Định giá sách giáo khoa tránh tác động tiêu cực
Theo dự thảo Luật Giá (sửa đổi), sách giáo khoa được bổ sung vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá.
Đây là một trong những vấn đề nhận được sự quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội và các chuyên gia.
Mặt hàng đặc thù, thiết yếu
Đồng tình với đề xuất sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, bà Nguyễn Thị Việt Nga (đoàn đại biểu Quốc hội Hải Dương) cho rằng, với quy định này chúng ta sẽ quản lý được giá sách giáo khoa, tránh để giá bị đẩy lên cao quá. Tuy nhiên, cần có quy định về khung giá, nghĩa là phải có định mức giá tối đa. Định mức này do Chính phủ quy định, có thể giao cho Bộ GD&ĐT xây dựng, đề xuất.
Nhấn mạnh, việc định giá một số sản phẩm, trong đó có sách giáo khoa không ảnh hưởng đến kinh doanh, ông Hoàng Văn Cường (đại biểu Quốc hội đoàn TP Hà Nội) nhìn nhận, việc này giúp cho chúng ta quản lý giá một cách công khai, minh bạch hơn. Sách giáo khoa được coi là mặt hàng đặc thù, thiết yếu để phục vụ công tác giáo dục, do đó việc bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá là cần thiết. Tuy nhiên, việc này càng có ý nghĩa hơn nếu Nhà nước có biện pháp bình ổn giá.
Giám sát việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới, bà Vũ Thị Lưu Mai, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội, cho hay, giá sách giáo khoa là vấn đề được nhiều đại biểu Quốc hội quan tâm. Đây là mặt hàng thiết yếu và có phạm vi ảnh hưởng rất rộng, tác động trực tiếp đến người dân, trong đó có người thu nhập thấp. Vì vậy, cần thiết phải kiểm soát, khống chế giá để bảo đảm không tác động tiêu cực đến người tiêu dùng.
Bà Vũ Thị Lưu Mai viện dẫn, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đang được Chính phủ trình Quốc hội cho ý kiến đã đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá nhưng chỉ quy định mức giá trần. Theo lý giải của cơ quan soạn thảo, việc Nhà nước quy định giá bán tối đa (giá trần); không ấn định giá, để các đơn vị phát hành sách quyết định giá bán cụ thể nhằm tạo tính cạnh tranh, góp phần hạ giá bán, bảo đảm lợi ích của người dân.
Tuy nhiên, nếu xác định mức giá trần cao cũng có tác động lớn đến người tiêu dùng. Vì vậy, cần quan tâm đến vấn đề này, trong đó khâu thẩm định cần được tiến hành thận trọng, đảm bảo không gây phản ứng trong xã hội.

Cô – trò Trường Tiểu học Vĩnh Tuy (Hai Bà Trưng, Hà Nội) dạy, học theo Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới. Ảnh: TG
Bảo đảm công bằng cho người sử dụng
“Một mặt vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường nhưng mặt khác chúng ta không thể để các doanh nghiệp muốn định giá bao nhiêu cũng được”, ý kiến của ông Nguyễn Tiến Thảo, Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam về giá sách giáo khoa. Theo ông Thảo, nguyên tắc định giá là tuân theo các hạng mục cụ thể trong sản xuất mà nhà xuất bản phải chi ra và có mức lợi nhuận phù hợp để tái đầu tư theo quy định của Luật Giá (sửa đổi) sau khi được Quốc hội thông qua.
Tại chương trình tọa đàm “Sách giáo khoa và câu chuyện xã hội hóa giáo dục”, bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, trao đổi, trong luật chỉ quy định các mặt hàng được định giá, trong đó có sách giáo khoa và giao cho Chính phủ quy định khung giá phù hợp với từng thời kỳ, quy định giá tối đa để bảo đảm quyền lợi của người tiêu dùng, giá tối thiểu để bảo đảm tính cạnh tranh lành mạnh.
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, quy định này sẽ nhất quán với Điều 11 của Luật Giá hiện hành, đó là tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh có quyền tự định giá hàng hóa dịch vụ do mình sản xuất, kinh doanh (trừ hàng hóa dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa dịch vụ do Nhà nước định giá) và quyết định được giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ do mình sản xuất kinh doanh, mà Nhà nước quy định khung giá, giá tối đa, giá tối thiểu.
Giá sách giáo khoa có tác động lớn đến đời sống xã hội, đặc biệt đối với vùng sâu, xa, vùng kinh tế khó khăn. Theo số liệu thống kê, cả nước có khoảng 17 triệu học sinh phổ thông. Vì thế, mỗi lần điều chỉnh tăng giá sách giáo khoa đều tác động lớn đến chỉ số giá tiêu dùng CPI của cả nước. Điều này đặt ra yêu cầu Nhà nước cần có giải pháp cấp bách để điều tiết giá đảm bảo công bằng, thực hiện mục tiêu về an sinh xã hội đặc biệt cho các khu vực vùng sâu, xa, vùng có kinh tế khó khăn.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ GD&ĐT đã đề xuất Chính phủ giao Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét quyết định đưa sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa do Nhà nước định giá, nhằm bảo đảm công bằng cho người sử dụng, ổn định an sinh xã hội theo tinh thần của Nghị quyết số 88.
Tại Nghị quyết số 63/2022/QH15 Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thống nhất nội dung bổ sung sách giáo khoa vào danh mục do Nhà nước định giá. Thực hiện Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã trình Quốc hội cho ý kiến dự thảo Luật Giá (sửa đổi), Bộ GD&ĐT đã có 3 văn bản gửi Bộ Tài chính (cơ quan chủ trì soạn thảo) góp ý dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trong đó thống nhất với dự thảo Luật Giá sửa đổi về nội dung bổ sung sách giáo khoa vào danh mục do Nhà nước định giá.
Dự thảo Luật Giá (sửa đổi) trình Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 4, Chính phủ đề nghị bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá, giao cho Bộ GD&ĐT định giá tối đa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể.

Tổng hợp các chuyên ngành về tài chính - ngân hàng hot nhất hiện nay
Giáo dục - 7 giờ trướcNgành tài chính - ngân hàng được chia thành nhiều chuyên ngành khác nhau, mang đến cho sinh viên cơ hội việc làm lớn sau khi ra trường.

Lạm thu đầu năm: Nên xóa bỏ quỹ Ban đại diện cha mẹ học sinh?
Giáo dục - 12 giờ trướcĐầu năm học, câu chuyện lạm thu, đóng tiền quỹ Ban phụ huynh trường, lớp lại được bàn tán sôi nổi trong phụ huynh học sinh và cũng là gánh nặng của không ít gia đình có con đi học.

Không đi học thêm, nam sinh đạt điểm SAT top 1% thế giới sau 2 tháng tự học
Giáo dục - 19 giờ trướcTrong 2 tháng tự học SAT tại nhà, Ngô Tiến Anh (học sinh Trường THCS và THPT Nguyễn Siêu) có 2 tuần đi du lịch tìm hiểu các di tích lịch sử dọc dải miền Trung. Thời gian ôn thực tế chỉ 1,5 tháng.

Hơn 1.700 thí sinh dự thi viên chức giáo dục Hà Nội
Giáo dục - 20 giờ trướcSở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức vòng 2 Kỳ tuyển dụng viên chức làm việc tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc Sở năm 2023.

Kiểm tra bài cũ bất chợt, có áp lực mới tạo kim cương?
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều ý kiến cho rằng trong bối cảnh học sinh “có nhiều thứ để chơi hơn để học”, vẫn cần kiểm tra đầu giờ bất chợt để khiến các em không mất động lực học bài. Tuy nhiên, để giảm căng thẳng cho học sinh, giáo viên có thể thay đổi hình thức đánh giá.

Trường học 'siết' quy định đón trả trẻ sau vụ bé gái 2 tuổi bị bắt cóc ở Gia Lâm
Giáo dục - 2 ngày trướcNhiều trường học tại Hà Nội tiếp tục siết chặt quy định đón/trả trẻ sau vụ một bé gái 21 tháng tuổi ở huyện Gia Lâm bị bắt cóc, tống tiền.

'Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm'
Giáo dục - 2 ngày trướcNhiều độc giả cho rằng việc dạy thêm đã trở thành vấn nạn, thậm chí thầy cô trù dập, cho học sinh điểm kém chỉ vì không đi học thêm.

Vinschool được vinh danh với bộ đôi giải thưởng tại Asian Technology Excellence Awards 2023
Giáo dục - 3 ngày trướcHệ thống Giáo dục Vinschool vừa vinh dự nhận 2 giải thưởng cho các hạng mục Digital - Education (Vietnam) và Mobile - Education (Vietnam) tại Lễ Trao giải quốc tế Asian Technology Awards.

Sở GD-ĐT TP.HCM lên tiếng về việc 'năm nào cũng thu tiền điều hòa'
Giáo dục - 3 ngày trướcÔng Hồ Tấn Minh, Chánh văn phòng Sở GD-ĐT TP.HCM, đã lý giải về các khoản vận động thu đầu năm học mới, trong đó có việc tại sao năm nào cũng phải... đóng tiền điều hòa.

Điểm danh những nơi miễn, giảm học phí cho học sinh năm học 2023 – 2024
Giáo dục - 4 ngày trướcGĐXH - Năm học 2023-2024, nhiều địa phương đã quyết định hỗ trợ học phí cho học sinh trên địa bàn nhằm chia sẻ khó khăn với người dân.

'Không học thêm, cô không nhớ tên, dù giỏi đến mấy con cũng chỉ được 5 điểm'
Giáo dụcNhiều độc giả cho rằng việc dạy thêm đã trở thành vấn nạn, thậm chí thầy cô trù dập, cho học sinh điểm kém chỉ vì không đi học thêm.