Hà Nội
23°C / 22-25°C

Địa bàn mở rộng, số trường hợp được sàng lọc ngày càng nhiều

Thứ hai, 22:13 19/12/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Hội thảo "Định hướng mở rộng phạm vi mặt bệnh sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh" đã được tổ chức sáng nay (19/12).

TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ phát biểu tại Hội thảo "Định hướng mở rộng phạm vi mặt bệnh sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh".

Tham dự Hội thảo có TS. Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế), đại diện lãnh đạo các vụ, cục Tổng cục DS-KHHGĐ; đại diện Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ các tỉnh, thành triển khai Đề án. Dự Hội thảo còn có các chuyên gia hàng đầu về sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh từ Bệnh viện Từ Dũ, BV Y dược Huế, BV Nhi Trung ương, BV Phụ sản Trung ương, Đại học Y tế công cộng Hà Nội...

Địa bàn mở rộng, số trường hợp được sàng lọc ngày càng nhiều

Phát biểu đề dẫn tại Hội thảo, TS.Dương Quốc Trọng khẳng định có 5 vấn đề quan trọng trong thời gian tới, đó là: Tập trung nâng cao chất lượng dân số; Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, trẻ em; Phát huy lợi thế cơ cấu dân số vàng; Chủ động điều chỉnh tốc độ tăng dân số; Kiểm soát vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh.

Báo cáo kết quả hoạt động từ năm 2007-2011, PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn – Vụ trưởng Vụ Dân số (Tổng cục DS-KHHGĐ) cho hay: Đến cuối năm 2011, Đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh (SLTS và SS) được triển khai tại 3.633 xã/phường của 430 quận/huyện thuộc 51 tỉnh, thành phố (chiếm 81%). Trong đó, tiếp tục duy trì triển khai các hoạt động SLTS và SS tại 288 huyện, 2.320 xã địa bàn đã thực hiện từ năm 2010 trở về trước.

Ba trung tâm sàng lọc khu vực được thành lập, chịu trách nhiệm hỗ trợ về chuyên môn, kỹ thuật là BV Phụ sản Trung ương tại 18 tỉnh phía Bắc; Trường Đại học Y – Dược Huế tại 13 tỉnh miền Trung và Tây Nguyên; BV Từ Dũ – TP Hồ Chí Minh tại 20 tỉnh phía Nam. Đến nay, SLTS tổ chức các điểm dịch vụ đến cấp huyện, SLSS tổ chức các điểm lấy mẫu máu đến tuyến xã.

Trong giai đoạn 2007-2011, ba Trung tâm sàng lọc khu vực đã thực hiện SLTS cho 35.915 thai phụ. Trong đó, BV Phụ sản Trung ương đã thực hiện siêu âm hội chẩn được 9.237 ca; phát hiện 5.623 thai phụ có chỉ số dương tính, nghi ngờ bất thường (tỷ lệ 60,9%). Các loại bất thường chủ yếu là bụng, ngực, đầu, phù thai... Ngoài ra, Trung tâm Chẩn đoán trước sinh này cũng đã chọc ối, xét nghiệm cho 2.823 thai phụ, phát hiện bất thường nhiễm sắc thể là 229 trường hợp, chiếm tỷ lệ 9,2%. Loại bất thường chủ yếu là Hội chứng Down, Hội chứng Edward, Đột biến cấu trúc, và hội chứng Turner.
 

Sàng lọc sơ sinh tổ chức các điểm lấy mẫu máu đến tuyến xã.

Về SLSS, trong 5 năm qua, tổng số trẻ sơ sinh được sàng lọc bằng mẫu máu gót chân qua quản lý Đề án là 282.070 trường hợp. Trong đó, số trẻ sơ sinh được phát hiện mắc bệnh thiếu men G6PD là 8.167 trẻ, tần suất mắc bệnh là 2,89% trẻ sinh sống. Số trẻ được phát hiện bị mắc bệnh suy giáp trạng bẩm sinh là 40 trẻ, tần suất mắc bệnh là 1/7.052.

Cần có chính sách bảo hiểm, hỗ trợ cho thai phụ tham gia sàng lọc
 

Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011-2020 xác định rõ mục tiêu: Tỷ lệ bà mẹ mang thai được sàng lọc trước sinh đạt 15% vào năm 2015 và 50% vào năm 2020. Tỷ lệ trẻ sơ sinh được sàng lọc đạt 30% vào năm 2015 và 80% vào năm 2020.

Các chỉ tiêu này, trong năm 2011, ước đạt lần lượt là 1,5% và 6%. Theo các chuyên gia về SLTS và SLSS, chỉ tiêu trong Chiến lược so với các nước trong khu vực và trên thế giới là con số khiêm tốn, nhưng với Việt Nam, để đạt mục tiêu này cần sự nỗ lực và đầu tư hơn nữa.

Tuy nhiên, PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn cũng nêu ra một số hạn chế, tồn tại trong quá trình triển khai SLTS & SS ở cơ sở. Đó là: ở một vài địa phương cán bộ y tế lấy mẫu máu còn bỏ sót, chưa điền đầy đủ thông tin của đối tượng vào mẫu phiếu, do vậy gây khó khăn trong việc thông báo kết quả cho đối tượng khi có kết quả sàng lọc, dương tính... Nhiều địa phương chưa quản lý, theo dõi được đối tượng có kết quả sàng lọc dương tính cần được quản lý, tư vấn điều trị dẫn tới tình trạng “mất đối tượng”. Việc cung cấp giấy thấm máu gót chân trong SLSS vẫn có tình trạng thiếu so với nhu cầu kế hoạch và chưa đáp ứng kịp nhu cầu khi cần mở rộng địa bàn.
 
Bên cạnh đó, nhiều đối tượng tham gia sàng lọc thuộc diện gia đình chính sách, nghèo, khó khăn, vùng sâu, vùng xa không có khả năng chi trả dịch vụ phụ trợ kỹ thuật sàng lọc (xét nghiệm chẩn đoán xác định...), đi lại, điều trị khi mắc bệnh. Do đó, theo PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn, cần có chính sách bảo hiểm, hoặc hỗ trợ kinh phí cho các đối tượng tham gia sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh đối với những nhóm đối tượng này; đồng thời hướng dẫn về chính sách xã hội hóa trong sàng lọc, chẩn đoán trước sinh và sơ sinh; Cần có hướng dẫn thống nhất về cách điều trị, cơ sở điều trị đối với các trẻ được chẩn đoán xác định mắc bệnh; Xã hội hóa trong việc đào tạo siêu âm cho các bác sĩ địa phương.
 

Các đại biểu tham dự Hội thảo.

Chiến lược Dân số và SKSS Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ những vấn đề cần tập trung giải quyết là: Nâng cao chất lượng dân số giai đoạn đầu đời, tạo cơ sở nâng cao chất lượng dân số về thể chất, trí tuệ và tinh thần; Chủ động ngăn ngừa nguy cơ suy thoái ở một số dân tộc ít người; Cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em, sức khỏe sinh sản, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, dân tộc thiểu số và các nhóm dân số đặc thù. Để giải quyết các vấn đề trên, một trong các giải pháp mà PGS.TS Đỗ Ngọc Tấn đưa ra là đưa các dịch vụ SLTS & SS vào danh mục các dịch vụ y tế được bảo hiểm y tế chi trả, ban hành Thông tư hướng dẫn thanh toán bảo hiểm y tế đối với khám sàng lọc, chẩn đoán sớm một số bệnh trước sinh và sơ sinh.

Phát biểu kết luận Hội thảo, TS Dương Quốc Trọng lưu ý: Đã sàng lọc được rồi, cần cố gắng giữ dấu những người được sàng lọc. Trong hàng nghìn người tiến hành sàng lọc, phát hiện ra được 1 - 2 người mắc bệnh, nhưng nếu chúng ta để mất dấu đối tượng, công sức của chúng ta sẽ “đổ xuống sông xuống biển”.

Võ Thu

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top