Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ

Thứ tư, 08:13 21/05/2025 | Nuôi dạy con

Có hôm tôi vào phòng, thấy mắt nó đỏ hoe, hỏi gì cũng chỉ lắc đầu.

Tôi đang viết những dòng này trong tâm trạng hỗn loạn. Là một người mẹ đơn thân, tôi cứ nghĩ mình hiểu con gái mình. 

Nhưng hóa ra, tôi đang sống cạnh một đứa trẻ mà thế giới nội tâm của nó ngày càng xa tôi, đến mức tôi không biết phải bắt đầu từ đâu để kéo con trở lại.

Con bé năm nay 15 tuổi, học lớp 9. Bình thường con ít nói, nhưng ngoan. Không tụ tập bạn bè, không đua đòi, chỉ cắm mặt vào điện thoại mỗi khi về nhà. 

Tôi vẫn thường tự an ủi: "Con bé sống nội tâm, miễn học hành ổn là được". 

Nhưng dạo gần đây, tôi bắt đầu thấy con lạ lắm. Ánh mắt lúc nào cũng mệt mỏi, tóc tai xơ xác, da dẻ xanh xao. Có hôm tôi vào phòng, thấy mắt nó đỏ hoe, hỏi gì cũng chỉ lắc đầu.

Đoán đúng mật khẩu điện thoại con gái, tôi mở ra rồi chết lặng với loạt biểu cảm của nó trong nhóm chat lạ- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Tôi sinh nghi. Một buổi tối, khi con đi tắm, tôi mở máy con lên. Mật khẩu là ngày sinh của tôi. 

Tôi đã ứa nước mắt ngay từ giây phút đó vì hóa ra con vẫn nhớ và lấy sinh nhật mẹ làm mật khẩu, nhưng cũng từ chính chiếc điện thoại đó, tôi đọc được những tin nhắn mà đến giờ vẫn khiến tôi thẫn thờ.

Con bé đang tham gia vào một nhóm chat kín, nơi các bạn cùng tuổi chia sẻ chuyện tự làm đau bản thân, chán sống, áp lực học hành, và tệ hơn là kế hoạch cùng nhau "biến mất" nếu cảm thấy không ai hiểu mình. 

Con tôi không nói gì trong nhóm, nhưng nó gửi rất nhiều biểu tượng cảm xúc, thả tim, thả sad, lưu lại những tin nhắn tuyệt vọng như thể chính mình đang nghĩ vậy.

Tôi cũng đọc được vài dòng con viết trên ứng dụng ghi chú:

"Không ai hiểu mình cả. Mẹ chỉ biết lo kiếm tiền. Ở nhà cũng thấy lạc lõng. Đến lớp thì thấy mình vô hình".

Tôi không ngờ. Tôi đi làm từ sáng đến tối, mọi đồng lương tôi đều dành cho con: học thêm, ăn uống, quần áo, điện thoại tốt. Nhưng hóa ra, tôi chỉ đang chăm một cái vỏ bề ngoài, còn tâm hồn con thì đang héo mòn từng ngày.

Tôi thử nói chuyện với con, rất nhẹ nhàng, rất cố gắng. Nhưng con chỉ gật, rồi im lặng. Tôi hỏi: "Con có buồn chuyện gì không?" – con đáp "Không có gì cả"

Tôi đưa con đi công viên, mua sách, gợi ý tâm sự. Con vẫn lịch sự, ngoan ngoãn… nhưng lặng im.

Tôi thực sự bế tắc. Nếu ép buộc, tôi sợ con phản ứng. Nếu lờ đi, tôi sợ mình sẽ đánh mất con mãi mãi.

Tôi viết bài này để xin lời khuyên. Phải làm gì khi con mình không còn muốn chia sẻ điều gì với mẹ? Khi con đang chới với giữa lứa tuổi dở dang, nhạy cảm và đầy tổn thương, tôi phải bắt đầu từ đâu? Có ai từng trải qua chuyện tương tự không? Xin hãy chia sẻ với tôi một lối thoát.

Tôi sợ một ngày nào đó, tôi sẽ không còn cơ hội để sửa sai nữa. Và đó sẽ là điều khiến tôi ân hận cả đời.

Con học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lờiCon học giỏi nhất lớp nhưng cố tình tụt hạng, lý do khiến bố ngã ngửa, giáo viên cạn lời

GĐXH - Cứ tưởng con học kém đi, người bố tức giận hỏi tội, nào ngờ sự thật phía sau khiến ông dở khóc dở cười, còn dân mạng thì "bái phục" tư duy tính toán của cậu bé tiểu học.

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Tags:
9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

9X Hà Nội thuê bảo mẫu Philippines, chi 75 triệu đồng/tháng nuôi con gái 5 tuổi

Nuôi dạy con - 4 ngày trước

Vợ chồng chị Vũ Hà Trang (Hà Nội) có hai con, một bé gái 5 tuổi và một bé trai 3 tuổi. Ngoài kinh doanh, chị Trang có thực hiện một kênh TikTok chia sẻ về hành trình chăm sóc, nuôi dạy con.

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Gia đình cãi nhau ỏm tỏi chỉ vì lịch trông con nghỉ hè

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Nhiều gia đình chấp nhận chi tiền mạnh tay mua khoá học hè cho con, vừa để hạn chế trẻ dùng thiết bị điện tử, vừa yên tâm làm việc, không phải trông nom.

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Khi con mắc sai lầm, đừng vội thất vọng - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta cần con biết đứng lên, dũng cảm hơn sau vấp ngã. Và đó là điều Sex Education giúp tôi hiểu rõ nhất.

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Đối diện thế nào khi con gái có mối tình đầu? - Bài học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education không nói tình yêu tuổi mới lớn là sai. Nó cho thấy: Yêu ở tuổi này không hoàn hảo, nhưng chân thật.

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Cha mẹ phải làm sao khi phát hiện con 'không đủ nam tính'? - Kinh nghiệm học từ Sex Education

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Sex Education giúp tôi hiểu rằng: Làm cha mẹ không phải là đẩy con tới thành tích, mà là giúp con lắng nghe chính mình.

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Bài học từ phim Sex Education: Khi con giấu bí mật, cha mẹ nên phản ứng thế nào?

Gia đình - 1 tuần trước

GĐXH - Bí mật không đáng sợ. Điều đáng sợ là khi con thấy mình phải cô đơn mang nó.

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Cha mẹ biến con thành thần đồng: 20 năm sau nhận lại bi kịch không ai muốn đối mặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Từng khiến cả nước ngưỡng mộ vì thành tích học tập "vô tiền khoáng hậu", cậu bé đỗ đại học năm 10 tuổi, thành thạc sĩ khi mới 13, giờ vẫn chưa thể tự lập tài chính, sống lay lắt nhờ chu cấp của cha mẹ.

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Dạy con về tiền bạc từ 3 nghìn đồng - 'bài học tài chính' đầu đời qua việc nhà và tiền tiêu vặt

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Chúng ta không thể cứ đợi đến khi con cái rời khỏi nhà rồi mới mong chúng đột nhiên biết cách quản lý tiền.

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Mới 3 tuổi đã học nói câu 'đánh đòn', 5 tuổi đã tập 'hút thuốc': Đừng để con là 'bản sao lỗi' của người lớn

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

GĐXH - Trẻ con giống như những chiếc camera di động, ghi lại chính xác từng lời nói, hành động của những người xung quanh, rồi khắc sâu những khuôn mẫu cuộc sống đầu tiên vào tận xương tủy.

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Bí mật sau đứa trẻ luôn “nhường nhịn, lễ phép, học giỏi”: Câu chuyện thật của một gia đình danh giá

Nuôi dạy con - 1 tuần trước

Kiểu trẻ này tưởng chín chắn, hóa ra lại là cái bẫy âm thầm.

Top