Dùng thuốc điều trị sởi và viêm não do bệnh sởi
Viêm não là một trong những biến chứng nghiêm trọng nhất của bệnh sởi. Tình trạng này ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương và có thể gây tử vong hoặc để lại di chứng lâu dài.
Triệu chứng của viêm não do bệnh sởi
Bệnh sởi khi tiến triển nặng có nguy cơ gây ra biến chứng viêm não, viêm màng não ... là do virus sởi trực tiếp tấn công não hoặc gây viêm não thông qua phản ứng miễn dịch bất thường. Đây là biến chứng hệ thống thần kinh trung ương, có thể gây tử vong hoặc sau khi trẻ qua được cơn nguy hiểm tính mạng, cũng có thể để lại nhiều di chứng nặng nề.

Trong mùa dịch sởi, khi thấy trẻ có các dấu hiệu bất thường cần cho trẻ đi khám bệnh ngay để được điều trị kịp thời.
Biến chứng viêm não thường xảy ra trong vòng 1-2 tuần sau khi phát ban, với các triệu chứng:
- Sốt cao, đau đầu dữ dội
- Co giật
- Bí đái, đái dầm
- Yếu liệt cơ, mất khả năng vận động
- Rối loạn hành
- Rối loạn ý thức, hôn mê.
Điều trị viêm não do bệnh sởi như thế nào?
Điều trị bệnh sởi :
Cần điều trị hỗ trợ và chăm sóc bệnh nhân ngay từ khi có dấu hiệu, chẩn đoán mắc bệnh sởi theo hướng dẫn của Bộ Y tế:
- Điều trị hỗ trợ
- Giữ vệ sinh da, mắt, miệng và họng.
- Tăng cường chế độ dinh dưỡng.
- Dùng thuốc
+ Hạ sốt : Có thể áp dụng các biện pháp hạ nhiệt vật lý như lau cơ thể bằng nước ấm, chườm mát; dùng thuốc hạ sốt khi sốt cao.
+ Bổ sung nước, điện giải qua đường uống; chỉ truyền dịch duy trì khi bệnh nhân nôn nhiều, có nguy cơ mất nước và rối loạn điện giải.
+ Bổ sung vitamin A :
- Trẻ từ 6-12 tháng tuổi: 100.000 đơn vị liều duy nhất.
- Trẻ trên 12 tháng tuổi và người lớn: 200.000 đơn vị liều duy nhất.
- Trường hợp có biểu hiện bệnh về mắt do thiếu vitamin A, lặp lại liều trên vào ngày thứ 2 và ngày 28.
Điều trị não cấp tính do sởi:
Hiện chưa có thuốc đặc trị cho viêm não, màng não do sởi, việc điều trị chủ yếu là hỗ trợ, bao gồm:
- Khi có biến chứng viêm não cấp tính, bệnh nhân được điều trị tại bệnh viện với các phương pháp tích cực, hỗ trợ duy trì chức năng sống theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Trong đó, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng thuốc giảm viêm và giảm áp lực nội sọ; có thể cần thở máy trong trường hợp suy hô hấp.
- Chống co giật bằng thuốc phenobarbital pha trong glucose 5% truyền tĩnh mạch trong 30-60 phút; lặp lại 8-12 giờ nếu cần; có thể dùng diazepam tiêm tĩnh mạch cho người lớn.

Cho trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy dấu hiệu bất thường.
- Chống phù não: Đặt bệnh nhân nằm đầu cao 30 độ, cổ thẳng (nếu không có hạ huyết áp).
+ Thở oxy
+ Đặt nội khí quản sớm
+ Thở máy
+ Giữ huyết áp, glucose máu trong giới hạn bình thường...
- Chống suy hô hấp do phù phổi cấp hoặc viêm não.
- Có thể dùng dexamethasone theo cân nặng, tiêm tĩnh mạch chia 4-6 lần trong 3-5 ngày; nên dùng thuốc sớm ngay sau khi người bệnh có rối loạn ý thức.
- Chỉ định IVIG (Intravenous Immunoglobulin) truyền tĩnh mạch khi có tình trạng nhiễm trùng nặng hoặc tình trạng suy hô hấp tiến triển nhanh, viêm não.
Viêm não do sởi là một tình trạng nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị kịp thời và ngăn ngừa biến chứng. Tiêm vaccine phòng sởi là biện pháp hiệu quả nhất để ngăn ngừa bệnh và các biến chứng. Bên cạnh đó, cần đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ và vệ sinh cá nhân tốt để tránh lây bệnh cũng như nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Người đàn ông 52 tuổi mắc bệnh tiểu đường qua đời do mắc sai lầm này
Bệnh thường gặp - 9 giờ trướcGĐXH - Dù phát hiện mắc bệnh tiểu đường đã lâu, nhưng do điều kiện cũng như hiểu biết hạn hẹp, ông đã bỏ qua mọi cảnh báo.

Đưa vợ đi khám viêm họng, bác sĩ 43 tuổi bất ngờ phát hiện ung thư tuyến giáp
Bệnh thường gặp - 12 giờ trướcGĐXH - Theo lời khuyên của vợ, Anh K.R (43 tuổi, Việt kiều Mỹ) đi khám tổng quát và phát hiện ung thư tuyến giáp thùy phải, u lan rộng, kích thước 6cm.

Xuất hiện vệt đen trong móng tay nghi ung thư da, bé 10 tuổi đi khám bất ngờ nhận tin vui
Bệnh thường gặp - 15 giờ trướcGĐXH - Bé Hải, 10 tuổi, xuất hiện một vệt đen bất thường trong móng tay cái bên trái, người nhà lo ung thư, xong bác sĩ sinh thiết xác định nốt ruồi lành tính.

Lên mạng tìm thầy chữa ung thư gan, người đàn ông 37 tuổi ở Hà Nội qua đời trong sự đau xót của người thân
Bệnh thường gặp - 16 giờ trướcGĐXH - Bác sĩ cho biết đây là một trường hợp cực kỳ đáng tiếc. Ung thư gan dù là bệnh nguy hiểm nhưng nếu tuân thủ điều trị theo các bác sĩ, cơ hội kéo dài thời gian sống vẫn rất tốt.

Đo đường huyết tại nhà cần làm điều này để có kết quả tốt nhất
Bệnh thường gặp - 19 giờ trướcGĐXH - Đo đường huyết tại nhà giúp bạn nhận biết sớm các biến chứng tiềm ẩn của tiểu đường, như đường huyết cao hoặc thấp quá mức để tránh những vấn đề nghiêm trọng.

10 thực phẩm rẻ tiền, bổ thận đang bán đầy chợ Việt, người bệnh thận nên ăn để phòng biến chứng
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Người mắc bệnh thận, bên cạnh việc điều trị, điều chỉnh chế độ sinh hoạt hợp lý thì dinh dưỡng cũng góp phần quan trọng giúp cải thiện và hỗ trợ chức năng thận.

Dấu hiệu đường huyết tăng, nguy cơ cao mắc bệnh tiểu đường, ai có 1 trong 6 dấu hiệu này cần cảnh giác
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Đường huyết tăng cao là dấu hiệu báo hiệu liên quan đến bệnh tiểu đường. Nếu bạn nghi ngờ, hãy đến các cơ sở y tế, bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và điều trị.

Làm thế nào để bổ sung chất xơ vào chế độ ăn uống?
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcChất xơ giúp cho tiêu hóa tốt, giảm cholesterol và bảo vệ chống lại một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, không phải ai cũng nhận đủ chất xơ trong chế độ ăn uống của mình. Vậy làm thế nào để tăng cường lượng chất xơ hấp thụ?

Loại quả có vỏ được ví như “da rắn”, ăn vào lại bổ đủ đường, ở chợ Việt cũng có
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcQuả mây là một loại trái cây nhiệt đới độc đáo, được yêu thích bởi hương vị chua ngọt đặc trưng và những lợi ích sức khỏe tuyệt vời. Mặc dù có vẻ ngoài xù xì, gai góc, nhưng bên trong quả mây lại ẩn chứa một kho tàng dưỡng chất quý giá, mang đến nhiều công dụng bất ngờ cho sức khỏe.

Người đàn ông bị liệt chỉ sau một đêm, bác sĩ cảnh báo 'sát thủ thầm lặng'
Bệnh thường gặp - 2 ngày trướcÔng Tề cảm thấy đau âm ỉ ở vùng ngực và lưng, nhưng nghĩ rằng đó chỉ là đau cơ lưng thông thường nên không để ý. Tới một ngày, ông phát hiện đôi chân bị liệt, không thể đứng dậy.

Đo đường huyết, đường huyết cao bao nhiêu thì cần uống thuốc?
Bệnh thường gặpGĐXH - Người bệnh tiểu đường nếu không được kiểm soát sẽ gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như bệnh tim mạch, đột quỵ, tổn thương mạch máu não, mất thị lực và suy thận...