Du học sinh chi hơn 30 triệu đồng mua vé máy bay về Việt Nam ăn Tết
Những ngày cuối năm, giá vé máy bay đắt đỏ, sân bay lại đông, Hương Thảo và Nguyễn Khiêm vẫn quyết định trở về Việt Nam đón Tết Nguyên đán cùng gia đình.
Tối 14/1, Hương Thảo (mới tốt nghiệp Đại học Sejong, Hàn Quốc) đáp chuyến bay từ Seoul, Hàn Quốc về đến sân bay Nội Bài. Khác với nhiều du học sinh chỉ được nghỉ Tết 3-4 ngày, Hương Thảo lại có kỳ nghỉ đông 2 tháng, trùng với Tết Nguyên đán hàng năm nên cô luôn về Việt Nam đón Tết cùng gia đình.
Sống ở Hàn Quốc hơn 4 năm, Thảo đã có 3 lần về Việt Nam đón Tết. Tết Nguyên đán năm 2021 là lần duy nhất cô không thể về do dịch Covid-19 bùng phát mạnh.
“Mỗi năm, mình về nhà khoảng 2 lần vào dịp Tết và kỳ nghỉ hè nên mình có cảm giác như đang học trong nước chứ không phải đi du học. Đến mẹ mình cũng nói mình giống người mới đi công tác ở TP.HCM về chứ không phải du học sinh ở Hàn Quốc mới về nước”, Thảo nói với Zing.
Nguyễn Khiêm (học thạc sĩ ở Đại học Bách khoa Milano, Italy) cũng tranh thủ kỳ nghỉ đông để về Việt Nam ăn Tết. Khiêm về Việt Nam từ cuối tháng 11/2022 và phải đến cuối tháng 1/2023 mới đi nên anh có cơ hội đón Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán cùng gia đình.
Sau hơn một năm học xa nhà, Khiêm quyết định sẽ dành toàn bộ khoảng thời gian này cho gia đình, bạn bè và tận hưởng trọn vẹn bầu không khí thân thuộc ở Việt Nam.
Mua vé máy bay sớm
Gần như năm nào cũng về ăn Tết nên Hương Thảo đã có nhiều kinh nghiệm săn vé máy bay. Nữ sinh cho biết những ngày cận Tết, vé máy bay từ Hàn Quốc về Việt Nam sẽ tăng giá mạnh. Du học sinh muốn về nhà phải săn vé thật sớm hoặc chọn cách chờ sau giao thừa, khi đó giá vé sẽ giảm nhiều hơn.
Năm nay, Thảo săn vé máy bay trước khoảng 1,5 tháng nên mua được vé giá rẻ, thời gian bay cũng khá thuận tiện. Nữ sinh nhận thấy nếu mua vé máy bay sớm, giá vé của các hãng gần như tương đương nhau nên du học sinh có thể thoải mái lựa chọn hãng bay, giờ bay mà không lo bị chênh lệch giá quá nhiều.
Về Việt Nam từ cuối tháng 11/2022, sát kỳ nghỉ đông và lễ Giáng sinh ở Italy nên Nguyễn Khiêm cũng phải săn vé máy bay từ sớm vì sợ đắt và hết vé. Nam sinh cho biết anh săn vé trước 3 tuần, thời điểm đó giá vé có xu hướng tăng nhẹ nhưng chưa thiếu vé, thiếu chuyến bay.
“Vé máy bay từ Italy về Việt Nam mình mua khoảng 1.232 euro (tương đương 31 triệu đồng). Cũng may mình mua sớm nên còn vé, nếu để sau Giáng sinh mới mua, chắc mình không về Việt Nam được mất”, Khiêm nói.
Muốn đi chơi Tết thật nhiều vì “thèm” nghe tiếng Việt
Trước đây, Tết Nguyên đán trong suy nghĩ của Nguyễn Khiêm không phải dịp quá đặc biệt. Nhưng sau một thời gian sinh sống và phải đón Tết ở Italy, cái nhìn của anh về ngày Tết cổ truyền đã thay đổi.
Tết năm 2022, khi ở Italy, Khiêm tranh thủ gọi điện thoại cho gia đình rồi sau đó cùng bạn bè đón Tết. Sống ở đất nước không đón Tết Nguyên đán, lại lệch múi giờ với Việt Nam khoảng 5 giờ, Khiêm với bạn vẫn làm đủ “quy trình” là ăn một bữa thật ngon rồi đếm ngược đón năm mới.
“Giao thừa ở Việt Nam là khoảng 19h ở Italy, mình với bạn đi khoảng 20 km đến quảng trường Nhà thờ chính tòa Milano để cùng nhau đếm ngược. Những người xung quanh đều nhìn chúng mình với ánh mắt hiếu kỳ, không hiểu chúng mình đang làm gì. Dù vậy, chúng mình vẫn thấy rất vui vì đã đón Tết cùng nhau”, Khiêm nhớ lại.
Năm nay có cơ hội về nhà ăn Tết dài ngày, Nguyễn Khiêm quyết định "phục thù" cái Tết năm ngoái. Anh lên kế hoạch dọn dẹp nhà cửa, đưa cha mẹ đi sắm Tết và chuẩn bị quà Tết cho gia đình nội, ngoại.
Ngoài ra, nam sinh dự định về quê ngoại ở Long An để thăm ông bà. Những năm gần đây, dịch bệnh và lịch học dày đặc nên Khiêm chưa thể về thăm quê. Anh muốn tranh thủ dịp này về quê đi chợ và cùng ông bà gói bánh chưng, bánh tét.
Đối với nam sinh, gói bánh không chỉ là hoạt động truyền thống vào dịp cuối năm, mà còn là cách để anh hồi tưởng những kỷ niệm ngày thơ ấu.
To-do list của Khiêm trong dịp Tết năm nay có thêm một điều là “nghe tiếng Việt”. Lý giải cho điều này, Khiêm nói rằng kể từ lần đi thực tập ở Philippines vào năm 2017, anh phát hiện mỗi lần xa Việt Nam anh sẽ rất nhớ và “thèm” được nghe tiếng Việt.
Tết Nguyên đán chính là dịp đặc biệt để được gặp gỡ, lắng nghe mọi người trò chuyện, đồng thời giúp anh thỏa nỗi nhớ tiếng Việt của mình. Dù là tiếng trò chuyện, buôn bán, hay là tiếng cãi nhau, Khiêm đều thấy vui vì xung quanh ngập tràn tiếng Việt.
Hương Thảo chưa từng đón Tết ở ngoài quảng trường như Khiêm, nhưng cô từng trải qua một cái Tết ở Hàn Quốc không mấy vui vẻ do dịch bệnh. Nhớ nhà, lại bị hạn chế đi lại do giãn cách xã hội, tinh thần của Thảo giảm sút đáng kể. Hàn Quốc vốn không ăn Tết lớn như ở Việt Nam nên không khí Tết năm đó lại càng buồn hơn.
“Hàn Quốc có nhiều chỗ bán đồ ăn Việt Nam nhưng hương vị không chuẩn lắm. Năm đó mình rất thèm cơm mẹ nấu nhưng đành chịu vì không về được”, Thảo tâm sự.
Đối với Hương Thảo, kỳ nghỉ Tết năm Quý Mão sẽ là dịp để cô ở cạnh gia đình đón Tết và đi chơi cùng bạn bè. Nữ sinh dự định trong dịp Tết này, cô sẽ hẹn bạn bè đi cà phê, đi ăn để trò chuyện. Sau đó, nữ sinh sẽ dành một tuần đi du lịch TP.HCM.
Mới tốt nghiệp đại học, sắp phải đi làm toàn thời gian nên Hương Thảo muốn tranh thủ thời gian rảnh rỗi cuối cùng của đời sinh viên để đón Tết cùng gia đình. Nữ sinh dự đoán có thể Tết năm sau kỳ nghỉ Tết của cô sẽ không còn nhiều và có khả năng cô sẽ phải đón Tết ở Hàn Quốc.
Nếu phải ở lại Hàn Quốc, Thảo dự định đón Tết cùng bạn bè hoặc đi du lịch ở các tỉnh, thành phố lân cận thủ đô Seoul. Nữ sinh cũng dự tính sẽ đi biển ngắm mặt trời mọc theo truyền thống của người Hàn Quốc để cầu may mắn trong năm mới.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 4 giờ trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Thủ khoa “hiếm” chia sẻ bí quyết học đại học
Giáo dục - 8 giờ trướcHuỳnh Thị Mỹ Anh là trường hợp hiếm hoi vì trong 10 năm qua, Trường ĐH Quốc tế chỉ có 2 thủ khoa duy trì được học bổng toàn phần trong suốt khoá học.
Dự kiến nâng chuẩn đầu vào ngành Y Dược và Sư phạm từ 2025
Giáo dục - 17 giờ trướcTừ năm 2025, dự kiến, thí sinh đăng ký xét tuyển vào Sư phạm và Y Dược phải có điểm học bạ 3 năm THPT từ loại tốt trở lên.
Thí sinh thi THPT 2025 cần lưu ý điều này nếu muốn đón tin vui sớm
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Từ năm 2025, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến các đại học không được dành quá 20% chỉ tiêu để xét tuyển sớm, riêng xét học bạ phải dùng điểm cả năm lớp 12.
Thí sinh THPT 2025 nếu thi các trường này cần lưu ý tổ hợp xét tuyển để tránh bị động
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển từ năm 2025 để phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới.
Phát động cuộc thi Ý tưởng khởi nghiệp sáng tạo sinh viên
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Cuộc thi là cơ hội khai phá những ý tưởng mới, sáng tạo, đột phá trong sinh viên và trở thành vườn ươm, bệ phóng cho thế hệ doanh nhân trí thức tương lai.
Điểm mới trong kì thi đánh giá năng lực của Trường ĐH Sư phạm Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcThêm địa điểm, tăng thời gian tổ chức... là những điểm mới tại kì thi đánh giá độc lập do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức năm 2025.
Năm 2024, ngành Y học chính thức có 3 giáo sư và 68 phó giáo sư được công nhận
Giáo dục - 2 ngày trướcHội đồng Giáo sư Nhà nước vừa chính thức công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 cho 614 nhà giáo.
Tuyển sinh đại học 2025: Cân não lựa chọn môn trong tổ hợp xét tuyển
Giáo dục - 3 ngày trướcNhiều trường đại học có sự tính toán tổ hợp xét tuyển đại học trong năm 2025 phù hợp với lứa thí sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo CTGDPT 2018.
Những bức ảnh khiến loạt thầy cô bỗng nổi rần rần MXH chỉ sau một đêm
Giáo dục - 3 ngày trướcCùng điểm qua những thầy cô từng gây bão mạng xã hội thời gian vừa qua nhé!
Một trường THCS&THPT ở Bắc Kạn có nhà công vụ mới nhân ngày 20/11
Giáo dụcGĐXH - Sáng 20/11/2024, tại xã Bình Trung, huyện Chợ Đồn, Công an tỉnh Bắc Kạn khánh thành và bàn giao Nhà ở công vụ tặng cán bộ, giáo viên Trường THCS&THPT Bình Trung nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982-20/11/2024).