Hà Nội
23°C / 22-25°C

Diễn đàn Trung Quốc-ASEAN về DS và Phát triển gia đình: Cơ hội chia sẻ kinh nghiệm

Thứ ba, 16:19 18/10/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của nước chủ nhà Trung Quốc và đại diện 8 nước ASEAN.

Tăng cường trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm và nâng cao nhận thức của các nước trong khu vực về Dân số và Phát triển gia đình để phấn đấu đạt được các mục tiêu của Chương trình hành động ICPD, Cairo và các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ vào năm 2015 ở mỗi quốc gia là mục tiêu của "Diễn đàn Trung Quốc-ASEAN về Dân số và Phát triển gia đình" vừa được tổ chức tại Nam Ninh (Trung Quốc).

Học hỏi nhau, cùng phát triển

Diễn đàn diễn ra với sự tham dự của nước chủ nhà Trung Quốc và đại diện 8 nước ASEAN cùng đại biểu và chuyên gia từ một số nước, các tổ chức đa phương, song phương, các tổ chức phi chính phủ khác. Đoàn Việt Nam, do Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân dẫn đầu đã có tham luận quan trọng tại Diễn đàn này.

Dân số và phát triển gia đình là vấn đề liên quan đến phát triển con người, phát triển bền vững của dân số, kinh tế, xã hội, nguồn lực và môi trường. Diễn đàn là cơ hội để Trung Quốc và các nước ASEAN chia sẻ kinh nghiệm, ý tưởng, mô hình đã thành công về dân số và phát triển gia đình.
 

Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân trình bày tại Diễn đàn.

Phát biểu tại Hội nghị, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân đã trình bày về các thành tựu của công tác DS-KHHGĐ trong thời gian qua, đặc biệt những thành tựu đặc biệt xuất sắc về giảm sinh, tăng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai hiện đại bước đầu.

Thành công của Chương trình DS-KHHGĐ đã góp phần đáng kể trong việc thực hiện các Mục tiêu thiên niên kỷ ở Việt Nam: Góp phần nâng cao sức khỏe bà mẹ, giảm tử vong mẹ (Mục tiêu 5) và giảm tử vong ở trẻ em (Mục tiêu 4); Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ (Mục tiêu 3); Giảm tình trạng đói nghèo (Mục tiêu 1).

Thách thức Việt Nam đang nỗ lực vượt qua

Bên cạnh những thành công của công tác DS- KHHGĐ ở Việt Nam, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ Nguyễn Văn Tân cũng nêu ra các vấn đề và thách thức mà Việt Nam cần giải quyết trong thời gian tới:

- Tỷ số giới tính khi sinh (SRB) tăng nhanh bất thường tại Việt Nam trong vài năm qua: Năm 2000, tỷ số giới tính khi sinh ở mức bình thường và ước tính khoảng 106,2/100 (nam/nữ) thì năm 2008 đã tăng lên 112,1/100. Theo kinh nghiệm của quốc tế, nếu không có giải pháp tích cực thì tỷ số này có thể vượt trên mức 120 vào năm 2020. Tình trạng này sẽ tác động xấu đến trật tự, an ninh xã hội, gây khó khăn trong việc xây dựng gia đình của các thế hệ tương lai.

Việt Nam đang bước vào giai đoạn  “cơ cấu dân số vàng”. Điều này có nghĩa là sẽ có cơ hội đặc biệt nhờ lực lượng lao động lớn tham gia sản xuất góp phần vào sự phát triển kinh tế và tạo thêm cơ hội việc làm cho thanh niên tham gia vào thị trường việc làm. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra những thách thức về tạo việc làm, giáo dục và an sinh xã hội.

- Vấn đề già hóa dân số cũng ngày càng trở nên đáng quan tâm ở Việt Nam: Tỷ lệ người già (từ 60 trở lên) tăng nhanh và sẽ tăng lên 10% trên tổng số dân số từ năm 2010. Về mặt an sinh xã hội thì đây là một thách thức phải đối mặt.

- Chất lượng dân số còn hạn chế, HDI tuy từng bước cải thiện, nhưng vẫn ở mức thấp chưa thay đổi vị trí trong danh sách các nước được xếp hạng về chỉ số này.

- Vẫn còn sự cách biệt lớn giữa các vùng về nhiều chỉ báo SKSS như tỷ số chết mẹ, tỷ suất chết trẻ em và tỷ lệ suy dinh dưỡng.

Nhận thức được các thách thức trên, Việt Nam đã đề ra các định hướng của công tác dân số trong thời gian tới: Trước đây, công tác dân số chủ yếu tập trung mạnh vào quy mô dân số, cụ thể là giảm sinh, nhưng trong giai đoạn tới sẽ có sự chuyển mạnh sang mục tiêu nâng cao chất lượng dân số.

Các định hướng cụ thể là: Giảm chênh lệch giới tính khi sinh; tận dụng giai đoạn “cơ cấu dân số vàng”; thích ứng với giai đoạn “cơ cấu dân số già”; cải thiện chất lượng giống nòi; nâng cao chất lượng dân số, đặc biệt là các dân tộc ít người… 

Tại Diễn đàn, rất nhiều đại biểu quan tâm đến công tác DS-KHHGĐ của Việt Nam, đặc biệt đánh giá cao sự nhạy bén của Việt Nam trong việc phát hiện các vấn đề mới nảy sinh như mất cân bằng tỷ số giới tính khi sinh để chủ động giải quyết các thách thức này.

Đoàn Myanmar đã trao đổi rất kỹ về các kinh nghiệm giúp Việt Nam thành công trong công tác DS-KHHGĐ, đồng thời mong muốn Việt Nam chia sẻ các thông tin về cơ cấu tổ chức sao cho hiệu quả nhất, các nội dung cần ưu tiên thực hiện.

Đinh Huy Dương
(Phó Vụ trưởng Vụ TCCB, Tổng cục DS-KHHGĐ)
thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng

Dân số và phát triển - 1 giờ trước

Xuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Top