'Đua' vào lớp 10 trường chuyên, phụ huynh mất ngủ vì lo con stress
Sau khi kết thúc bài thi môn Toán lớp 10 công lập tại Hà Nội, Hoàng Minh lao vào nhà vệ sinh bật khóc, không phải do không làm được bài, mà vì cậu trót làm sai một ý trong đề và có thể sẽ không đạt điểm tuyệt đối.
Đưa con đi thi trong suốt 3 ngày vừa qua, chị Nguyễn Minh Thu (46 tuổi, Hà Nội) luôn trong trạng thái bất an, lo lắng. Con trai chị học tại một trường dân lập có tiếng ở Hà Nội, vốn nằm trong top đầu của lớp. Đỗ vào lớp chuyên Toán luôn là mục tiêu của Minh và cũng là kỳ vọng của gia đình.
“Tuy nhiên, sau buổi thi môn Toán chung, con về nhà và khóc nức nở vì trót làm sai ý cuối cùng của đề. Con nói rằng đề thi năm nay không khó, do đó con lo sợ nhiều bạn sẽ đạt điểm cao hơn mình. Con áp lực vì lẽ ra không thể để sai như thế”, chị Thu nói.

Phụ huynh đợi con kết thúc kỳ thi ở cổng trường chuyên
Mặc dù không gây áp lực cho con về chuyện trượt đỗ, nhưng nỗi lo “trượt trường chuyên” của con cũng khiến chị bất an và không khỏi xót xa.
“Con bị ảnh hưởng tâm lý rất nhiều. Đến khi thi môn chuyên, con nói mình loay hoay vẽ hình đến lần thứ 3 mới được. Con còn hỏi mẹ liệu có nên tiếp tục thi Chuyên Khoa học Tự nhiên nữa hay không. Nhìn con áp lực, lòng bố mẹ như mình cũng không yên”, chị Thu chia sẻ.
Kỳ vọng sẽ đỗ vào chuyên Toán, năm nay, Hoàng Minh đăng ký vào Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ, Trường THPT Chuyên Khoa học Tự nhiên và Trường THPT Chuyên ĐH Sư phạm Hà Nội. Đi thi 6 ngày liên tiếp đầy vất vả và mệt mỏi, chị Thu mất ngủ vì lo con sẽ stress.
“Bây giờ cạnh tranh để vào trường chuyên vô cùng khốc liệt. Nhiều gia đình xác định cho con theo chuyên Toán từ sớm nên họ đã đầu tư ngay từ lớp 6, nhất là trong những trường nổi tiếng với thành tích “khủng” về các môn tự nhiên.
Do đó, để con mình vào được chuyên Toán cũng cần phải có sự đầu tư bài bản, từ việc chọn lớp, tìm thầy chứ không thể nửa vời được. Kỳ vọng và đầu tư như vậy, ai cũng sẽ mong có được “trái ngọt”. Nhưng giờ đây, mình chỉ mong con hãy giữ tinh thần thoải mái và làm hết khả năng của mình trong 3 buổi thi tiếp theo”, chị Thu nói.

Ngóng đợi con bước ra khỏi phòng thi
Cũng có con dự thi vào 3 trường chuyên trong 6 ngày liên tục, chị Nguyễn Phương Phi (43 tuổi, Hà Nội) phải xin nghỉ làm từng đó thời gian để đồng hành cùng con tới trường thi.
Chị Phi cho biết, ngay từ năm lớp 8, cả hai mẹ con đều xác định sẽ thi vào trường chuyên để có được môi trường học tập tốt nhất. “Đây sẽ là nơi con có nhiều thời gian phát triển chuyên sâu vào lĩnh vực mà con yêu thích và có khả năng. Nếu đỗ, đó sẽ là cơ hội tốt để con được cọ xát với nhiều bạn giỏi và để phấn đấu”, chị Phi nói.
Cũng là người làm trong ngành giáo dục, trong năm học vừa qua, chị Phi nói mình đã đồng hành cùng con bằng cách làm “xe ôm” chở con tới các lớp học thêm, in rất nhiều đề học sinh giỏi của các tỉnh để con ôn luyện.
Giai đoạn thi, chị còn chủ động gợi ý con ngủ cùng để mẹ có thể gọi con dậy đúng giờ thi, dù con là con trai.
“Trước ngày thi môn chuyên, con trằn trọc vì lo lắng. Con nhờ mẹ xoa lưng để giúp dễ ngủ hơn. Nghe con nói vậy mà mình cũng rơi nước mắt vì thương”, chị Phi nói.
Điều chị mong mỏi nhất là con có thể thi đỗ vào ngôi trường chuyên mà mình vẫn mơ ước.

Một bà mẹ rạng rỡ khi thấy con bước ra khỏi phòng
Nhà ở Ứng Hòa, cách điểm thi Trường THPT Chuyên Nguyễn Huệ gần 30 cây số, cả hai mẹ con chị Nguyễn Hoài (49 tuổi, Hà Nội) phải ở nhờ nhà người thân tại Khu đô thị Văn Phú. Từ đó tới trường thi chỉ cách chưa đầy 1 cây số, nhưng buổi thi nào, chị cũng ngồi ở ngoài cổng để chờ con.
“Từ lớp 1 tới giờ, kể cả khi con thi ngay ở gần nhà, lần nào tôi cũng xin nghỉ làm, đứng ở cổng trường chờ con thì mới yên tâm. Đây lại là thời điểm quyết định sau 4 năm học của con, do đó tôi phải ở lại để khi con cần vẫn có thể xoay sở”.
Ngoài 2 trường công lập tại Ứng Hòa, đây là ngôi trường chuyên duy nhất con trai chị Hoài đăng ký dự thi.
“Con vốn tự giác và học tập tốt. Ở trường, con thường đứng top đầu và cũng là người duy nhất của trường được đi thi và đoạt giải cấp huyện. Vì thế, khi con muốn thử sức với trường chuyên, tôi đồng ý vì muốn con đi ra biển lớn xem mình là ai”.
“Nhưng đỗ trường chuyên hay không, điều đó không quá quan trọng”, chị Hoài nói.

Dang tay ôm con khi kỳ thi kết thúc
Lý do, theo chị là bởi, nếu con có sự tự giác, dù trong môi trường nào cũng có thể phát huy thế mạnh của mình.
“Con thích học chuyên nhưng tôi không gây áp lực. Anh trai của cháu đi thi đại học vẫn đạt 28 điểm, là thủ khoa của trường cấp 3 và lọt top 110 toàn quốc dù chỉ học trường thường ở Ứng Hòa. Do đó, trước khi con thi, tôi cũng chỉ động viên con cố hết sức, nếu đỗ thì rất tốt và mẹ sẽ tạo điều kiện cho học, còn không sẽ về trường gần nhà, không có gì phải buồn rầu cả.
Do đó, con đi thi trong tâm trạng thoải mái, để thử xem sức mình đến đâu. Cho dù không đỗ, cả hai mẹ con cũng đều vui vẻ dắt tay nhau về “trường làng”, chị Hoài nói.
Theo Vietnamnet

Bộ máy chính quyền 2 cấp ở Thái Nguyên bắt đầu vận hành trơn tru, hiệu quả
Thời sự - 11 giờ trướcGĐXH - Sau khi thực hiện mô hình chính quyền địa phương 2 cấp, các xã sau hợp nhất tại tỉnh Thái Nguyên đã bước đầu vận hành thông suốt, đảm bảo phục vụ người dân chu đáo, hiệu quả.

Những con giáp là thiên tài kinh doanh bẩm sinh, "rót tiền" vào đâu thắng lớn ở đó
Đời sống - 14 giờ trướcGĐXH - Những con giáp này sinh ra đã có thiên phú trong lĩnh vực kiếm tiền, một khi đã lấn sân kinh doanh là sẽ càng ngày càng làm ăn phát đạt.

Truy tìm người phụ nữ tông bé trai rồi bỏ trốn ở Đắk Lắk
Pháp luật - 15 giờ trướcCông an xã Hòa Phú (Đắk Lắk) đang truy tìm người phụ nữ nghi lái xe máy tông bé 5 tuổi rồi bỏ trốn khỏi hiện trường.

Những điều cần làm ngay sau khi biết điểm thi, điểm chuẩn lớp 10 ở Hà Nội
Giáo dục - 15 giờ trướcDự kiến Hà Nội sẽ công bố điểm thi lớp 10 vào ngày 4/7. Cùng thời điểm, Sở GD-ĐT Hà Nội cũng sẽ công bố điểm chuẩn vào các trường.

Mã vùng điện thoại cố định 34 tỉnh, thành từ ngày 1/7/2025
Đời sống - 15 giờ trướcGĐXH - Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành văn bản số 2784/BKHCN-CVT hướng dẫn thực hiện quy hoạch mã vùng điện thoại cố định mặt đất 34 tỉnh, thành kể từ ngày 1/7/2025.

Sổ đỏ được cấp tại xã, phường từ 1/7/2025: Người dân được lợi gì và cần biết ngay điều gì?
Thời sự - 16 giờ trướcGĐXH - Từ 1/7/2025, 14 thủ tục đất đai, trong đó có đăng ký, cấp sổ đỏ lần đầu, đính chính, thu hồi và cấp lại sổ... sẽ được giải quyết tại xã, phường. Đây được xem là bước "đột phá" mới giúp rút ngắn thời gian, bãi bỏ thủ tục phiền hà và đảm bảo giá trị pháp lý cho giấy tờ cũ.

Tử vi tháng 6 âm lịch 2025 dự báo thay đổi về sự nghiệp, tài lộc của con giáp tuổi Dần
Đời sống - 16 giờ trướcGĐXH – Bước sang tháng 6 âm lịch 2025, chuyên gia phong thủy Nguyễn Song Hà đã có dự báo tử vi tháng về sự nghiệp, tài lộc của tuổi Dần có những thay đổi bất ngờ.

Điểm chuẩn vào lớp 10 tại Hà Nội 5 năm qua biến động thế nào?
Giáo dục - 16 giờ trướcMức điểm chuẩn vào lớp 10 các trường THPT công lập trong 5 năm qua (2020 - 2024) không có quá nhiều biến động, tăng giảm chỉ trong khoảng 0,5 - 1 điểm.

Hà Tĩnh ngăn chặn vụ mạo danh con trai lừa đảo 180 triệu đồng
Pháp luật - 17 giờ trướcGĐXH - Đối tượng sử dụng hình ảnh, thông tin cá nhân của con trai chị A. để tạo lập tài khoản Facebook giả, nhắn tin yêu cầu chuyển tiền.

Vinh danh 20 gương mặt “Thanh niên sống đẹp” tiêu biểu năm 2025
Thời sự - 19 giờ trướcGĐXH - Hành trình “Thanh niên sống đẹp” năm 2025 chính thức khởi động, dự kiến vinh danh 20 gương mặt tiêu biểu với những hành động đẹp, lan tỏa năng lượng tích cực đến cộng đồng, đặc biệt là thế hệ trẻ.

Dự án đường sắt tốc độ cao qua bao nhiêu xã, phường của Thanh Hóa?
Xã hộiGĐXH - Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam qua địa phận 18 xã, phường với chiều dài khoảng 95,33km tại tỉnh Thanh Hóa.