Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dịch bệnh mùa hè – chủ động ngăn ngừa qua tin nhắn sms

Thứ sáu, 14:00 27/05/2016 | Sống khỏe

GiadinhNet - Mùa hè là thời điểm bùng phát nhiều bệnh nguy hiểm và dễ lây lan. Trong hoàn cảnh khí hậu diễn biến khó lường, dễ phát sinh nhiều loại bệnh mới, người dân cần chủ động trang bị biện pháp ngăn ngừa cho bản thân và gia đình.

Đáng ngại bệnh mùa hè

Theo ước tính, vào thời điểm giao mùa, Bệnh viện Nhi Đồng 1 tiếp nhận hơn 6000 lượt thăm khám mỗi ngày và có đến 5000 lượt thăm khám mỗi ngày tại Bệnh viện Nhi Đồng 2. Chăm con nằm viện trong giai đoạn này, không chỉ ảnh hưởng đến công việc mà là nỗi ám ảnh của nhiều bà mẹ.

Thời điểm này, khí hậu diễn biến khó lường, là nguy cơ bùng phát nhiều dịch bệnh nguy hiểm. Tiết trời nồm nóng ẩm, nhiều mưa tạo điều kiện cho muỗi cùng nhiều loại vi rút, vi khuẩn sinh sôi, đó là còn chưa kể đến tình trạng vệ sinh an toàn thực phẩm đi xuống, thiếu nguồn nước sạch. Hiện tượng tụ tập đông đúc ở những điểm vui chơi giải trí, thường xuyên di chuyển về quê, du lịch nhiều nơi cũng càng làm mầm bệnh lây lan nhanh chóng hơn.

Theo thông tin từ Cục Y tế, những căn bệnh phổ biến, dễ bùng phát nhất trong hè bao gồm sốt xuất huyết, tay chân miệng, cúm, tiêu chảy, đau mắt đỏ, thủy đậu,… Đây đều là những căn bệnh dễ lây lan qua đường hô hấp, ăn uống và tiếp xúc bằng tay.

Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vào mùa hè
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh nhất vào mùa hè

Hạn chế dịch bệnh bằng những biện pháp đơn giản

Theo các chuyên gia sức khỏe, hoàn toàn không khó để hạn chế dịch bệnh. Ngay từ trong cuộc sống hàng ngày, người dân đã có thể tự bảo vệ cho mình cùng gia đình bằng những biện pháp đơn giản. Các chuyên gia khuyến cáo, không nên để nhiệt độ điều hòa quá lạnh hay cho quạt thổi gió thẳng vào người. Về vệ sinh trong ăn uống, cần chú ý ăn chín uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, tăng cường bổ sung trái cây, vitamin vào thực đơn hàng ngày.

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao vai trò phòng chống dịch bệnh của việc rửa tay
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đánh giá cao vai trò phòng chống dịch bệnh của việc rửa tay

Trong buổi phát động chiến dịch “Hành trình 10 triệu bàn tay sạch” do Bộ Y tế phối hợp cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Quỹ Unilever thực hiện, bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế nhận định: “Rửa tay đúng cách với xà phòng là biện pháp đơn giản và tiết kiệm, để ngăn ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe cộng đồng”. Tuy nhiên, hành động này đang bị bỏ quên đến mức đáng báo động. Theo khảo sát gần đây nhất của Bộ Y tế, 78% người dân không rửa tay trước khi ăn và 64% không rửa tay sau khi đi vệ sinh. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh, có đến 50% các bệnh lây lan như tay chân miệng, tiêu chảy,… có nguy cơ bùng phát thành dịch do rửa tay không đúng cách, đưa vi khuẩn vào người qua đường ăn uống.

“Rửa tay với xà phòng đúng cách bằng xà phòng diệt khuẩn trước khi chế biến thức ăn, trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,… giúp phòng chống các bệnh tay chân miệng, cúm, viêm đường hô hấp, đau mắt đỏ, tiêu chảy và nhiều bệnh truyền nhiễm khác. Một nghiên cứu của Bộ Y tế cũng đã chứng minh có thể giảm từ 1-10% tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ dưới 5 tuổi nếu người mẹ thường xuyên rửa tay với xà phòng”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến nhận định.

Đăng kí nhận tin nhắn SMS cảnh báo và phòng chống dịch bệnh

Mới đây, nhằm tiếp cận và giáo dục 2,8 triệu người dân rửa tay đúng cách, nhãn hàng Lifebuoy triển khai chương trình “Phòng chống dịch bệnh theo mùa”, diễn ra từ tháng 05/2016 - 10/2016 trên 22 tỉnh thành trong cả nước.

Rửa tay đúng cách với xà phòng diệt vi khuẩn giảm nguy cơ dịch bệnh
Rửa tay đúng cách với xà phòng diệt vi khuẩn giảm nguy cơ dịch bệnh

Đáp ứng nhu cầu tiếp nhận thông tin về dịch bệnh chính xác và nhanh chóng, Bộ Y tế đã phối hợp với Lifebuoy Việt Nam thành lập trung tâm cảnh báo dịch bệnh qua tin nhắn SMS. Sau khi để lại số điện thoại tại fanpage Lifebuoy Việt Nam www.facebook.com/LifebuoyVietnam, người dân sẽ được nhận tin nhắn SMS cảnh báo và hướng dẫn bảo vệ sức khỏe khi có dịch bệnh xảy ra.

PV/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

5 loại trái cây mùa hè nên tránh hoặc hạn chế khi cơ thể 'nóng trong'

Sống khỏe - 2 giờ trước

Một số loại trái cây mùa hè hấp dẫn có tính 'nóng' nếu ăn quá nhiều có thể dẫn đến nóng trong người, tăng nhiệt độ cơ thể, nhiệt mụn và nổi mụn. Dưới đây là 5 loại trái cây có thể nên tránh hoặc hạn chế ăn nhiều vào mùa hè.

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Người phụ nữ 63 tuổi bị vỡ bàng quang vì thường xuyên phải làm việc 'bất đắc dĩ' này

Bệnh thường gặp - 3 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân bị vỡ bàng quang tự phát có tiền căn đột quỵ nhồi máu não khiến bà yếu liệt tay chân, phải nằm tại chỗ, mọi sinh hoạt đều phụ thuộc vào con cháu...

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Nam thanh niên nhập viện cấp cứu vì bị chích điện liên tục

Y tế - 18 giờ trước

Một nam thanh niên phải nhập viện cấp cứu vì khó thở nghiêm trọng sau khi bị lừa ra nước ngoài qua mạng, nơi anh liên tục chịu tra tấn thể xác, thậm chí bị chích điện.

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Người đàn ông 50 tuổi suýt hoại tử tay vì viêm tắc mạch máu thừa nhận 1 sai lầm nhiều nam giới Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 21 giờ trước

GĐXH - Theo các bác sĩ, nguyên nhân phổ biến gây bệnh Buerger (viêm tắc mạch máu) là do hút thuốc lá. Trong khi đó, bệnh nhân đã hút thuốc lá trong nhiều năm qua, trung bình 2 gói một ngày.

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

5 lợi ích sức khỏe hàng đầu của hạt chia

Sống khỏe - 23 giờ trước

Hạt chia là một trong những loại thực phẩm bổ dưỡng được mệnh danh là 'siêu thực phẩm'. Chỉ với một lượng nhỏ hạt chia mỗi ngày, bạn đã nạp vào cơ thể một lượng đáng kể các dưỡng chất quan trọng.

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Người bệnh suy thận và bệnh tiểu đường cần biết điều này! Nên và không nên ăn gì để kéo dài tuổi thọ?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Bệnh suy thận mạn và bệnh tiểu đường có nhiều biến chứng khó lường, nhưng có thể được quản lý hiệu quả nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách.

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Ba mẹ con cùng mắc ung thư

Y tế - 1 ngày trước

Ba mẹ con cùng phát hiện mắc ung thư tuyến giáp do yếu tố di truyền, sau một lần khám sức khỏe định kỳ.

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Cách uống cà phê có thể làm giảm nguy cơ tử vong

Sống khỏe - 1 ngày trước

Cà phê không chỉ giúp tỉnh táo vào buổi sáng mà thức uống đắng này còn có tác dụng giảm nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường type 2, bệnh tim và tử vong. Tuy nhiên cần có cách uống đúng.

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Bất ngờ 'thủ phạm' khiến người phụ nữ 40 tuổi bị rong kinh suốt 20 ngày

Mẹ và bé - 1 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ 40 tuổi đi khám vì bị rong kinh, kết quả giải phẫu bệnh cho thấy quá sản nội mạc tử cung điển hình. Cần phải điều trị bằng thuốc nội tiết, kháng sinh và tư vấn đặt dụng cụ tử cung chứa thuốc nội tiết.

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Top