Dự phòng đột quỵ bằng an cung ngưu hoàng hoàn nên hay không?
Thông tin nghệ sỹ Phước Sang đột quỵ lần thứ 2 ở tuổi 55 khiến nhiều người bất ngờ. Bởi, mọi người thường nghĩ đột quỵ thường diễn ra ở người cao tuổi.
Tuy nhiên, theo đánh giá của các chuyên gia y tế, đột quỵ đang có xu hướng trẻ hoá, theo đó nhiều người tìm đến các giải pháp phòng ngừa đột quỵ từ sớm. An cung ngưu hoàng hoàn chính là một trong những giải pháp mà nhiều gia đình mách nhau mua về để dự phòng. Cho đến nay, an cung ngưu hoàng hoàn vẫn được coi là 'thần dược' trong dự phòng và điều trị đột quỵ… Điều này là hoàn toàn sai lầm.
Cập nhật các loại an cung ngưu hoàng hoàn trên thị trường và trong điều trị, gần đây có các sản phẩm xuất xứ chủ yếu từ 3 quốc gia: Trung Quốc, Hàn Quốc và Nhật Bản. Đây là các loại sản phẩm rất khác nhau về thành phần.
1. An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc
Theo hướng dẫn của Cục quản lý dược tại Công văn số 11393/QLD-ĐK ngày 04.07.2014, thành phần An cung ngưu hoàng hoàn Trung Quốc có 11 vị dược liệu, gồm:
- Ngưu hoàng (Bovis Calculus),
- Thủy ngưu giác (Pulvis cornus bubali concentratus),
- Xạ hương hoặc Xạ hương nhân tạo (Moschus hoặc Moschus Artifactus),
- Trân châu (Margarita),
- Chu sa (Cinnabaris), đây là vị thuốc độc có chứa Thủy ngân
- Hùng hoàng (Realgar), đây là vị thuốc độc có chứa Asen
- Hoàng liên (Rhizoma coptidis),
- Hoàng cầm (Radix Scutellariae),
- Chi tử (Fructus Gardeniae),
- Uất kim (Radix Curcumae),
- Băng phiến (Borneolum syntheticum)
Ngoài ra còn có mật ong, giữ vai trò tá dược, để điều vị.

Dùng an cung ngưu hoàng hoàn không được hướng dẫn sẽ rất nguy hiểm, dễ bị nhiễm độc và dễ có nguy cơ chảy máu không cầm.
Dưới góc nhìn của y học hiện đại, tác dụng chính của an cung ngưu hoàn hoàn Trung Quốc là:
- Khôi phục ý thức của người bệnh
- Phục hồi di chứng do tai biến, đột quỵ
- Trấn tĩnh và hỗ trợ chống co giật
- Giải nhiệt cho cơ thể
- Hỗ trợ chống viêm tiêu thũng
- Giúp ổn định huyết áp
- Phòng chống và hỗ trợ điều trị các bệnh như trúng phong, nhồi máu não...
An cung ngưu hoàng hoàn có các thành phần chống đông máu , một số vị có chứa kim loại nặng (thuỷ ngân từ chu sa, asen từ hùng hoàng). Do vậy, nếu không có hướng dẫn, dùng dự phòng sẽ rất nguy hiểm, dễ bị nhiễm độc và dễ có nguy cơ chảy máu không cầm.
2. An cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc
Có nhiều loại được sản xuất và đăng ký tại Hàn Quốc dưới dạng thực phẩm chức năng. Một số sản phẩm thường gặp ở Việt Nam như: Vũ hoàng thanh tâm, ngưu hoàng thanh tâm, bổ bão hoàn, an cung ngưu hoàn...
Các loại này được phối hợp hơi khác nhau, có loại có đến 24 - 25 dược liệu. Trong thành phần công thức không có kim loại nặng (vị thuốc chứa assen và thủy ngân) có thể gây độc, nên sử dụng có phần an toàn hơn.
3. An cung ngưu hoàng hoàn Nhật Bản
Có nhiều loại và cũng được đăng ký tại Nhật Bản dưới dạng thực phẩm chức năng. Một số sản phẩm có thể gặp ở Việt Nam như: Ngưu hoàng thanh tâm nguyên, ngưu hoàng thanh viễn của các hãng Nippon, Nihon Seiyaku Kogyo...
An cung ngưu hoàng hoàn Nhật Bản xây dựng công thức khác với sản phẩm của Hàn Quốc và Trung Quốc. Theo tài liệu (không chính thức) công bố từ các nhà cung cấp sản phẩm, tùy loại mà thành phần có 25 đến 27 vị. Trong công thức một số sản phẩm đã công bố không thấy có vị thuốc chứa asen, thủy ngân (hùng hoàng, chu sa).
Dù thành phần có khác biệt nhưng các loại an cung ngưu hoàng Hàn Quốc, Nhật Bản về cơ bản có cùng các chống chỉ định như sản phẩm của Trung Quốc.
4. Những lưu ý khi sử dụng
Đột quỵ có 2 thể khác nhau:
- Thể đột quỵ thiếu máu não (chiếm khoảng 85% số ca bệnh) xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do xơ vữa động mạch.
- Thể đột quỵ chảy máu não (khoảng 15% số ca bệnh) xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Với thể đột quỵ thiếu máu não, việc dùng an cung ngưu hoàng hoàn sẽ cho tác dụng tốt, nhưng với thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng . Điều này là do sẽ làm tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn.
An cung ngưu hoàng hoàn không có trong danh mục thuốc điều trị đột quỵ của Bộ Y tế Việt Nam, của Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) và các nước Châu Âu , bởi chưa được nghiên cứu, thực nghiệm điều trị và công bố khoa học.
Theo công bố tại Website của Cục quản lý y dược học cổ truyền, đến hiện tại có 6 thuốc cùng có tên ‘An cung ngưu hoàng hoàn’ của Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam được Bộ y tế cấp số đăng ký lưu hành thuốc. Các sản phẩm An cung ngưu hoàng từ các xuất xứ khác được nhập khẩu vào Việt Nam chủ yếu là thực phẩm chức năng. Gần đây, chưa thấy có công bố sản phẩm ‘An cung ngưu hoàn’ nào (hoặc sản phẩm tương tự) được cấp phép lưu hành thuốc.
Trong điều trị, về nguyên tắc, sản phẩm chỉ được dùng để hỗ trợ chữa bệnh thể đột quỵ thiếu máu não.
An cung ngưu hoàng hoàn không phải sản phẩm dùng để "bồi bổ" sức khỏe như nhiều người lầm tưởng. Các sản phẩm này được dùng để hỗ trợ điều trị bệnh đột quỵ, tai biến mạch máu não.
Tại Việt Nam và một số quốc gia, dù trong số đó nhiều sản phẩm được đăng ký là thực phẩm chức năng, nhưng thực chất đây là thuốc điều trị bệnh tai biến đột quị não. Do vậy bắt buộc phải được bác sĩ điều trị, thăm khám quyết định sử dụng.
Nên nhớ rằng trong an cung có các vị thuốc hùng hoàng, chu sa chứa thạch tín, thủy ngân có độc tính rất cao, đồng thời một số thành phần khác tác dụng chống đông máu mạnh, có thể gây nên chảy máu không cầm khi lạm dụng.
Một số ít quan điểm cho rằng, có thể dùng an cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng đột quị, và sản phẩm được chọn dự phòng nên là an cung ngưu hoàng hoàn Hàn Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, phải rất cân nhắc điều này khi nhiều trường hợp đã sử dụng an cung ngưu hoàng hoàn dự phòng, đến khi xảy ra tai biến nhập viện thì tình trạng đã rất nguy cấp do máu không cầm, di chứng rất nặng hoặc khó qua khỏi.
Nhiều ý kiến của các thầy thuốc, các nhà khoa học và trên các trang chuyên đề đột quỵ đều cảnh báo, an cung không có tác dụng phòng đột quỵ, thậm chí có thể gây nguy hiểm tính mạng nếu dùng không đúng cách.
Theo các trích dẫn ý kiến của giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Văn Thông, Chủ tịch Hội đột quỵ Việt Nam cũng cho biết, an cung ngưu hoàng hoàn không có tác dụng phòng chống đột quỵ. Ông cảnh báo tuyệt đối không được tự ý uống an cung ngưu hoàng hoàn để dự phòng đột quỵ. Trong thực tiễn điều trị, rất nhiều ca cấp cứu bị nhiễm độc thạch tín, thủy ngân sau khi dùng an cung ngưu hoàng hoàn.
Tại Trung Quốc, "quê hương" của An cung ngưu hoàn hoàn cũng không dùng loại thuốc này để phòng ngừa đột quỵ. Bởi vậy để tránh tai biến do thuốc, người bệnh không tự ý sử dụng và phải sử dụng đúng liều lượng, đúng cách theo chỉ định của bác sĩ. Chỉ sử dụng sau khi đã xác định rõ được tình trang đột quị không chảy máu não.
Không nghe theo quảng cáo bán thuốc (từ người không có chuyên môn) trực tiếp hoặc mạng xã hội online. Mua An cung ngưu hoàng uống dự phòng tai biến chỉ rước họa vào thân.
Các trường hợp chống chỉ định:
- Tuyệt đối với tai biến não thể chảy máu
- Huyết áp tụt thấp (tối đa dưới 90mmHg), thân nhiệt hạ
- Phụ nữ có thai
- Chức năng gan thận kém...
Theo đông y, không dùng cho người thể hàn, dương hư, tỳ vị hư hàn có nghĩa là cơ năng suy thoái, sợ lạnh... tỳ (lá lách), vị (dạ dày) yếu, lạnh.
Nếu dùng kết hợp với thuốc tân dược cần dùng xa các lần sử dụng thuốc tân dược để tránh gây tương tác bất lợi giữa các thuốc.

Người đàn ông 45 tuổi viêm tụy cấp, mỡ máu tăng gấp 45 lần thừa nhận một sai lầm nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 11 giờ trướcGĐXH - Người đàn ông bị viêm tuy cấp nhập viện trong tình trạng đau bụng dữ dội vùng thượng vị, bụng chướng... sau khi uống rượu một ngày trước đó.

Bé 9 tuổi ở Phú Thọ bị vỡ lách độ III do tai nạn sinh hoạt trong gia đình
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng xây xát toàn thân, da xanh, niêm mạc nhợt nhạt, mạch nhanh. Nhận định đây là một chấn thương bụng kín.

Dấu hiệu cảnh báo suy thận người Việt không nên bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Suy thận được chia làm 4 cấp độ. Đối với từng cấp độ suy thận sẽ mang đến những ảnh hưởng sức khỏe khác nhau cho người bệnh...

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua
Bệnh thường gặp - 14 giờ trướcGĐXH - Người phụ nữ phát hiện ung thư vú từ dấu hiệu đau âm ỉ dưới ngực gần hai năm, gần đây bà đến viện thăm khám thì phát hiện có hai khối u ở ngực bên trái.

6 biểu hiện cảnh báo bệnh máu cần đi khám ngay
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcUng thư máu thường diễn biến thầm lặng, các dấu hiệu mệt mỏi, sụt cân, nổi hạch ban đầu dễ bị nhầm lẫn với những vấn đề sức khỏe thường ngày.

Bất ngờ nguyên nhân khiến người phụ nữ 49 tuổi bị viêm xoang mạn tính, rất nhiều người không biết
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Tưởng chừng uống nước cam, nước chanh mỗi ngày sẽ giúp tăng đề kháng, tuy nhiên chính thói quen này lại âm thầm khiến tình trạng viêm xoang của chị trở nên trầm trọng hơn.

Bé 13 tuổi bất ngờ đột quỵ, hôn mê sâu khi đang tập văn nghệ ở trường
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bé 13 tuổi được cứu sống ngoạn mục sau khi bị đột quỵ do dị dạng mạch máu não vỡ, đây là căn bệnh hiếm gặp, có nguy cơ tử vong cao ở trẻ em nếu không được xử lý kịp thời.

5 lưu ý khi chăm sóc người bệnh sốt xuất huyết tại nhà an toàn và hiệu quả
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cần lưu ý, có những người bị sốt xuất huyết không có triệu chứng rõ ràng, đến viện muộn khi đã sốc, suy đa tạng... có thể dẫn đến tử vong.

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...

Bất ngờ loại rau mùa hè tốt cho người bị tiểu buốt, ổn định đường huyết, người Việt nên ăn để kéo dài tuổi thọ
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcGĐXH - Rau sam được ví như "kháng sinh tự nhiên" giúp thanh lọc cơ thể, đặc biệt là với các tình trạng đau do tiêu hóa hay các bệnh liên quan đến đường tiết niệu...

Liên tiếp 2 người đàn ông bị đột quỵ nhồi máu não từ dấu hiệu nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặpGĐXH - Cả 2 bệnh nhân đột quỵ đều có dấu hiệu tương tự như: đột ngột xuất hiện đau đầu, chóng mặt, nôn ói, yếu nửa người trái, nói khó...