Hà Nội
23°C / 22-25°C

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác

Thứ tư, 11:24 03/04/2024 | Bệnh thường gặp

GĐXH - Bệnh đột quỵ thường diễn biến bất ngờ và ngày càng trẻ hóa. Đối với nam giới có thói quen hút thuốc và thường xuyên bia rượu cần đặc biệt cảnh giác với căn bệnh nguy hiểm này.

Thanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quanThanh niên 32 tuổi ở Hà Nội đột quỵ khi chơi cầu lông, bác sĩ khuyến cáo người trẻ có dấu hiệu này tuyệt đối không chủ quan

GĐXH - Nam thanh niên đang chơi cầu lông cùng bạn, đột ngột liệt nửa người, ngay lập tức được đưa vào Trung tâm Đột quỵ Bệnh viện Bạch Mai cấp cứu.

Những năm gần đây, chứng bệnh đột quỵ xảy ra ngày càng nhiều. Đột quỵ đã cướp đi sinh mạng và cuộc sống bình thường của nhiều người.

Theo các chuyên gia y tế, điều trị đột quỵ phải mất nhiều thời gian, có thể kéo dài từ vài tháng đến vài năm, tốn kém tiền bạc và nhiều khả năng để lại di chứng nặng nề cho người bệnh.

Vì vậy để phòng ngừa đột quỵ, từng cá nhân phải quản lý và điều trị tốt tình trạng bệnh của mình. Đặc biệt với nhóm người mắc các bệnh nền phổ biến dưới đây:

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác - Ảnh 2.

Ảnh minh họa

8 nhóm người cần cảnh giác cao với bệnh đột quỵ

Người bệnh cao huyết áp

Huyết áp tăng cao là nguyên nhân hàng đầu gây ra các bệnh về mạch máu. Huyết áp cao làm gia tăng áp lực lên thành mạch máu dẫn đến tình trạng xơ vữa mạch máu, những mảng xơ vữa này lâu ngày sẽ góp phần hình thành nên huyết khối (cục máu đông) đi khắp các mạch máu trong cơ thể, nếu cục máu đông này trôi lên não, dẫn đến tắc mạch máu não gây ra đột quỵ nhồi máu não.

Khi gia tăng quá mức, thành mạch có thể bị vỡ, gây ra đột quỵ xuất huyết não. Có đến 90% trường hợp đột quỵ xuất huyết não có liên quan đến tăng huyết áp.

Người mắc bệnh  tim mạch

Người mắc các bệnh lý về tim mạch như rối loạn nhịp tim, bệnh động mạch vành, rung nhĩ… là đối tượng thứ 2 có nguy cơ bị đột quỵ. Người mắc các bệnh lý này, tình trạng tim thường co bóp bất thường, lâu ngày chúng dễ hình thành các cục máu đông trong buồng tim. Khi cục máu đông thoát ra khỏi buồng tim, chúng có thể di chuyển đến nhiều nơi khác trong cơ thể, nếu đi đến não sẽ dẫn tắc nghẽn mạch máu não, gây đột quỵ nhồi máu não.

Người mắc bệnh đái tháo đường

Đái tháo đường là một bệnh mạn tính, không lây nhiễm cho người khác, thường diễn tiến âm thầm và dễ dẫn đến tổn thương các cơ quan như tim, não, mắt, thận…

Ở người mắc bệnh đái tháo đường, hiện tượng đường huyết tăng cao, theo thời gian chúng sẽ làm quá trình xơ vữa mạch máu diễn ra nhanh hơn người bình thường, hình thành cục máu đông trong lòng động mạch hay mảng xơ vữa gây bít tắc lòng mạch, cản trở lượng máu giàu oxy đến nuôi não.

Người bị mỡ máu cao

Mỡ máu là thành phần không thể thiếu của cơ thể. Tuy nhiên, mỡ máu cao có thể phá hủy các “lớp áo” trong của mạch máu, gây ra mảng xơ cứng bám vào các mạch máu, cản trở việc lưu thông, cung cấp máu lên não. Thời gian dài sẽ gây ra tình trạng hẹp hoặc tắc nghẽn mạch máu. Quá trình này được gọi là xơ vữa động mạch, đây là nguyên nhân gây ra các bệnh lý khác, trong đó có đột quỵ nhồi máu não.

Người đã từng bị đột quỵ

Theo ước tính có đến 40% trường hợp đột quỵ sẽ tái phát trong 5 năm tiếp theo và người đã từng bị đột quỵ thì khả năng tái phát đột quỵ của họ cao gấp 7 lần người thường. Vì thế, nếu người thân bạn đã từng bị đột quỵ, hãy dành thời gian quan tâm và chăm sóc họ bởi đột quỵ có thể quay lại sớm hay muộn.

Người có tiền sử gia đình mắc đột quỵ

Trong gia đình từng có ông bà, cha mẹ ruột... bị đột quỵ sẽ có nguy cơ bị đột quỵ cao hơn do ảnh hưởng thói quen sống hoặc yếu tố di truyền.

Vì vậy, nếu trong gia đình có người chẳng may mắc đột quỵ, bạn hãy quan tâm đến sức khỏe của mình bằng cách thường xuyên khám sức khỏe định kỳ từ 6 tháng 1 năm/ lần để phòng nguy cơ.

Người uống nhiều bia rượu

8 nhóm người có nguy cơ đột quỵ cao, đặc biệt nam giới có 2 thói quen này cần cảnh giác - Ảnh 3.

Ảnh minh họa

Việc lạm dụng rượu bia sẽ gây tác động xấu đến huyết áp, gây ra các bệnh lý về thần kinh, tim mạch, xơ gan, ung thư gan. Người thường xuyên sử dụng rượu bia cũng có nguy cơ mắc đột quỵ cao hơn so với người không sử dụng rượu bia.

Lý do là bởi bia rượu tác động xấu lên hệ tim mạch, người uống rượu bia quá nhiều tim có thể bị giãn nở to hơn tim người bình thường, song kém chức năng (bệnh cơ tim giãn nở), khả năng bơm máu kém dễ gây ra đột quỵ.

Người hút thuốc lá

Ngoài nguy cơ ung thư phổi- bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), người thường xuyên hút thuốc lá sẽ gây viêm trong mạch máu, làm tăng nhanh quá trình xơ vữa mạch máu, dễ hình thành cục máu đông. Mảng xơ vữa này khiến lòng mạch máu ngày càng hẹp lại hoặc bít tắc hoàn toàn, từ đó dòng máu không thể cung cấp oxy và dưỡng chất đến các cơ quan, dễ gây đột quỵ não.

Theo nghiên cứu, người hút thuốc lá có nguy cơ mắc đột quỵ gấp 3 lần so với người bình thường, ngoài ra thuốc lá còn làm gia tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, nhồi máu thận.

Ngoài các yếu tố nguy cơ trên, thì yếu tố tuổi tác, giới tính và thừa cân béo phì cũng góp phần gia tăng nguy cơ đột quỵ.

Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!Nghệ sĩ Phước Sang đột quỵ lần 2 có tiền sử mắc bệnh này, ai có dấu hiệu tương tự cần cảnh giác!

GĐXH - Trước khi bị đột quỵ, nghệ sĩ Phước Sang có tiền sử bị cao huyết áp. Di chứng của đột quỵ cách đây 11 năm khiến thể trạng của anh chỉ tầm 70-80% so với người bình thường.

Đột quỵ ở người già có bệnh lý nền cần phát hiện sớm và phòng ngừaĐột quỵ ở người già có bệnh lý nền cần phát hiện sớm và phòng ngừa

Tuổi tác là yếu tố nguy cơ quan trọng nhất của đột quỵ. Tuy nhiên, đột quỵ không phải là hệ quả tất yếu của quá trình lão hóa. Bằng cách xác định và điều chỉnh các yếu tố nguy cơ, người già sẽ có cơ hội giảm tỷ lệ mắc và tử vong do đột quỵ gây ra.

7 thực phẩm "đại kỵ" với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!7 thực phẩm 'đại kỵ' với người bệnh cao huyết áp, khi có dấu hiệu này cần điều chỉnh ngay!

GĐXH - Nếu bạn bị cao huyết áp, hãy tham khảo từ bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng sức khỏe của bạn.

M.H (th)
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Phục hồi chức năng sau đột quỵ: Tiến hành sớm giúp bệnh nhân giảm di chứng nặng nề

Bệnh thường gặp - 7 giờ trước

GĐXH - Theo tổ chức Đột quỵ Thế giới (WSO), có tới 12 triệu trường hợp đột quỵ mỗi năm, trong đó khoảng 7,3 triệu ca tử vong và 5 triệu người sống sót với các di chứng gây tàn tật vĩnh viễn.

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Người bệnh 'vô danh' bị chấn thương sọ não nặng may mắn được cứu sống

Bệnh thường gặp - 13 giờ trước

GĐXH - Mặc dù nhập viện không có người thân hoặc giấy tờ tùy thân, nhưng các bác sĩ vẫn tiến hành điều trị và phẫu thuật để bảo vệ sự sống của người bệnh.

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Loại quả quen thuộc trong bữa ăn của người Việt nhưng lại ẩn chứa nguy cơ gây sỏi thận

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

Một loại quả rất phổ biến, gần gũi với mọi gia đình Việt lại đang ẩn chứa mối lo ngại về sức khỏe, đặc biệt là nguy cơ hình thành sỏi thận.

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?

Bệnh thường gặp - 1 ngày trước

GĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

GĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Loại vitamin cực kỳ quan trọng với não có ở đâu?

Bệnh thường gặp - 2 ngày trước

Vitamin B12 (còn được gọi là cobalamin) là một loại vitamin tan trong nước, đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ thần kinh khỏe mạnh. Não sẽ không thể hoạt động bình thường nếu thiếu chất dinh dưỡng này…

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

5 loại đồ uống tự nhiên chữa đau dạ dày

Bệnh thường gặp - 3 ngày trước

Có nhiều nguyên nhân gây đau dạ dày khiến người mắc khó chịu. Một số loại đồ uống có thể giúp làm dịu cơn đau...

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?

Bệnh thường gặp - 4 ngày trước

GĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.

Top