Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đốt đời trên điếu thuốc

Thứ hai, 16:53 08/08/2011 | Sống khỏe

GiadinhNet - Tại Khoa Ung bướu, BV Lao và bệnh phổi Trung ương, mới từ sáng sớm, hàng trăm người đến khám bệnh đã chờ chực khắp hành lang.

Sáng sớm, tại cổng BV Lao và Bệnh phổi TƯ (đường Hoàng Hoa Thám, Hà Nội), một thanh niên có khuôn mặt hốc hác, gầy gò đang được người nhà đỡ lên xe taxi về quê... chờ chết. Đó là Hùng, quê ở Ba Vì, Hà Nội mới hơn 30 tuổi đời nhưng đã có “thâm niên” 15 năm hút thuốc lá. Hùng bị ung thư phổi giai đoạn cuối…
 
Lo lắng đến tọp cả người

Tại Khoa Ung bướu, BV Lao và bệnh phổi Trung ương, mới từ sáng sớm, hàng trăm người đến khám bệnh đã chờ chực khắp hành lang, mỗi người một vẻ, toát nên sự mệt mỏi, căng thẳng đến tột độ.

Phía trong mỗi buồng bệnh, cứ 2 đến 3 người bệnh nằm chung một giường. Những khuôn mặt xanh xao, còm cõi vì bệnh tật. Nằm úp mặt vào phía bức tường, bệnh nhân Vũ Quốc Việt, 54 tuổi ở Nga Bạch, Nga Sơn, Thanh Hóa buông tiếng thở dài: “Tôi hút thuốc từ khi mười một, mười hai tuổi, đến nay cũng được hơn bốn chục năm rồi. Mấy tháng trước tôi thấy người khó chịu, ngực đau lâm râm mãi chẳng khỏi, đến khi không chịu nổi mới ra Hà Nội khám bệnh. Sau khi chụp chiếu xong, bác sỹ bảo tôi bị khối u ở phổi bên trái, kích thước 45mm, chèn ép gây đau ngực...”.

Nằm ở giường bên cạnh, bệnh nhân Trần Văn Tăng, 53 tuổi ở Nam Thái, Nam Trực, Nam Định nói xen vào: “Ông ấy mới ở được một tuần, tôi thì nằm đây hơn hai tháng rồi. Trước đó, mỗi sáng dậy tôi đều bị ho rất nhiều và ho ra cả máu nữa, lên đây khám thì bị giữ lại điều trị. Khối u đang chờ sinh thiết, chưa biết lành hay dữ nhưng lo lắng đến tọp cả người”.

Cơn ho sặc sụa bất ngờ ập đến khiến ông ôm ngực, quặn cả người lại, chiếc khăn tay lấm tấm những vệt máu đỏ lòm. Phải mất gần 5 phút sau ông mới cất được lời: “Cũng chỉ tại thói quen nghiện thuốc mà ra cả chú ạ. Bây giờ bệnh tình thế này, hai tháng nay không dám động đến một điếu thuốc nào, chỉ mong sao trời rủ lòng thương thoát được bệnh hiểm nghèo...”.

Bệnh nhân Nguyễn Văn Phú (47 tuổi, ở Thanh Hóa) cho biết: “Trước đây còn trẻ thấy mọi người hút thì mình cũng hút, lâu dần thành thói quen. Nhiều hôm vợ nằm bên cạnh khuyên nhủ bỏ thuốc lá nhưng tôi không nghe. Gần đây mỗi khi làm việc nặng tôi lại phải ngồi thở dốc và cảm thấy tức ngực, cho đến mấy hôm thấy khó thở không dứt tôi đi khám thì mới hoảng vì biết mình bệnh...”.
 
Điều trị cho bệnh nhân phổi tại BV Lao và Bệnh phổi TƯ.
Ảnh minh họa
 
Nữ cũng hút

Tại phòng hồ sơ bệnh nhân Khoa Ngoại lồng ngực, Bệnh viện K Trung ương, sau khi lật giở hồ sơ bệnh án của các bệnh nhân tại đây chúng tôi nhận thấy một thực tế là hầu hết bệnh ít nhiều có sử dụng các sản phẩm liên quan đến thuốc lá.

Người đầu tiên chúng tôi tìm gặp là bệnh nhân Vũ Thị Én, sinh năm 1957, tại Đồng Luân, Bắc Hưng, Tiên Lãng, Hải Phòng. Theo thông tin hồ sơ bệnh án và trao đổi với y bác sỹ tại đây được biết, bà Én đã nhập viện từ ngày 19/7/2011 trong tình trạng sức khỏe yếu, ho kéo dài hơn một tháng và có những biểu hiện suy nhược, đã được chuẩn đoán và phẫu thuật cắt thùy dưới, vét hạch. Sinh ra ở vùng đất có “thương hiệu về thuốc lào” hàng chục năm nay, nhưng bà Én lại đốt thuốc lá trên 30 năm.

Bà Én kể: Trước đây còn khỏe tôi cũng có hút, lúc đầu thì hút cho vui, nhưng sau này, có ngày tôi hút cả gói, trong nhà tôi cũng có nhiều người hút thuốc lắm. Nhà tôi cũng khó khăn lắm, hai vợ chồng trông vào có mấy sào ruộng, lại thêm thằng con nhỏ đi học, ốm đau thế này không làm được gì, lại chẳng biết trông vào đâu...” cả phòng bệnh chẳng ai bảo ai cũng lặng im. “Sau này về rồi cô còn nghĩ đến sẽ hút thuốc nữa không?”. Người phụ nữ lắc đầu kiên quyết: “Biết là có hại, khổ quá rồi, hút làm gì cái thứ ấy nữa”.

Với những người bị bệnh đã đành, người nhà đến chăm sóc cũng mệt mỏi và lo lắng không kém. Hơn một tuần ông Việt nằm viện cũng là quãng thời gian vợ ông, bà Nguyễn Thị Hương bạc mặt vì chồng. Từ quê ra Hà Nội, chồng nằm viện vì bệnh, người vợ sáng tối lo phục vụ cơm nước, thuốc men... Dẫu chẳng nói nhưng sự mệt mỏi cũng hằn rõ trên khuôn mặt hốc hác, xanh xao vì lo nghĩ đến mất ăn, mất ngủ của bà. Chẳng thế mà mới gần chục ngày ở viện, bà đã sút mất hơn 2kg.

Giận chồng thì ít, thương chồng thì nhiều, bà Hương nói trong nước mắt: “Khổ lắm, tôi đã nói với ông nhà tôi bao nhiêu lần rồi chứ có phải không đâu. Thuốc với chả men, béo bở gì cái thứ chết người ấy. Nói nhiều thì ông ấy cứ gạt đi, giờ ra cơ sự này mới hối hận cũng đã chẳng kịp nữa rồi. Từ khi ông ấy biết mình bị bệnh lại đâm bi quan, thôi thì phải cố gắng động viên ông ấy an tâm chữa bệnh chứ biết làm thế nào được”.

Mỗi ngày nằm viện là một ngày tốn kém đến chóng mặt, chỉ tính riêng tiền ăn uống sinh hoạt của hai vợ chồng dẫu đã tiết kiệm hết sức cũng mất gần 200 nghìn. Đấy là chưa kể tiền thuốc men cho ông Việt, nhẩm tính sơ sơ từ khi nhập viện đến nay cũng đã mất cả chục triệu đồng. 
 
Bác sĩ Tạ Chi Phương, Trưởng khoa Ung bướu (BV Lao và Bệnh phổi TƯ) cho biết, tại đây cứ 100 ca bệnh ung thư phổi thì có đến khoảng 90 người bị do hút thuốc lá hoặc hút thuốc thụ động. Những trường hợp do ô nhiễm môi trường khác chỉ chiếm khoảng 10%. Điều đáng báo động là tỷ lệ ung thư phổi ở những người trẻ tuổi ngày càng cao và có xu hướng gia tăng.

Bác sĩ Phương cũng cho biết thêm, những người hút thuốc lá từ 10 - 20 năm, nguy cơ mắc bệnh ung thư cao hơn người không hút từ 7 - 10 lần. Chỉ tính riêng trong năm 2010, Khoa Ung Bướu đã tiếp nhận điều trị cho hơn 2.200 bệnh nhân ung thư phổi mà phần lớn có thâm niên hút thuốc hàng chục năm trời.
 
Phùng Bằng
hoahue
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Cách cải thiện đau cổ và lưng khi đi tàu xe, máy bay

Sống khỏe - 5 giờ trước

Khi phải di chuyển trên tàu, xe, máy bay quãng đường xa, chúng ta phải ngồi cố định một chỗ lâu, sẽ làm cho các khớp bị cứng, máu sẽ kém lưu thông giữa các phần của cơ thể. Các tư thế cố định như ngồi gây ứ máu chi dưới làm phù vùng bắp chân, bàn chân… gây đau.

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Vừa ra khỏi nhà đi tập thể dục, người phụ nữ Hà Nội gặp tai nạn bất ngờ

Y tế - 6 giờ trước

Vừa ra khỏi nhà được 3 phút, đang đi bộ trên đường, chị T. (42 tuổi) bất ngờ bị xe máy chở gà đi cùng chiều đâm phải. Cú đâm khiến chị bị chấn thương ngực kín, tổn thương gan độ 3…

9 cách giúp thận khỏe mạnh

9 cách giúp thận khỏe mạnh

Sống khỏe - 8 giờ trước

Bệnh thận là bệnh không lây nhiễm, thường được gọi là "căn bệnh thầm lặng" vì các dấu hiệu và triệu chứng thường không rõ ràng cho đến khi thận đã bị tổn thương. Dưới đây là chín cách để giữ cho thận của bạn khỏe mạnh và làm chậm sự tiến triển của bệnh.

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

7 lời khuyên giúp tim khỏe mạnh, tránh hội chứng 'trái tim ngày lễ'

Sống khỏe - 10 giờ trước

Kỳ nghỉ lễ với nhiều hoạt động sôi nổi, du lịch, dã ngoại, tụ tập bạn bè và những bữa ăn thịnh soạn cùng với rượu bia, đồ ăn giàu chất béo sẽ khiến sức khỏe tim bị ảnh hưởng. Dưới đây là 7 lời khuyên để giữ cho trái tim khỏe mạnh trong kỳ nghỉ lễ.

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

5 'thủ phạm' gây hoa mắt chóng mặt, tuyệt đối không chủ quan nhất là trong những ngày nắng nóng

Sống khỏe - 12 giờ trước

GĐXH - Người bị hoa mắt chóng mặt kèm theo các dấu hiệu nghiêm trọng như: đau đầu dữ dội, chóng mặt đột ngột, nôn liên tục, tê liệt cánh tay hoặc tê cả mặt... thì cần được khám sớm, tuyệt đối không được chủ quan.

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Bí quyết sống thọ của 4 anh em ruột đều gần trăm tuổi

Sống khỏe - 14 giờ trước

4 anh em nhà cụ Quỳnh người vừa 100 tuổi người hơn 90, vẫn rất minh mẩn, da dẻ hồng hào, tự làm nhiều việc không cần con cháu giúp đỡ.

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Những thực phẩm nên ăn và nên tránh khi đi máy bay

Sống khỏe - 15 giờ trước

Việc di chuyển bằng máy bay khiến cho bạn khó có thể thực hiện đúng chế độ ăn uống phù hợp. Lưu ý những thực phẩm nên ăn trước, trong và sau chuyến bay sẽ giúp bạn tránh khỏi cảm giác uể oải, đầy hơi hoặc kiệt sức.

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Người bệnh suy thận nên ăn gì và kiêng gì để bảo vệ chức năng thận?

Sống khỏe - 17 giờ trước

Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng trong việc điều trị suy thận. Chế độ ăn hợp lý có thể giúp kiểm soát các triệu chứng, bảo vệ chức năng thận và cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Nhiều người đặc biệt thích ăn cay mà không ngờ tới có thể gặp những tác hại nguy hiểm này

Sống khỏe - 17 giờ trước

Ăn cay từ lâu đã là thói quen của rất nhiều người bởi nó kích thích vị giác khiến cho bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Sẽ không có gì phải bàn cãi nếu hàng ngày bạn ăn cay ở mức độ vừa phải, nhưng nếu bạn ăn cay quá đà thì rất nhiều mối hiểm nguy cho sức khỏe đang rình rập bạn.

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

5 cách 'làm mát cơ thể tự nhiên' trong những ngày nắng nóng mà không cần điều hòa, giúp bạn khỏe khoắn và ngủ ngon tới sáng

Sống khỏe - 1 ngày trước

Các chuyên gia tiết lộ 5 cách làm mát cơ thể tự nhiên, để ngủ ngon suốt đêm mà không cần mở điều hòa.

Top