệnh tiểu đường kiểm soát và chăm sóc sức khỏe tốt hơn.

Top