Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đồ lót của những phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm này: Nếu có dù chỉ 1, bạn cũng phải thay đổi khẩn cấp

Thứ sáu, 19:01 14/08/2020 | Sống khỏe

Quần lót không đơn thuần chỉ là một loại trang phục mà nó còn là một thứ vật dụng riêng tư có mối liên hệ mật thiết với sức khỏe.

Chị em nào cũng biết rằng quần lót cần phải giặt và thay mỗi ngày, nhưng không phải ai cũng biết vệ sinh chúng đúng cách, hoặc nắm được tuổi thọ của chúng để kịp thời thay mới. Đây có thể là nguyên nhân khiến vi khuẩn tồn đọng trong quần lót, từ đó gây ra nhiều căn bệnh phụ khoa như viêm nhiễm âm đạo, u xơ tử cung, u nang buồng trứng... Nếu không điều trị dứt điểm, các căn bệnh này có thể ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của chị em.

Đồ lót của những phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm này: Nếu có dù chỉ 1, bạn cũng phải thay đổi khẩn cấp - Ảnh 1.

Quần lót của một người phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm. Nói cách khác, chị em có thói quen mặc quần lót thế này thì rất dễ mắc các bệnh phụ khoa:

1. Quần lót không phải chất liệu cotton

Theo The Healthy, chất liệu lý tưởng nhất của quần lót nên là cotton thoáng mát, co giãn tốt.

Một nghiên cứu được công bố vào năm 2018 trên tạp chí Sản phụ khoa cho thấy rằng, việc mặc đồ lót không phải bằng chất liệu cotton có thể khiến bạn dễ bị nhiễm trùng nấm men.

Các loại vải tổng hợp như polyester và ren có thể gây hại cho sức khỏe âm đạo của bạn vì có xu hướng gây nóng, ẩm, kích thích da và tạo môi trường cho vi khuẩn hoặc nấm phát triển và sinh sôi.

Theo tiến sĩ Jennifer Wider, chuyên gia sức khỏe phụ nữ và tác giả của cuốn sách The Savvy Woman Patient cho biết: “Cotton là một loại vải rất thoáng khí có khả năng giảm độ ẩm. 100% phụ nữ mặc quần lót cotton ít có nguy cơ bị kích ứng âm đạo và nhiễm trùng nấm men”.

2. Quần lót có kích thước quá nhỏ

Kích thước của quần lót thật sự rất quan trọng. Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến "cô bé" bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng và sản sinh bệnh phụ khoa.

Thậm chí ở một số phụ nữ, đồ lót chật chội có thể gây ra chứng đau âm hộ. Tiến sĩ Wider cho hay: “Nếu quần lót của bạn quá chật hoặc quá nhỏ, khả năng bị kích ứng âm đạo và âm hộ sẽ tăng lên. Đây cũng là môi trường tốt vi khuẩn sinh sôi và gây bệnh".

Đồ lót của những phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm này: Nếu có dù chỉ 1, bạn cũng phải thay đổi khẩn cấp - Ảnh 2.

Những chiếc quần lót bó sát có thể khiến "cô bé" bí bách, đổ mồ hôi, gây kích ứng...

3. Đáy quần lót thường xuyên xuất hiện màu vàng, màu xanh

Muốn biết tình trạng vùng kín có đang ở trong trạng thái tốt hay không, cách tốt nhất là quan sát màu sắc của đáy quần lót. Với những phụ nữ khỏe mạnh, đáy quần lót sẽ sạch sẽ, không có màu do dịch tiết âm đạo bình thường,

Ngược lại, dịch tiết âm đạo có màu vàng, màu xám, màu xanh... thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm âm đạo do nhiễm nấm men candida. Quần lót hơi có mùi là dấu hiệu bình thường, nhưng nếu xuất hiện mùi nồng, hôi khó chịu thì có thể là nhiễm trùng hoặc các vấn đề khác.

Đáy quần lót ngả vàng do bụi bẩn và dịch tiết tạo ra, dù có giặt sạch và lau khô đúng cách thì cũng không thể tiêu diệt hết được vi khuẩn. Mặc quần lót ố vàng lâu ngày có thể gây viêm nhiễm, ảnh hưởng quan trọng đến sức khỏe của chị em.

4. Quần lót cũ lâu ngày chưa thay mới

Nhiều phụ nữ cho rằng quần lót là thứ có thể dùng lâu dài, họ chỉ thay mới khi chúng ố màu, bạc màu hoặc bị rách, nhưng sự thật là bạn nên thay chúng một cách thường xuyên bởi chúng chứa nhiều vi khuẩn hơn bạn nghĩ.

Theo một nghiên cứu tại Mỹ, 83% đồ lót đã giặt sạch có thể chứa tới 10.000 vi khuẩn sống. Số vi khuẩn này có thể đến từ thùng máy giặt – một nơi ít khi được vệ sinh. Thậm chí, quần lót của bạn có thể chứa phân: Theo giáo sư vi sinh học Charles Gerba đến từ Đại học (Arizona), trung bình trong 1 chiếc quần lót có khoảng 1/10gr phân.

Đồ lót của những phụ nữ dễ mắc bệnh phụ khoa thường có chung 4 đặc điểm này: Nếu có dù chỉ 1, bạn cũng phải thay đổi khẩn cấp - Ảnh 3.

Nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ.

Theo các chuyên gia, nếu bạn thường mắc viêm nhiễm vùng kín, hãy thay quần lót mới 6 tháng/lần, kể cả khi chúng còn mới và sạch sẽ. Quần lót cũ có thể khiến phụ nữ tái nhiễm nấm, gây ngứa ngáy, ảnh hưởng đến sinh hoạt, nếu không chữa trị dứt điểm có thể gây viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung… thậm chí dẫn tới vô sinh.

Theo Trí thức trẻ


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Tía tô có chữa được bệnh gout không?

Sống khỏe - 13 giờ trước

Theo kinh nghiệm y học cổ truyền dùng lá tía tô để chữa một số bệnh mang lại hiệu quả rất tốt như chữa hàn, nhức đầu, ho, chướng bụng, ngộ độc cá, cua và nhiều bệnh khác. Vậy dùng lá tía tô để chữa bệnh gout có hiểu quả hay không, đây là câu hỏi được nhiều người quan tâm.

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Bất ngờ loại lá quen thuộc của người Việt giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, giải độc gan hiệu quả

Sống khỏe - 13 giờ trước

GĐXH - Người bệnh tiểu đường nên uống chè nụ vối thường xuyên vì loại nước này có công dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mỡ máu, chống oxy hóa tự nhiên...

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Chuyên gia khuyến cáo 1 món ăn trên mâm cơm rất dễ nhiễm khuẩn, người Việt cần cảnh giác

Sống khỏe - 15 giờ trước

GĐXH - Mắm là món ăn rất dễ nhiễm vi khuẩn. Do đó, mọi người khi mua mắm cần lựa chọn các loại có nguồn gốc rõ ràng, kiên quyết loại bỏ mắm thừa sau bữa ăn, tuyệt đối tránh sử dụng kéo dài từ bữa này sang bữa khác...

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Các dấu hiệu cảnh báo cần bổ sung canxi

Sống khỏe - 18 giờ trước

Canxi là khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, là thành phần cơ bản cấu tạo nên xương và răng. Nếu cơ thể thiếu canxi có thể làm tăng nguy cơ bị loãng xương, gãy xương... Vậy, đâu là dấu hiệu cần bổ sung canxi?

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Chế độ ăn uống khi mắc bệnh rối loạn lipid máu

Sống khỏe - 20 giờ trước

Rối loạn lipid máu (mỡ máu) là một trong những nguy cơ hàng đầu của các bệnh tim mạch. Thay đổi chế độ ăn góp phần giảm cholesterol, phòng ngừa xơ vữa động mạch.

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Chỉ 8 phút tức giận có thể làm tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ…

Sống khỏe - 21 giờ trước

Nghiên cứu đăng trên Tạp chí của Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ mới đây cho biết, có mối quan hệ giữa giai đoạn tức giận cấp tính và nguy cơ đau tim gia tăng. Theo đó, chỉ tức giận trong 8 phút có thể làm tăng nguy cơ đau tim và đột quỵ.

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Lòng bàn tay cũng dự báo được tuổi thọ một người? Bác sĩ nói thẳng: Người sống trường thọ thường có 3 đặc điểm này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

(Tổ Quốc) - Lòng bàn tay cũng có thể là “tài liệu tham khảo” cho thấy tình trạng sức khỏe tổng thể của chúng ta.

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Dưa hấu là 'vua giải nhiệt' mùa hè nhưng ăn cùng 4 thứ này có thể biến thành "thuốc độc"

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Dưa hấu ngọt, mát, nhiều nước nên rất được yêu thích vào mỗi mùa hè. Tuy nhiên, không phải thực phẩm nào cũng có thể kết hợp cùng loại trái cây này.

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Một số bài tập tốt cho người suy giáp

Sống khỏe - 1 ngày trước

Điều trị suy giáp bao gồm thuốc, các phương pháp không dùng thuốc và điều chỉnh chế độ ăn theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong đó, các bài tập dưỡng sinh sẽ hỗ trợ tốt trong việc điều trị triệu chứng.

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Cô gái 17 tuổi bị tổn thương gan nặng, suýt tử vong vì chủ quan với căn bệnh lành tính này

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thủy đậu là bệnh lành tính, có thể hồi phục sau khi phát bệnh. Tuy nhiên nếu không điều trị đúng thì thủy đậu cũng có thể gây ra nhiều biến chứng nguy đến sức khỏe.

Top