Đổi từ chứng minh thư nhân dân sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần thực hiện những bước gì?
GĐXH - Theo Bộ Công an, việc sử dụng căn cước công dân gắn chip là một bước đột phá, tạo nền tảng quan trọng cho việc xây dựng và phát triển những ứng dụng trên nền tảng số phục vụ công tác quản lý nhà nước. Chứng minh nhân dân đổi sang thẻ căn cước công dân gắn chip cần thực hiện những bước nào?
Vì sao người dân nên đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chip?
Từ năm 2022, người sử dụng chứng minh nhân dân/căn cước công dân (CMND/CCCD) hỏng, hết hạn sẽ bị phạt, bên cạnh đó còn rất nhiều giấy tờ cá nhân sẽ được tích hợp trong thẻ CCCD có gắn chíp.
Căn cước công dân gắn chip là loại giấy tờ nhân thân duy nhất được cấp thay thế khi người dân xin đổi, cấp lại CMND/CCCD mã vạch cũ đã hết hạn hoặc không còn giá trị sử dụng.
Chứng minh nhân dân là một trong những loại giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam. Trước đó, chứng minh nhân dân có 9 số nhưng sau đó đã thay bằng chứng minh nhân dân 12 số căn cước công dân 12 số.
Căn cứ các quy định tại Điều 21, 23 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 5 Nghị định 05/1999/NĐ-CP, người sử dụng CMND, CCCD phải đi đổi sang CCCD gắn chip mới nếu thuộc một trong các trường hợp:
- Khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi đối với người sử dụng CCCD.
- CMND hết thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp (hướng dẫn bởi Mục 2, Phần II Thông tư 04/1999/TT-BCA).
- CMND/CCCD bị hư hỏng không sử dụng được.
- Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, tên; đặc điểm nhận dạng.
- Xác định lại giới tính, quê quán.
- Có sai sót về thông tin trên thẻ CCCD/CMND.
- Bị mất thẻ CCCD/CMND.
- Được trở lại quốc tịch Việt Nam theo quy định của Luật quốc tịch Việt Nam.
Người sử dụng CMND/CCCD thuộc một trong các trường hợp trên đều sẽ phải đổi sang thẻ CCCD gắn chip. Nếu không đổi có thể sẽ bị phạt vì lý do không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD.
Theo Khoản 1, Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, mức phạt áp dụng với các vi phạm trên là phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 - 500.000 đồng.
Trước đây, Khoản 1 Điều 9 Nghị định 167/2013/NĐ-CP chỉ có quy định phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng nếu không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp mới, cấp lại, đổi chứng minh nhân dân.
Có thể thấy, mức phạt mới đối với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ CCCD đã tăng gấp đôi so với thời điểm trước 2022.

Theo quy định thì khi làm thủ tục đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân gắn chip, chứng minh nhân dân cũ sẽ được thu lại (nếu còn).
Người dân đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chip cần thực hiện các bước gì?
Để đổi từ chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước công dân có gắn chip người dân thực hiện các bước
Bước 1: Người dân mang theo sổ hộ khẩu, chứng minh thư nhân dân. Sau đó, điền vào tờ khai Căn cước công dân - mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, công an cấp huyện.
Trường hợp người dân bị mất chứng minh nhân dân, căn cước công dân thì cần làm thêm đơn CMND01, đơn này cần có dấu xác nhận của công an cấp xã.
Bước 2: Xuất trình sổ hộ khẩu để đối chiếu thông tin với tờ khai. Nộp lại chứng minh nhân dân cũ:
Đối với CMND 9 số mà còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cắt góc phía trên bên phải mặt trước chứng minh thư nhân dân đó, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả chứng minh nhân dân đã được cắt góc cho người đến làm thủ tục. Ngay sau khi nhận chứng minh nhân dân đã cắt góc hoặc sau đó, nếu công dân có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc chứng minh thư 9 số có trách nghiệm cấp giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân.
Đối với trường hợp chứng minh nhân dân 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy chứng minh nhân dân đó, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số chứng minh nhân dân cho công dân.
Đối với chứng minh nhân dân 12 số, cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc cho người đến làm thủ tục.
Trường hợp mất chứng minh nhân dân 9 số làm thủ tục cấp thẻ căn cước công dân thì khi công dân có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ căn cước công dân có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho công dân.
Bước 3: Chụp ảnh, thu thập vân tay.
Bước 4: Nhận giấy hẹn trả thẻ căn cước công dân và nộp lệ phí.
Thời gian trả kết quả: Từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, Tết); nơi trả kết quả tại cơ quan công an nơi tiếp nhận hồ sơ hoặc trả qua đường bưu điện.
Thời hạn giải quyết
Tại thành phố, thị xã không quá 07 ngày làm việc,
Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc.
Tại các khu vực còn lại không quá 15 ngày làm việc (Điều 25 Luật Căn cước công dân 2014).
Đổi từ căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip cần làm gì?
Về cơ bản việc cấp đổi căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip tương tự như đổi chứng minh nhân dân 9 số, 12 số sang căn cước công dân gắn chip.
Tuy nhiên, khi đổi căn cước công dân mã vạch sang căn cước công dân gắn chip thì căn cước công dân mã vạch bị thu lại (Khoản 3, Điều 24 Luật Căn cước công dân).

Với chứng minh nhân dân 9 số khi người dân đổi từ CMND sang CCCD gắn chip sẽ bị thay đổi số.
Đổi chứng minh nhân dân sang thẻ căn cước gắn chip có đổi số không?
Căn cước công dân gắn chip có 12 số, theo Điều 13 Nghị định 137/2015/NĐ-CP hướng dẫn Luật Căn cước công dân 2014 thì đây là "số định danh cá nhân", có cấu trúc gồm 6 số là mã thế kỷ sinh, mã giới tính, mã năm sinh của công dân, mã tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc mã quốc gia nơi công dân đăng ký khai sinh và 6 số là khoảng số ngẫu nhiên.
Với chứng minh nhân dân 9 số khi người dân đổi từ CMND sang CCCD gắn chip sẽ bị thay đổi số.
Tuy nhiên, người dân sẽ được cấp giấy xác nhận số CMND khi làm CCCD, nên các giao dịch trước đó hoặc giao dịch mới có liên quan đến số CMND cũ vẫn được thực hiện bình thường, không bị ảnh hưởng.
Đổi chứng minh nhân dân sang căn cước công dân có cần thay đổi những thông tin, giấy tờ khác hay không?
- Đối với giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ, sổ hồng): Căn cứ vào Điểm g, Khoản 1, Điều 17 Thông tư 23/2014/TT-BTNMT (được sửa đổi bởi Khoản 14, Điều 6, Thông tư 33/2017/TT-BTNMT việc đổi CMND sang CCCD không thuộc trường hợp phải đăng ký biến động đất đai theo quy định.
Tuy nhiên, khi đổi CMND sang CCCD thì cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan Nhà nước xác nhận việc thay đổi thông tin từ CMND sang CCCD trên sổ đỏ, sổ hồng.
- Đối với thông tin đăng ký thuế: Căn cứ vào Khoản 3, Điều 31, Luật Quản lý thuế 2019, số CMND, CCCD là một trong những thành phần hồ sơ đăng ký thuế.
Do đó, khi thay đổi từ chứng minh nhân dân sang căn cước công dân thì phải thông báo thay đổi thông tin đăng ký thuế với cơ quan thuế. Nếu không thông báo sẽ bị xử phạt hành chính từ 5 - 7 triệu đồng.
- Đối với sổ bảo hiểm xã hội: Căn cứ vào Khoản 1, Điều 27 Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017, trường hợp đổi CMND sang CCCD không thuộc trường hợp phải cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.
Căn cước công dân gắn chip sẽ thay thế sổ hộ khẩu
Luật Cư trú năm 2020 quy định, từ ngày 1/1/2023, sổ hộ khẩu giấy, sổ tạm trú giấy sẽ chính thức không còn giá trị sử dụng. Khi thực hiện các thủ tục về cư trú (đăng ký thường trú, tạm trú…), thông tin của người dân sẽ được cập nhật lên hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, cơ sở dữ liệu về cư trú, thay vì sổ giấy.
Nhiều người quan tâm vấn đề đó là sau khi bỏ sổ hộ khẩu giấy thì lấy gì để thay thế, chứng minh thông tin cư trú trong các giao dịch dân sự hoặc hành chính. Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công an) đã có hướng dẫn các phương thức thay thế cho sổ hộ khẩu, trong đó có việc sử dụng CCCD gắn chip.
Theo hướng dẫn, công dân có thể sử dụng CCCD là giấy tờ pháp lý chứng minh thông tin về cá nhân, nơi thường trú. Khi công dân xuất trình CCCD theo yêu cầu thì cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền không được yêu cầu công dân xuất trình thêm giấy tờ khác chứng nhận các thông tin về CCCD.
Cùng với đó, công dân, cơ quan, tổ chức có thể sử dụng thiết bị đọc QR code theo tiêu chuẩn do Bộ TT&TT ban hành, tích hợp với máy tính hoặc thiết bị di động để đọc thông tin công dân từ QR Code trên CCCD.
Do đó, sau khi sổ hộ khẩu giấy bị "khai tử", CCCD gắn chip chính là loại giấy tờ thay thế để người dân sử dụng khi thực hiện các giao dịch cá nhân. Điều này đồng nghĩa người dân cần làm CCCD gắn chip càng sớm càng tốt, nhằm đảm bảo quyền lợi của chính bản thân.
Sau ngày 1/1/2023, trường hợp đủ điều kiện mà vẫn chưa làm CCCD gắn chip sẽ có thể gặp khó khăn trong thực hiện các giao dịch, bởi thời điểm này sổ hộ khẩu đã bãi bỏ, không còn hiệu lực.

Vụ ô tô tông hàng loạt xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa: 1 nạn nhân tử vong
Đời sống - 23 phút trướcGĐXH - Một nạn nhân khoảng 40 tuổi trong vụ tai nạn giao thông liên hoàn trên phố Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) nhập viện trong tình trạng đa chấn thương. Do vết thương quá nặng, người này đã tử vong.

Hà Nội: Khoảnh khắc xe ô tô con mất lái, tông hàng loạt phương tiện trên phố Trần Đại Nghĩa
Đời sống - 1 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe ô tô con trong lúc di chuyển qua nút giao phố Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, tông hàng loạt phương tiện trước khi đâm vào gốc cây bên đường.

Hé lộ 4 số cuối ngày sinh Âm lịch quyết định tài lộc cả đời một con người
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Người sinh vào những ngày Âm lịch kết thúc bằng con số này thường được cho là sẽ có một cuộc đời đầy tài lộc, may mắn.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025, con giáp tuổi Tý đón nhận những điều không ngờ từ sau ngày Rằm
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà xem tử vi tháng 6 âm lịch dự báo, tuổi Tỵ có một tháng tràn đầy năng lượng, nhất là từ sau Rằm tháng 6 âm lịch sẽ đón nhận điều đầy bất ngờ.

Hà Nội: Xe ô tô 'điên' tông liên hoàn 10 xe máy trên phố Trần Đại Nghĩa
Đời sống - 4 giờ trướcGĐXH - Chiếc xe ô tô con màu trắng trong lúc di chuyển qua khu vực ngã tư Trần Đại Nghĩa - Đại La (TP Hà Nội) đã bất ngờ mất lái, tông liên hoàn khoảng 10 phương tiện đang đi trên đường.

Phân làn đường Võ Chí Công từ 9/7: Người dân cần lưu ý điều gì khi di chuyển?
Đời sống - 20 giờ trướcGĐXH - Từ 9/7, đường Võ Chí Công (TP Hà Nội) chính thức có dải phân cách cứng tách riêng ô tô và xe máy. Trong đó, 3 làn trong dành cho ô tô, 2 làn ngoài cho xe hỗn hợp. Giải pháp này kỳ vọng giảm ùn tắc và lập lại trật tự trên tuyến đường cửa ngõ Thủ đô.

Vụ ô tô chở vải bị lật: Chủ xe nhận được khoảng hơn 40 triệu đồng giúp đỡ từ cộng đồng
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Liên quan vụ ô tô chở vải bị lật, chủ xe đã nhận được hơn 40 triệu đồng chuyển khoản giúp đỡ từ cộng đồng.

Nhiều hộ kinh doanh đang mất quyền lợi thuế chỉ vì bỏ qua 4 yếu tố quan trọng này
Đời sống - 23 giờ trướcGĐXH - Nhiều hộ kinh doanh dịch vụ xuất khẩu tưởng được miễn thuế GTGT nhưng lại bị truy thu vì thiếu điều kiện quan trọng. Bạn đã biết rõ 4 điều này chưa?

Top 4 con giáp “phất lên” sau Rằm tháng 6 Âm lịch: Tài lộc vượng phát
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau Rằm tháng 6 Âm lịch, theo tử vi, bốn con giáp dưới đây được dự đoán sẽ nhận được sự ưu ái đặc biệt từ Thần Tài.

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện mới nhất áp dụng từ 1/7/2025, hàng triệu người tham gia nên cập nhật
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Chế độ BHXH tự nguyện giúp người tham gia có quyền lợi về hưu trí và tử tuất khi không còn khả năng lao động. Từ 1/7/2025, mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định thế nào?

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025: Con giáp tuổi Thìn, tuổi Mùi cần đặc biệt lưu ý từ giữa tháng 6 âm lịch
Đời sốngGĐXH – Theo chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà, tháng 6 âm lịch năm Ất Tỵ 2025, con giáp tuổi Thìn và tuổi Mùi nên chú trọng vào sự ổn định và cẩn trọng điều dưới đây từ giữa tháng.