“Điểm hẹn” hàng tháng của… thông gia
GiadinhNet - Thời gian gần đây, nhiều người dân ở khu vực quận 2 và các vùng lân cận TPHCM đã ưa chuộng, tin cậy mô hình "Phòng khám Bác sĩ gia đình" tại bệnh viện quận đến độ chọn nơi này thành điểm hẹn để chăm sóc sức khỏe tổng thể định kỳ.

Đến bệnh viện vì nhớ bác sĩ
Thứ Sáu tới, cụ bà Lương Thị Phiêu theo lịch hẹn sẽ đến Phòng khám Bác sĩ gia đình ở Bệnh viện quận 2 gặp TS.BS Lê Thanh Toàn. Cụ Phiêu năm nay đã 94 tuổi, trú tại phường Bình Trưng Đông, cách bệnh viện khoảng 15 phút đi xe.“Già rồi nên "máy móc" cũng rệu rã lắm chú ơi! Cứ đau nhức mình mẩy, khó chịu chỗ này, chỗ kia nên tháng nào tôi cũng phải gặp bác sĩ Toàn, nhờ bác sĩ "bảo trì máy" định kỳ mới ổn được...”, cụ Phiêu vừa cười, vừa hóm hỉnh chia sẻ. Có lẽ cách nói chuyện "đầy tính kỹ thuật" của cụ Phiêu xuất phát từ hoạt động kinh doanh duy tu bảo dưỡng ô tô tại nhà của người con trai.
Cụ bà đã sống gần trọn thế kỷ cũng nói thêm về cảm nhận riêng của mình đối với mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình: “Thú thiệt với chú, tôi không rành lắm về mô hình nọ kia, nhưng bác sĩ Toàn và các y tá ở đây "dễ thương", tâm lý lắm. Lúc khám bệnh, bác sĩ hỏi chuyện này chuyện nọ, quan tâm cứ như người thân lâu ngày gặp lại vậy, rất thoải mái. Tôi đi khám ở đây hơn một năm rồi. Lúc đầu phải uống nhiều thuốc, cứ hai tuần là đến khám lại. Bây giờ bệnh đỡ, uống ít thuốc thôi, mỗi tháng mới gặp lại bác sĩ một lần nên nhiều lúc tôi cũng thấy… nhớ”.
Thực ra, nỗi nhớ của cụ Phiêu còn có “ẩn tình” khác nữa. Con trai cụ ngoài việc đưa mẹ ruột đến đây còn đưa cả mẹ vợ - bà Nguyễn Thị Ngọc Anh (78 tuổi, trú tại phường An Phú, cách bệnh viện khoảng 25 phút đi xe) để khám sức khỏe định kỳ. Mỗi khi đến kỳ “bảo trì máy móc”, hai cụ bà thông gia vừa được gặp vị bác sĩ mà họ yêu mến, vừa được hàn huyên đủ chuyện trên đời. Cụ Phiêu còn cho biết thêm, hai đứa cháu cũng được bố mẹ đăng ký khám, chữa bệnh cùng nơi với bà nội, bà ngoại.
Được biết, trường hợp cụ Phiêu và những người có mối quan hệ gia đình đã đăng ký "trọ gói" tại Phòng khám Bác sĩ gia đình - bệnh viện quận 2 không phải là duy nhất. “Ngày càng nhiều hộ gia đình không chỉ ở trong quận mà còn ở các địa phương lân cận, quyết định chọn đây là nơi gửi gắm sức khỏe”, đại diện Phòng khám cho hay.
Khai thác lợi thế “điểm thực hành y học gia đình”
Cùng với các bệnh viện tuyến quận/huyện tại TPHCM đồng loạt triển khai mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình theo chủ trương của Bộ Y tế, Ban lãnh đạo Bệnh viện quận 2 đã nhanh nhạy “bắt tay” cùng Trường ĐH Y Dược TPHCM thiết lập Phòng khám thực hành Y học gia đình.
Có thể nói đây là mô hình đặc biệt bởi nó vừa thực hiện nhiệm vụ chăm lo sức khỏe người dân theo định hướng bác sĩ gia đình, vừa là nơi đào tạo thực hành đối với các sinh viên đang theo học tại Trường ĐH Y Dược TPHCM. Hiện có 15 chuyên gia y tế trong lĩnh vực Y học gia đình chịu trách nhiệm vừa khám chữa bệnh, vừa đào tạo thực hành. Lợi thế nguồn nhân lực dồi dào và trình độ chuyên môn tốt cộng với sự đầu tư liên tục về cơ sở vật chất đã giúp mô hình Bác sĩ gia đình tại đây nhanh chóng nhận được sự tin cậy của đông đảo người dân.
BS Trần Văn Khanh - Giám đốc Bệnh viện quận 2 chia sẻ: "Từ khi thiết lập mô hình Bác sĩ gia đình (năm 2013) đến nay hiệu quả rất rõ rệt. Hồi mới thành lập, chúng tôi chỉ có 2 phòng khám, mỗi ngày tiếp nhận 20 - 30 lượt bệnh nhân. Đến năm 2014, trước sự tin cậy của người dân, chúng tôi đầu tư nâng thành 4 phòng khám. Số lượt người khám/điều trị trong năm 2014 theo mô hình Bác sĩ gia đình tăng đến 120 - 200 lượt/ngày. Trong năm 2015, con số này đã tăng 60 - 70%”.
Ghi nhận tại đây cũng cho thấy gần 70% người dân đã sử dụng thẻ BHYT khi đến khám, chữa bệnh theo mô hình Bác sĩ gia đình. BS Trần Văn Khanh cũng chia sẻ thêm, mô hình Bác sĩ gia đình tại Bệnh viện quận 2 sở dĩ nhanh chóng thu hút được người dân là nhờ vừa có ưu điểm chung, vừa có nét hay riêng. BS Trần Văn Khanh bộc bạch: “Bên cạnh những ưu điểm từ góc độ chuyên môn, từ khía cạnh kinh tế - xã hội của mô hình Bác sĩ gia đình, chúng tôi còn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của các thầy, cô là chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực Y học gia đình thuộc Trường ĐH Y Dược TPHCM, mới có thể mau chóng được người dân tin cậy. Hiện chúng tôi đang nỗ lực thiết lập kết nối với các trạm y tế trên địa bàn theo đúng chuẩn mô hình Bác sĩ gia đình để nhanh chóng tối đa hóa lợi ích của người dân khi chọn lựa mô hình chăm sóc y tế ưu việt này”.
Mô hình hay được người dân tin cậy
Theo Sở Y tế TPHCM, hiện địa phương này có 20/23 bệnh viện quận/huyện đã thành lập Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc khoa Khám bệnh với cơ cấu từ 1-4 bàn khám, do các bác sĩ đã được đào tạo chuyên môn về Y học gia đình phụ trách.
Mô hình Phòng khám Bác sĩ gia đình tại các bệnh viện có khu vực riêng biệt, quy trình khép kín từ khám chữa bệnh - thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng - chẩn đoán hình ảnh, có thu phí hoặc lồng ghép trong khoa Khám bệnh của bệnh viện, bao gồm các hình thức khám dịch vụ BHYT hoặc thu phí hoàn toàn.
Toàn địa bàn TPHCM hiện có 136/319 trạm y tế phường - xã thành lập 1 Phòng khám Bác sĩ gia đình với cơ cấu từ một bàn khám trở lên, do bác sĩ có chuyên môn về Y học gia đình phụ trách. Nói cách khác TPHCM đã có 43% số trạm y tế đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đặc biệt là nhân sự để thành lập Phòng khám Bác sĩ gia đình. Đa số các trạm y tế vừa triển khai khám, chữa bệnh theo mô hình Bác sĩ gia đình, đồng thời vừa thực hiện các hoạt động y tế khác của trạm. Riêng khối y tế tư nhân tại TPHCM cũng có 2 Phòng khám Bác sĩ gia đình thuộc phòng khám đa khoa tư nhân.
Thanh Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Tự mua thuốc cảm, giảm đau về uống, người phụ nữ phải nhập viện cấp cứu
Y tế - 17 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhân được đưa đến viện trong tình trạng dị ứng nặng với các triệu chứng phù nề, ngứa ngáy, đau rát nghiêm trọng toàn thân, ảnh hưởng lớn đến ăn uống và sinh hoạt.

Không còn phải ra Hà Nội, bệnh nhi tan máu bẩm sinh ở Nghệ An được điều trị ngay tại quê nhà
Y tế - 1 ngày trướcPhương pháp truyền thải sắt hiện đang được triển khai tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An, bước đầu ghi nhận hiệu quả tích cực, giúp bệnh nhân cải thiện sức khỏe nhanh chóng, giảm thiểu tác dụng phụ so với các phương pháp điều trị thông thường.

Sở Y tế Hoà Bình thông tin về ca bệnh dại tử vong
Y tế - 1 ngày trướcTin từ Sở Y tế Hòa Bình, sau khi nhận được báo cáo về tình hình bệnh dại trên địa bàn xã Bảo Hiệu, huyện Yên Thủy và trường hợp tử vong do mắc bệnh dại tại xã Đồng Tâm, huyện Lạc Thủy. Ngành Y tế Hòa Bình có khuyến cáo.

BV Nhân dân Gia Định lần đầu ghép thận thành công từ người hiến tạng chết não
Y tế - 5 ngày trướcHai bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối được hồi sinh nhờ tạng từ người chết não.

Đau đầu, sốt không đỡ, nam thanh niên 22 tuổi rơi vào hôn mê
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân được bạn cùng phòng phát hiện trong tình trạng lơ mơ, gọi hỏi không đáp nên nhanh chóng đưa đi cấp cứu.

Bộ Y tế thông tin nhanh về những trường hợp mắc bệnh chưa rõ nguyên nhân tại Nga
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Đến thời điểm hiện tại, thông tin ban đầu từ Cơ quan Đầu mối thực hiện Điều lệ Y tế quốc tế (IHR) của WHO tại khu vực châu Âu, một số trường hợp bệnh đã xác định nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm vi khuẩn Mycoplasma.

Lần đầu tiên tại Việt Nam, bệnh nhân u phì đại tiền liệt tuyến được phẫu thuật bằng liệu pháp không đau
Y tế - 6 ngày trướcGĐXH - Lần đầu tiên tại Việt Nam các bác sĩ khoa Phẫu thuật tiết niệu và nam học, Bệnh viện E phẫu thuật thành công cho người bệnh mắc u phì đại tiền liệt tuyến (khoảng 40g) bằng liệu pháp vi nhiệt tạo hơi nước (Rezum).

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏe - 1 tuần trướcNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.

Ra mắt mô hình điểm 'An toàn trên không gian mạng, vững vàng trong chuyển đổi số' tại Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An
Sống khỏe - 1 tuần trướcMô hình ra đời nhằm xây dựng Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An trở thành điểm sáng trong công cuộc chuyển đổi số, đảm bảo an toàn, an ninh mạng và bảo vệ dữ liệu cá nhân.

Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam
Y tế - 1 tuần trướcGĐXH - Vừa qua, Viện Đông y Việt Nam phối hợp với các chuyên gia vừa tổ chức Hội thảo khoa học: Nghiên cứu triển khai thử lâm sàng Dược chất Coenzyme NAD+ từ cây nấm tuyết Nhật Bản tại Việt Nam.

Người đàn ông đột tử sau trận đấu tennis
Sống khỏeNgày 1/4, Bệnh viện E đã tiếp nhận một bệnh nhân nam 41 tuổi do xe cấp cứu 115 đưa đến trong tình trạng nguy kịch, ngừng tuần hoàn sau khi chơi tennis.