Vì sao có căn cước công dân gắn chip vẫn cần tài khoản định danh điện tử?
GĐXH - Khác với thẻ căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Tài khoản này sẽ giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được đảm bảo của Bộ Công an, nhất là dịch vụ công trực tuyến.
Có bắt buộc phải đăng ký tài khoản định danh điện tử?
Bộ Công an khuyến khích công dân đăng ký sử dụng tài khoản định danh điện tử để được hưởng nhiều lợi ích như tiết kiệm thời gian, chi phí vì không phải kê khai nhiều loại biểu mẫu, giảm các thủ tục trong giao dịch hành chính công.
Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 1, người dân được sử dụng một số tính năng cơ bản gồm: Phòng chống dịch (khai báo y tế, thông tin tiêm chủng), giải quyết dịch vụ công trực tuyến (thông báo lưu trú, đăng ký thường trú, tạm trú, khai báo tạm vắng).
Sử dụng tài khoản định danh điện tử mức độ 2, công dân có thể sử dụng tất cả tiện ích mà ứng dụng VNeID cung cấp gồm: Tích hợp các loại giấy tờ (giấy phép lái xe, đăng ký xe, bảo hiểm y tế), thanh toán nhiều loại hóa đơn điện tử (điện, nước, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chuyển tiền).
Người dân đăng ký tài khoản định danh điện tử mức độ 1 trên ứng dụng VNeID. Với tài khoản định danh điện tử mức độ mức 2, công dân đến cơ quan công an địa phương (cấp tỉnh, huyện, xã) để đăng ký.

Khác biệt với thẻ căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử.
Có căn cước công dân gắn chip tại sao người dân vẫn cần tài khoản định danh điện tử?
Bộ Công an cho biết, tài khoản định danh điện tử có thể được hiểu là "ví giấy tờ điện tử". Đây là phương thức quản lý thông tin căn cước công dân cùng toàn bộ giấy tờ tùy thân trên môi trường mạng. Mục đích nhằm thực hiện các dịch vụ công mà không cần phải xác minh lại thông tin cá nhân của người đó.
Theo đó, khác biệt với thẻ căn cước công dân vật lý, tài khoản định danh điện tử sẽ được xác thực thông tin trên môi trường điện tử. Tài khoản này sẽ giúp công dân làm thủ tục hành chính trên môi trường điện tử đã được đảm bảo của Bộ Công an, nhất là dịch vụ công trực tuyến.
Nếu thực hiện các thủ tục hành chính, người dân sẽ cần xuất trình các giấy tờ theo quy định như giấy phép lái xe, bảo hiểm y tế, đăng ký xe, thẻ căn cước công dân… Nhưng nếu sử dụng tài khoản định danh điện tử, người dân có thể thay thế cho việc xuất trình các giấy tờ tùy thân này.
Theo Nghị định 59/2022 (có hiệu lực từ ngày 20/10/2022), với tài khoản định danh điện tử mức độ 2, phương thức này có giá trị tương đương với thẻ căn cước công dân hoặc tương đương hộ chiếu với trường hợp là người nước ngoài.
Không chỉ thẻ căn cước công dân, tài khoản định danh điện tử cũng tích hợp thêm nhiều thông tin, giấy tờ quan trọng của người dân khi thực hiện đăng ký.
Đối với thông tin thẻ BHYT, tài khoản định danh điện tử sẽ thay thế thẻ BHYT vật lý. Thông tin hiển thị của thẻ BHYT trên ứng dụng VNeID được xác thực và truy xuất từ Cơ sở dữ liệu BHYT Việt Nam. Do đó, khi khám chữa bệnh và thanh toán bảo hiểm, công dân sẽ không cần không cần trình thẻ BHYT truyền thống.
Đối với thông tin đăng ký xe, giấy phép lái xe, các thông tin hiển thị các hạng giấy phép lái xe, đăng ký xe trên VNeID được liên thông, xác thực với Cơ sở dữ liệu về giao thông vận tải. Vì vậy, người dân và cơ quan chức năng có thể sử dụng khi thực hiện các thủ tục liên quan đến công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về giao thông đường bộ.
Ngoài ra, người dân có thể sử dụng tài khoản định danh điện tử để nhập thông tin về người phụ thuộc, người giám hộ; khai báo lưu trú mọi lúc mọi nơi, không cần phải liên hệ qua cơ quan công an…
Theo đó, việc sử dụng tài khoản điện tử sẽ hạn chế các hoạt động lừa đảo, giúp công dân thuận tiện hơn trong việc thực hiện các dịch vụ công, thanh toán hóa đơn, thay thế được Căn cước công dân vật lý và nhiều loại giấy tờ.

Tài khoản định danh điện tử tích hợp nhiều loại giấy tờ.
Tài khoản định danh điện tử được bảo mật như thế nào?
Với mỗi công dân, tài khoản định danh điện tử là những thông tin cá nhân quan trọng. Do đó, Bộ Công an đã áp dụng nhiều biện pháp bảo mật, luôn cập nhật thường xuyên cho hệ thống Định danh điện tử Quốc gia để đảm bảo an toàn dữ liệu cho công dân. Các dữ liệu trong suốt quá trình giao dịch cũng được bảo vệ qua nhiều lớp bảo mật và mã hóa bằng các thuật toán tiên tiến.
Tài khoản định danh điện tử của công dân chỉ có thể đăng nhập trên một thiết bị duy nhất tại một thời điểm. Chỉ khi công dân đăng ký truy cập vào ứng dụng VNeID các thông tin mới hiển thị. Các dữ liệu về định danh điện tử không được lưu trữ trên thiết bị nên khó truy cập vào thiết bị để đánh cắp thông tin. Khi cán bộ chức năng yêu cầu kiểm tra giấy tờ của công dân thì phải được sự cho phép mới có thể xem được thông tin.
Các bên thứ 3 như: ngân hàng, ví điện tử, y tế, bảo hiểm, hệ thống dịch vụ công, muốn sử dụng dữ liệu của công dân phải được sự đồng ý của chủ tài khoản. Ngoài ra, thông tin công dân sẽ được ký số và được mã hóa. Hệ thống của các bên thứ 3 khi kết nối với hệ thống định danh, xác thực điện tử đều phải được xác thực bảo mật. Dữ liệu mã hóa cộng với giải pháp bảo mật ở mức độ cao, nên có thể ngăn ngừa xâm nhập đánh cắp thông tin cá nhân.
Theo các chuyên gia an ninh mạng, để đảm bảo an toàn cho tài khoản định danh điện tử, bên cạnh việc không chia sẻ thông tin tài khoản cho người khác, người dân cần thường xuyên cập nhật thông tin về ứng dụng để nắm được các hướng dẫn an toàn bảo mật. Đặc biệt, chú ý đăng xuất tài khoản sau khi sử dụng.

Mưa trắng trời, nhiều tuyến đường ở Huế bị ngập, giao thông đi lại khó khăn
Đời sống - 3 giờ trướcGĐXH - Mưa lớn trong đêm và sáng 25/9 khiến một số tuyến đường ở TP. Huế bị ngập cục bộ, giao thông đi lại khó khăn. Một số hoạt động lễ hội nhân dịp Tết trung thu cũng phải tạm hoãn.

Tết trung thu ở Hà Nội hơn 100 năm trước ra sao?
Đời sống - 5 giờ trướcGĐXH - Hình ảnh Tết Trung thu của người dân Hà Nội cách đây hơn 100 năm đã được một nhiếp ảnh gia người Pháp ghi lại qua những bức ảnh, trở thành những tư liệu vô cùng quý giá.

Tuyên Quang: Sáng rực góc phố với gần 200 phụ nữ diện áo dài truyền thống lung linh sắc màu
Xã hội - 6 giờ trướcGĐXH - Hòa chung không khí Lễ hội áo dài Thành Tuyên 2023, gần 200 hội viên thuộc hội phụ nữ mặc áo dài truyền thống, đội nón lá tập trung tại quảng trường Nguyễn Tất Thành (TP Tuyên Quang) và đi xe đạp diễn diễu quanh thành phố.

Những chế độ dành cho 'người hùng cứu hỏa' không phải ai cũng biết
Đời sống - 9 giờ trướcGĐXH - Theo quy định, lực lượng cán bộ phòng cháy chữa cháy được hưởng chế độ, chính sách đặc thù. Các chế độ và chính sách đó là gì? Chuyên trang Gia đình & Xã hội chia sẻ bài viết dưới đây giúp độc giả hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Nhân viên đường sắt cứu người rơi xuống sông Lục Nam
Đời sống - 9 giờ trướcMột phụ nữ đi xe đạp điện qua cầu Cẩm Lý đã bị vướng bàn đạp vào gờ cầu và ngã xuống sông. May mắn, một nhân viên đường sắt đã bơi ra và cứu thành công nạn nhân.

Sau phản ánh của Gia đình và Xã hội, người dân xã Yên Chính, Nam Định có nước sạch mới để dùng
Đời sống - 19 giờ trướcGĐXH - Sau loạt bài phản ánh của Gia đình và Xã hội (Báo Sức khoẻ và Đời sống), người dân xã Yên Chính, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định chính thức có nguồn nước mới sử dụng. Người dân gửi lời cảm ơn Ban biên tập Báo Sức khoẻ và Đời sống và nhóm phóng viên thực hiện.

Xuất hiện phố đi bộ phong cách Âu khiến giới trẻ mê mẩn 'quên lối về'
Đời sống - 21 giờ trướcGĐXH - Mới được đưa vào hoạt động từ đầu tháng 9/2023, phố đi bộ mang phong cách châu Âu nằm trong khu đô thị mới Hạ Đình (Thanh Xuân, Hà Nội) ngay lập tức trở thành điểm check in cực hot của giới trẻ.

Video: Thót tim cảnh nữ tài xế lái ô tô kéo lê xe máy trên đường
Đời sống - 1 ngày trướcGĐXH - Sau va chạm giao thông, nữ tài xế lái ô tô không dừng lại mà kéo lê xe máy một đoạn đường dài khiến người dân phải truy đuổi.

Xuất hiện đêm hội Thành Tuyên mang phiên bản Hà Nam khiến dân tình choáng ngợp
Xã hội - 1 ngày trướcGĐXH - Tối 23/9 (tức ngày 9/8 âm lịch), thành phố Phủ Lý tổ chức Cuộc thi mô hình Đèn Trung thu năm 2023 tại Phố đi bộ đường Biên Hòa. Sự kiện đã thu hút đông đảo người dân trên địa bàn và các em thiếu nhi tham gia.

Người dân tứ xứ vui chơi tại Lễ hội Trung thu lớn nhất Việt Nam
Xã hội - 1 ngày trướcGĐXH - Lễ hội Thành Tuyên đã được kỷ lục Guiness Việt Nam xác nhận là lễ hội có nhiều mô hình đèn Trung thu lớn nhất Việt Nam. Tối ngày 22-23/9, hàng vạn người dân trên địa bàn thành phố và các tỉnh đua nhau đổ về Lễ hội Thành Tuyên reo hò, nhảy múa,... trên khắp các tuyến phố.

Tin vui cho nhóm người lao động không tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ nhận được đặc quyền này
Đời sốngGĐXH - Người lao động đi làm đều được doanh nghiệp đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, nhưng cũng có một số trường hợp thay vì đóng bảo hiểm xã hội, người lao động nhận một khoản tiền tương đương. Vậy đó là những trường hợp nào?