Đổi sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ ở các tỉnh về đích sớm: "Thắng nhanh" nhờ chủ động
GiadinhNet - 4 tỉnh Hà Giang, Bắc Kạn, Nam Định, Kon Tum đã đạt 95% - 100% kế hoạch cập nhật thông tin DS-KHHGĐ vào cơ sở dữ liệu.
Chỉ đạo quyết liệt
Theo tổng hợp của Trung tâm Thông tin và Tư liệu dân số, Tổng cục DS-KHHGĐ, kết quả "về đích" sớm của 4 tỉnh trên trong công tác đổi Sổ ghi chép ban đầu về DS-KHHGĐ (gọi tắt là Sổ) đều ấn tượng: Hà Giang (99%), Bắc Kạn (95%), Nam Định (100%), Kon Tum (99,3%).
![]() |
Hoàn thành việc đổi Sổ sẽ giúp cán bộ cơ sở cập nhật kịp thời các biến động dân số trên địa bàn. Ảnh: P.V |
Ông Trần Trung Kiên, Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nam Định - địa phương đạt 100% việc cập nhật thông tin DS-KHHGĐ vào cơ sở dữ liệu - cho biết: "Khi nhận được văn bản chỉ đạo từ TƯ, chúng tôi xác định đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2011. Chi cục đã thành lập ngay Ban chỉ đạo công tác đổi Sổ, triệu tập tất cả các Giám đốc Trung tâm DS-KHHGĐ huyện để tập huấn, giao nhiệm vụ cụ thể; đồng thời chỉ đạo rõ về trách nhiệm, tiến độ".
Cả 3 địa phương còn lại là Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum đều là các tỉnh thuộc vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn song kết quả của công tác đổi Sổ cũng có được từ sự chỉ đạo mạnh mẽ của ngành y tế - dân số. Ông Nguyễn Văn Thịnh - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Kon Tum cho biết: "Trước khi Tổng cục DS-KHHGĐ có kế hoạch 03/KH-TCDS về việc đổi Sổ, Chi cục đã "đón đầu", quán triệt các huyện là phải nhập tin vào cơ sở dữ liệu trong năm 2011. Vì vậy, khi có kế hoạch 03/KH-TCDS, toàn tỉnh đã sẵn sàng, triển khai nhanh chóng".
Các Chi cục đều cử riêng một lãnh đạo chuyên trách về công tác đổi Sổ, tiến độ được cập nhật, báo cáo hàng tuần. Bên cạnh đó, sự quan tâm, chỉ đạo của tỉnh, của Sở Y tế cũng là thuận lợi để các chi cục triển khai hoạt động này.
Khắc phục khó khăn
Khó khăn đầu tiên phải kể đến là hệ thống máy vi tính của Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố đã xuống cấp; định mức hỗ trợ cho công tác thu thập, cập nhật thông tin của cộng tác viên thấp (500 đồng/hộ); rà soát, nhập thông tin vào máy, in phiếu thu tin 500 đồng/hộ là quá thấp không đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Tại thời điểm triển khai, kinh phí Chương trình mục tiêu chưa về... Các tỉnh Bắc Kạn, Nam Định còn gặp khó khăn khách quan như ở địa phương thường xuyên mất điện. Kon Tum thì đội ngũ cán bộ chuyên trách mới. Các tỉnh thuộc miền núi địa bàn dân cư rộng, nằm rải rác, giao thông đi lại khó khăn.
Trước những khó khăn này, nhờ công tác chỉ đạo và chuẩn bị tốt nên các tỉnh đều khắc phục được nhanh nhất có thể. Đặc biệt là kinh phí, các tỉnh đều vay mượn, tạm ứng để triển khai đổi Sổ kịp tiến độ. Ông Nông Văn Kiếm - Phó Giám đốc Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Kạn cho hay: "Khi chưa có kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia về, chúng tôi đã chỉ đạo Trung tâm DS-KHHGĐ tạm ứng kinh phí từ nguồn khác để triển khai tập huấn cho cán bộ và CTV dân số". Chi cục DS-KHHGĐ Nam Định, Kon Tum, Hà Giang thì động viên anh em vay mượn từ gia đình, hỗ trợ của địa phương, các chế độ thực hiện thì làm trước nhận sau.
Với thực trạng phần lớn máy móc tại các tỉnh đều đã cũ, xuống cấp, các Chi cục huy động máy tính cá nhân của toàn thể cán bộ, tranh thủ làm việc cả ngày nghỉ. Ở những tỉnh hay bị mất điện, cán bộ dân số tranh thủ những hôm có điện làm cả đêm. Tại Nam Định, để cho kịp tiến độ, Chi cục tập trung cán bộ dân số lại, thuê máy nổ để làm việc. "Có những huyện khi đang nhập dữ liệu, thậm chí nhập xong vào máy chủ thì máy bị hỏng. Chi cục cử cán bộ xuống tận nơi, thậm chí thuê cả kỹ sư máy tính đến khắc phục ngay", ông Kiên cho biết.
Giá trị của cơ sở dữ liệu
Có được những số liệu chính xác là sự nhiệt huyết, tận tâm và trách nhiệm của những người làm công tác DS-KHHGĐ ở cơ sở. Đặc biệt, các tỉnh ý thức rất lớn trách nhiệm của mình trong quá trình tập huấn đổi Sổ. Cả 4 tỉnh đều tập huấn cán bộ rất kỹ, vì vậy trong quá trình cập nhật thông tin không mắc lỗi, không sai sót, không phải làm đi làm lại nhiều lần. "Ban đầu chúng tôi nghĩ miền núi thực hiện khó nhưng từ việc về tận các huyện để tập huấn kỹ càng thì thấy anh em làm rất tốt", bà Hoàng Thị Dung - PGĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Giang cho hay.
Theo lãnh đạo Chi cục DS- KHHGĐ các tỉnh Bắc Kạn, Nam Định, Hà Giang, thuận lợi lớn nhất là đội ngũ cán bộ chuyên trách và CTV dân số ở cơ sở gần như còn giữ được nguyên. Những người "vác tù và hàng tổng" này đã ngày đêm bám cơ sở, cập nhật mọi biến động dân số, vì thế lần đổi Sổ này, họ làm rất nhanh và chính xác. Ở Kon Tum, dù đội ngũ cán bộ còn mới, song họ có trình độ và được lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ quan tâm tập huấn, chỉ đạo, giám sát kỹ càng nên chất lượng công việc đạt kết quả cao.
Việc quản lý, bảo quản dữ liệu là một trong những yếu tố giúp tiến độ đổi Sổ tại các tỉnh nhanh chóng, chính xác. Chi cục DS-KHHGĐ cả 4 tỉnh đều cho hay, trong quá trình giải thể, chuyển đổi là thời điểm rất dễ mất dữ liệu. Các Chi cục đã sao lưu dữ liệu trong máy tính ra ổ cứng.
Đánh giá về giá trị của kho dữ liệu điện tử đối với sự phát triển kinh tế - xã hội, các Chi cục DS-KHHGĐ Hà Giang, Bắc Kạn, Kon Tum, Nam Định đều có chung một nhận định: Số liệu sát thực tế hơn, tốt hơn cho chiến lược đào tạo.
Ông Trần Trung Kiên
PGĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Nam Định
Bà Hoàng Thị Dung
PGĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Giang
Ông Nguyễn Văn Thịnh
Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Kon Tum
![]() Ông Nông Văn Kiếm
PGĐ Sở Y tế, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Bắc Kạn |
Hà Thư

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 16 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.