Hà Nội
23°C / 22-25°C

Dự án thuỷ điện Hồi Xuân (Thanh Hóa): Hơn 50 hộ dân chờ tái định cư đến bao giờ?

Thứ năm, 13:00 22/03/2018 | Xã hội

GiadinhNet - Sau 8 năm triển khai dự án Thủy điện Hồi Xuân (thuộc xã Thanh Xuân, huyện Quan Hóa, Thanh Hóa), người dân di dời để nhường đất cho dự án. Tuy nhiên, hiện nay hơn 50 hộ dân bản Sa Lắng (xã Thanh Xuân) vẫn chưa được bố trí đất tái định cư khiến cuộc sống của người dân gặp rất nhiều khó khăn.


Nhà dân ở tạm bợ chờ được bố trí đất tái định cư.     Ảnh: N.Hưng

Nhà dân ở tạm bợ chờ được bố trí đất tái định cư. Ảnh: N.Hưng

Cuộc sống bị đảo lộn

Dự án thủy điện Hồi Xuân đã được triển khai thi công từ năm 2010, với tổng mức đầu tư khoảng hơn 3.320 tỷ đồng, công suất 102MW bao gồm 3 tổ máy có sản xuất lượng điện trung bình 432,61 triệu kwh/năm. Thế nhưng từ khi thủy điện Hồi Xuân bắt đầu xây dựng đến nay, cuộc sống của bà con 7 xã với 2.346 hộ nằm trong vùng dự án ảnh hưởng đã bị đảo lộn, họ sống trong tình trạng ở không được, đi không xong. Nhiều ngôi nhà đã xuống cấp trầm trọng nhưng vẫn không giám sửa, vì đã nằm trong diện phải di dời.

Ông Hà Thanh Nghị, một người dân bản Sa Lắng bị ảnh hưởng cho biết: “Sau khi triển khai thi công dự án thuỷ điện Hồi Xuân từ năm 2010 nhưng đến năm 2014, Hội đồng giải phóng mặt bằng đến họp dân và thống nhất đền bù để chúng tôi chuyển sang nơi ở mới, nhường đất để xây dựng thủy điện thì chúng tôi chẳng sửa sang nhà cửa gì nữa. Chúng tôi cứ nghĩ chỉ một năm nữa sẽ được đến nơi ở mới, có ai ngờ đến bây giờ mặt bằng vẫn chưa làm xong”.

Một thực trạng nữa dễ nhận thấy là có hàng chục căn nhà cũ ở không được, ruộng vườn thì bị hoang hoá do không sản xuất, cuộc sống của bà con vùng bị ảnh hưởng giờ chỉ dựa vào tiền đền bù giải phóng mà không biết xoay sở vào đâu.

Chị Hà Thị Thanh (ở bản Sa Lắng) cho biết: “Ruộng vườn chúng tôi có đấy, nhưng vì nằm trong diện đền bù nên đành bỏ hoang. Chúng tôi mong sao sớm làm xong mặt bằng lên chỗ ở mới, ổn định để làm ăn”. Cách nhà chị Thanh không xa là nhà anh Hà Văn Hưng. Do nằm gần sông nhất nên nhà anh Hưng phải di dời từ khi thủy điện bắt đầu xây dựng. Cũng vì chưa có nơi ở mới nên đến nay, gia đình anh phải đi thuê nhà ở. Anh Hưng cho biết: “Do chưa làm được mặt bằng để sang nơi ở mới nên nhà tôi phải thuê nhà ở. Ông bà tôi thì ở với cậu mợ. Mấy đứa con tôi thuê cho ở gần trường để đi học. Còn vợ chồng tôi thuê nhà ở gần đấy, chờ có mặt bằng để làm nhà mới. Do phải thuê nhà nên vật nuôi trong nhà tôi phải bán hết. Giờ đây, ngoài số tiền được đền bù để làm nhà mới ra, người dân không biết trông chờ vào đâu cả”.

Ông Cao Thanh Bình, Bí thư chi bộ kiêm Trưởng bản Sa Lắng cho biết: “Cả bản có 53 hộ nằm trong diện di dời. Trong đó có 5 nhà phải di dời khẩn cấp nên phải thuê nhà để ở. Đa số những ngôi nhà trong bản đều xuống cấp, cần phải sửa chữa. Tuy nhiên do nhà thuộc diện di dời nên không ai dám bỏ tiền ra sửa”.

Được biết, bản Sa Lắng có diện tích tự nhiên hơn 47.000m2, dân cư ở bản đều là người Thái. Kinh tế chủ yếu là cây luồng, những nương hoa màu và đánh cá ở sông Mã. Từ khi đắp đập xây dựng thủy điện đến nay, nước dâng lên cao ngập hết ruộng vườn nên dân không canh tác được. Không những vậy, dòng nước cũng trở nên hung dữ và mạnh mẽ hơn nên chẳng ai dám xuống sông đánh cá.

Mong mỏi có đất làm nhà

Quan sát khu tái định cư dành cho người dân bị ảnh hưởng bởi thuỷ điện Hồi Xuân cho thấy, hiện tại nơi đây chỉ là một bãi đất trống, mọi hoạt động san lấp mặt bằng, xây dựng đều đã tạm dừng. Một người dân cho biết: “Đơn vị thi công khu tái định cư triển khai làm rất chậm chạp, làm được một thời gian ngắn lại nghỉ một thời gian dài. Chờ đợi đến giờ phút này, chúng tôi cũng chẳng biết khi nào mới được chuyển về đây, rồi cũng chẳng biết điện, nước sạch sẽ lấy ở đâu để dùng”.

Ông Cao Văn Định, cán bộ địa chính xã Thanh Xuân cho biết: “Trong toàn xã có 141 hộ phải di dời. Bản Sa Lắng có 53 hộ di dời theo diện tái định cư, còn các bản khác, ít hơn nên di dời tự do. Nguyên nhân tái định cư ở Sa Lắng chậm là do việc san lấp để chia mặt bằng cho dân chậm nên chưa thể di dời được. Những hộ dân nằm trong diện di dời chỉ được nhận tiền đền bù giá trị tài sản trên đất và tiền hỗ trợ di dời tài sản. Số diện tích đất ở mới sẽ được cấp mỗi một hộ 400m2”.

Ông Cao Thanh Bình cho biết thêm: “Từ khoảng tháng 4/2015, chúng tôi nhận được thông báo của cấp trên là phải di dời toàn bộ bà con trong bản để phục vụ cho dự án thủy điện Hồi Xuân. Toàn bộ bà con đều nhất trí đồng thuận, hợp tác nhường đất để phục vụ dự án. Từ trước đến giờ đời sống bà con nơi đây cũng đang rất vất vả, khi được nghe giới thiệu về khu tái định cư mới ổn định hơn, tập trung hơn với đầy đủ các công trình công cộng khang trang bà con đều rất vui mừng. Thế nhưng ai ngờ đâu, từ đây cũng là lúc đời sống của người dân càng thêm phần khó khăn, không biết đến khi nào thì chúng tôi mới có đất xây dựng nhà cửa để ổn định cuộc sống.

Dự án Thủy điện Hồi Xuân có tổng mức đầu tư khoảng 3.320 tỷ đồng, công suất 102 MW bao gồm 3 tổ máy, sản lượng điện trung bình 432,61 triệu kWh/năm. Dự án bắt đầu triển khai thi công từ năm 2010. Dự tính tổng diện tích mặt bằng trả cho bản Sa Lắng để tái định cư là 47.881,1m2. Trong đó đất xây dựng nhà là 40.643,2m2. Tuy nhiên đến nay dự án mới chỉ đạt được 60% kế hoạch mà nguyên nhân chủ yếu trong quá trình triển khai, do khó khăn trong việc vay vốn từ phía ngân hàng Trung Quốc. Tháng 10/2014, dự án được chuyển giao từ Công ty Thủy điện Hồi Xuân (thuộc Tổng công ty CP Xây dựng điện Việt Nam, Bộ Công thương) cho Công ty TNHH Dịch vụ thương mại và sản xuất xây dựng Đông Mê Kông (đơn vị sẽ tham gia với tư cách cổ đông) nắm giữ 90% cổ phần để cùng đầu tư hoàn thiện dự án.

Ngọc Hưng - Hoàng Huy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá

Cận cảnh một số sản phẩm trong đường dây sản xuất thực phẩm chức năng giả mới bị triệt phá

Xã hội - 14 phút trước

Công an TP Hà Nội vừa triệt phá đường dây sản xuất, tiêu thụ thực phẩm chức năng, thiết bị y tế giả do Phạm Ngọc Tiến (SN 1988, trú tại Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) cầm đầu, thu giữ 100 tấn hàng hóa.

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?

Từ việc xe tự trôi cán tử vong người chờ đèn đỏ: Dừng, đỗ ô tô thế nào để không gây họa?

Xã hội - 18 phút trước

Khi tài xế cho dừng – đỗ ô tô, cần về số 0 với xe số sàn, số P với xe số tự động kết hợp kéo phanh tay cẩn thận trước khi rời khỏi xe.

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất

Tuyển sinh đại học 2025: Hướng dẫn quy trình xét tuyển mới nhất

Xã hội - 19 phút trước

Bộ GD&ĐT vừa ban hành văn bản hướng dẫn công tác tuyển sinh đại học, tuyển sinh cao đẳng năm 2025, áp dụng thống nhất trên toàn quốc.

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Thời tiết Hà Nội 3 ngày tới: Thủ đô có phải hứng chịu những cơn mưa như trút nước về chiều tối?

Đời sống - 2 giờ trước

GĐXH - Dự báo thời tiết Hà Nội 3 ngày tới cho thấy, Thủ đô ban ngày trời có nắng, chiều tối tiếp tục có mưa dông rải rác, có ngày có mưa to. Cần đề phòng các hiện tượng thời tiết tiêu cực đi kèm.

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Dự án nhà ở xã hội quy mô 1.100 căn ở Nam Định mới được khởi công có gì đặc biệt?

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Ngày 19/5, UBND tỉnh tổ chức lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Bãi Viên thuộc phường Mỹ Xá, TP Nam Định.

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

5 con giáp tài lộc như mưa, thu nhập nhảy vọt khi vào hè

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Mùa hè này có 5 con giáp đột phá, sự nghiệp hanh thông, tiền bạc rủng rỉnh, không còn lo túng thiếu.

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Hà Nội: Để bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, tài xế và chủ phương tiện bị phạt hơn 40 triệu đồng

Pháp luật - 3 giờ trước

GĐXH - CSGT Hà Nội đã lập biên bản, xử phạt hơn 40 triệu đồng với tài xế ô tô và chủ phương tiện chở bó sắt dài hơn 10m rơi xuống đường, gây mất an toàn giao thông.

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Cận cảnh bàn chân Đức Phật 'khổng lồ' ở chùa Tam Chúc thu hút người dân

Đời sống - 3 giờ trước

GĐXH - Bàn chân Đức Phật được chế tác bằng đá xanh tự nhiên tại chùa Tam Chúc, thị xã Kim Bảng, tỉnh Hà Nam thu hút đông đảo tăng ni, Phật tử, người dân và du khách thập phương tìm đến trong những ngày diễn ra lễ chiêm bái xá lợi Đức Phật.

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Sinh viên ngành sư phạm nhận tin vui, được hưởng quyền lợi đặc biệt này nếu tham gia tuyển sinh đại học 2025

Giáo dục - 3 giờ trước

GĐXH - Theo quy định của Nghị định 116/2020/NĐ-CP, sinh viên ngành sư phạm sẽ được hỗ trợ tiền đóng học phí tương ứng với mức thu học phí của cơ sở giáo dục mà họ theo học.

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Hàng triệu người dân sẽ mừng như 'mở cờ trong bụng' khi biết thông tin chính thức này bắt đầu từ tháng 6

Đời sống - 4 giờ trước

GĐXH - Trước làn sóng gia tăng các vụ lừa đảo qua mạng, Chính phủ đã ban hành nhiều biện pháp mạnh tay nhằm chấn chỉnh việc sử dụng SIM rác và tài khoản ngân hàng không chính chủ. Đây là hai “cánh tay đắc lực” tiếp tay cho tội phạm công nghệ cao.

Top