Dở khóc, dở cười ở Hà Nội: Cô giáo mầm non đến lớp cùng quạt tích điện
Vào ngày cắt điện, trường mầm non huy động các giáo viên mang quạt tích điện ở nhà đến trường để sử dụng cho học sinh. Các cô cũng hạn chế cho trẻ tham gia vận động mạnh để tránh việc đổ mồ hôi.
Phụ huynh đau đầu khi trường mầm non thông báo nghỉ học vì mất điện
19h khi cả nhà đang ăn cơm, chị Nguyễn Thị Hiền (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) bất ngờ nhận được thông báo từ trường mầm non của con. Theo đó, trường thông báo ngày mai khu vực của trường sẽ bị cắt điện luân phiên.
Vì không có điện không đảm bảo ánh sáng cũng như quạt, điều hòa cho học sinh và cũng không thể nấu cơm trưa nên nhà trường quyết định cho học sinh nghỉ học.
“Tôi vô cùng bất ngờ khi nhận được thông báo của nhà trường. Trong thông báo, trường cũng mong phụ huynh thông cảm vì lịch cắt điện quá gấp không thể thuê được máy phát điện và cũng không liên hệ mua máy phát điện được ngay.
Chị Hiền cho biết vợ chồng chị lâm cảnh dở khóc, dở cười vì ban ngày vẫn phải đi làm, trường cho con nghỉ, không biết gửi con ở đâu. "Tôi đành xin phép công ty cho đưa cậu con trai 4 tuổi đến”, chị Hiền kể.
Hai hôm sau, tình trạng này vẫn tiếp diễn, 6h dậy nấu đồ ăn sáng cho cả nhà, chị Hiền lại tiếp tục nhận được thông báo của nhà trường về việc cho học sinh nghỉ học vì đến lịch cắt điện luân phiên.
“Lần này, trường lại mong phụ huynh thông cảm vì nhận được lịch cắt điện muộn quá nên thông báo hơi gấp.
Tôi có hỏi tại sao nhà trường không thuê máy phát điện, câu trả lời nhận được vẫn là hỏi nhiều nơi nhưng không có để thuê. Con tôi học trường tư, học phí 5 triệu đồng/tháng chưa kể tiền ăn nhưng cứ ba ngày lại nghỉ học vì cắt điện trong khi nhà trường không có phương án khắc phục, phụ huynh không thể yên tâm đi làm".
Nghe hàng xóm giới thiệu cách nhà 2km có trường mầm non tư thục vẫn hoạt động bình thường khi bị cắt điện luân phiên, phụ huynh này quyết chuyển trường cho con đến đó, chấp nhận mất học phí 1 tháng ở trường cũ.
Câu chuyện của gia đình chị Hiền không phải hiếm trong những ngày nắng nóng xảy ra tình trạng mất điện luân phiên tại Hà Nội. Anh Phí Tiến Dũng (quận Hà Đông, Hà Nội) cho biết trường mầm non tư thục nơi con gái anh học cũng cho học sinh nghỉ học khi bị cắt điện luân phiên.
“Đặc thù công việc hai vợ chồng không thể đưa con đến công ty nên mỗi buổi trường thông báo cho con nghỉ tôi phải chật vật tìm nơi gửi con.
Cũng may, cách nhà tôi 3km có một cô giáo nhận trông con và đưa đón tại nhà với mức phí 500 nghìn đồng/ngày. Mức phí này cũng đắt nhưng không còn cách nào khác, vợ chồng tôi cũng đành chấp nhận. Chúng tôi chỉ mong không còn tình trạng cắt điện luân phiên, thời tiết nắng nóng thế này khổ trẻ con, khổ cả người lớn”, anh Dũng cho hay.
Gần trưa, khi còn đang làm việc tại công ty, chị Trần Thu Nga (quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) được trường mầm non - nơi con gái 4 tuổi của chị đang theo học, thông báo mất điện, yêu cầu các phụ huynh đến đón con về.
“Từ công ty, tôi vội vàng chạy xe máy quãng đường 10km về đón cô con gái 4 tuổi. Đến lớp thấy cô trò khổ quá, ai cũng mướt mát mồ hôi, có bạn còn ướt cả áo sau bữa cơm trưa", chị Nga cho hay.
Cô giáo mang quạt tích điện đến lớp
Một số hiệu trưởng trường mầm non cho biết nắng nóng cùng việc cắt điện luân phiên khiến các trường gặp nhiều khó khăn. Một số cơ sở giáo dục mầm non đã chủ động thực hiện các biện pháp chống nóng cho học sinh.
Cụ thể, các lớp hướng tây được lắp thêm mành che ở hành lang. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là giải pháp tạm thời để bớt cảm giác ngột ngạt khi bị cắt điện khi nhiệt độ lên tới hơn 40 độ C.
Tại một số trường, đối với tình huống mất điện có báo trước, các cô giáo chủ nhiệm lớp sẽ chủ động thông báo trên nhóm zalo của lớp để phụ huynh quyết định việc có đưa trẻ đến trường vào ngày mất điện hay không.
Cô giáo Nguyễn Thu Hương - nhóm lớp mầm non tư thục Ánh Sao (Hà Nội), cho biết: “Từ đầu mùa hè đến giờ, nhà trường mất điện 3 lần, cũng may những lần cắt điện luân phiên đều được báo trước nên trường có thể chủ động.
"Nhà trường hỏi thuê máy phát điện nhưng không được bởi nhu cầu sử dụng máy phát vào mùa hè tăng cao, nhiều nơi cũng mất điện luân phiên.
Chúng tôi huy động giáo viên, nhà ai có sẽ mang quạt tích điện ở nhà đến trường để sử dụng cho học sinh. Nếu không có đành dùng quạt tay cho các con ngủ, hạn chế cho các con tham gia vận động mạnh để tránh ra mồ hôi.
Nếu việc mất điện không được báo trước, các cô thông báo trên nhóm zalo của lớp với phụ huynh nếu đón được cho các con về nhà, còn không sẽ vẫn ở lại trường.
Còn việc nấu ăn cho các con, nhà trường đành phải mua suất ăn đã nấu sẵn từ những đơn vị uy tín và có thông báo cho phụ huynh về sự thay đổi này”.
Khối lượng điện tiêu thụ đang gia tăng nhanh chóng ảnh hưởng đến hệ thống điện quốc gia, để đảm bảo an toàn khi vận hành hệ thống điện, EVN Hà Nội cho biết thời gian qua phải cắt điện luân phiên tại một số khu vực. Việc cắt điện luân phiên khiến cuộc sống của người dân nói chung cũng như các bậc phụ huynh nói riêng bị ảnh hưởng. Theo EVN, từ giữa tháng 4 đến nay hoạt động cung ứng điện cho khách gặp nhiều khó khăn, khi nắng nóng và nhu cầu sử dụng điện của khách hàng tăng cao EVN buộc phải tiết giảm điện. |
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 7 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 11 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 21 giờ trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 3 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).