Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đừng vội mừng khi trẻ có dấu hiệu “thần đồng”

Thứ sáu, 08:51 14/08/2015 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Các chuyên gia y tế cảnh báo: Số trẻ tự kỷ đang ngày càng tăng nhưng nhiều bậc cha mẹ do thiếu kiến thức nhất định về căn bệnh này nên dẫn tới những hiểu lầm đáng tiếc. Có những biểu hiện đặc biệt ở trẻ tự kỷ khiến phụ huynh lại tự hào vì cho rằng đó là những hành vi “chỉ có ở những bậc thiên tài”(?!).

 

Trẻ tự kỷ được can thiệp bằng trò chơi tại Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương). 	Ảnh: MT
Trẻ tự kỷ được can thiệp bằng trò chơi tại Khoa Tâm bệnh (Bệnh viện Nhi Trung ương). Ảnh: MT

 

Trẻ bị tự kỷ nhưng cha mẹ lại nghĩ con thông minh

Theo thống kê chưa đầy đủ của Bộ Y tế, hiện tại Việt Nam, số trẻ được chẩn đoán tự kỷ đang tăng mạnh từng năm. Đến thời điểm hiện tại, cả nước có khoảng 20.000 trẻ được chẩn đoán mắc tự kỷ. Các chuyên gia y tế cho rằng, trẻ tự kỷ thường biểu hiện ít giao tiếp với người xung quanh, chậm nói, chậm nhận thức, lạnh lùng, ngại nhìn mọi người, kém ăn, khó ngủ, quấy khóc, có những hành vi khác thường không giống như những đứa trẻ khác như nói một mình, múa một mình, có trẻ thì tăng động…

Theo BS Quách Thúy Minh – Trung tâm Điều trị Tư vấn Tâm bệnh và Tự kỷ (Bệnh viện Đa khoa quốc tế Vinmec), số lượng trẻ được đưa đến đây khám do chậm nói, khó khăn về khả năng ngôn ngữ ngày càng tăng. Có ngày trung tâm đã khám cho khoảng hơn 10 trẻ với những dấu hiệu của tự tỷ. Tuy nhiên, BS Minh bày tỏ lo ngại vì nhiều phụ huynh lúc đưa con đến khám, khi nghe bác sỹ cho biết trẻ mắc bệnh tự kỷ đã rất hoảng hốt và tỏ ý “không tin bác sỹ”. "Nhiều phụ huynh thực sự ngỡ ngàng khi được thông tin tình trạng bệnh của trẻ vì từ trước tới nay họ đều nghĩ con thông minh, biết nói tiếng Anh sớm, trí nhớ tốt, bấm máy tính, ipad giỏi", BS Minh chia sẻ.

Lý giải về điều này, BS Minh cho rằng, sở dĩ có tình trạng như vậy vì trẻ tự kỷ thường có một số năng khiếu đặc biệt nên cha mẹ rất dễ nhầm lẫn. Nói về tình trạng số trẻ mắc tự gia tăng, BS Minh chia sẻ, điều kiện khí hậu, môi trường ô nhiễm, thức ăn nhiễm hóa chất cũng là một trong những nguyên nhân. Bên cạnh đó, để tình trạng trẻ tự kỷ được thăm khám và điều trị muộn gia tăng trong thời gian qua là do các bậc phụ huynh lơ là, chủ quan, thiếu kiến thức về bệnh tự kỷ, dẫn tới bỏ qua giai đoạn can thiệp vàng (trước 2 tuổi), ảnh hưởng tới tương lai của trẻ.

Thời điểm nào điều trị tốt nhất cho trẻ ?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo, nhiệm vụ của các bậc phụ huynh khi có trẻ nhỏ là cần theo dõi sự phát triển của con cái, phát hiện “giai đoạn vàng” để điều trị bệnh (nếu có) cho trẻ kịp thời. Đó còn chưa kể, hiện việc chữa trị cho trẻ tự kỷ tốn kém thời gian kinh phí nên rất cần sự chung tay của các tổ chức xã hội.

Theo đó, giai đoạn điều trị cho trẻ tự kỷ 18-36 tháng tuổi là tốt nhất. Trong trường hợp trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm hoặc phát hiện sớm nhưng gia đình không chấp nhận can thiệp y khoa để trẻ rơi vào tình trạng nguy kịch hơn, thì rất có thể trí tuệ của bé sẽ chậm phát triển. Nếu nặng hơn có thể rối loạn tâm thần, sống chung với bệnh suốt đời.

Để việc điều trị trẻ tự kỷ đạt hiệu quả, các bác sỹ khuyến cáo cha mẹ và người thân nên thường xuyên trò chuyện với trẻ, đưa trẻ đi chơi, giao tiếp với bạn bè, hòa nhập với xã hội, không nên để trẻ sống biệt lập. Bởi việc tiếp xúc nhiều với các bạn khác sẽ giúp trẻ có được sự tự tin vào xã hội và cuộc sống, cũng như hình thành cảm xúc một cách toàn diện. "Việc giáo dục khả năng tự lập, rèn luyện tính tự lập, không dựa dẫm vào người khác, cũng như không bênh vực, chiều chuộng quá mức cho trẻ cũng góp phần làm giảm khả năng bị tự kỷ ở trẻ", BS Quách Thúy Minh nói.

Nói về khó khăn trong công tác chăm sóc trẻ tự kỷ hiện nay, BS Minh cho rằng, việc chăm sóc, giáo dục trẻ tự kỷ còn nhiều khó khăn, nên việc dạy trẻ chủ yếu phụ thuộc vào các trung tâm chăm sóc. Bên cạnh đó, hiện đội ngũ giáo viên chuyên biệt vẫn đang hạn chế cả về số lượng và chất lượng. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh có trẻ tự kỷ không nên phó mặc cho trường lớp, trung tâm giáo dục, còn gia đình chỉ đầu tư kinh phí. "Nếu chỉ có cô giáo chăm sóc, dạy dỗ, trẻ tự kỷ chỉ đứng được trên một chân. Muốn đứng vững trên hai chân, trẻ cần có sự giúp đỡ của cả gia đình và nhà trường", BS Minh nói.

 

Bài học kiên trì

BS Hoàng Vũ Quỳnh Trang, Khoa Tâm lý (Bệnh viện Nhi đồng 1, TP HCM) cho biết, trẻ tự kỷ thường có các dấu hiệu rối loạn ngôn ngữ như: Không nói lời nào, lặp lại lời nói, đảo ngược câu, nói không đúng ngữ cảnh, không tiếp xúc mắt, gọi không quay lại, không biểu lộ tình cảm, không tự khởi xướng lời nói, thường có biểu hiện rập khuôn, xoay vòng, nhón gót, nhìn cận, bịt tai, chơi một mình…

Theo chuyên viên âm ngữ Nguyễn Thị Hòa, để giúp trẻ có thể giao tiếp, phụ huynh cần kiên trì luyện tập cho trẻ. Sử dụng phòng yên tĩnh, giảm các tác động môi trường. Dùng các dấu hiệu gia tăng sự chú ý của trẻ như chạm vào tai để nghe, chạm vào má để nhìn.

Sử dụng tên trẻ để mở đầu, ví dụ "An nghe nào". Cho trẻ nghe các âm thanh, cường độ khác nhau. Dùng âm nhạc và các tác động để tương tác với trẻ. Giúp trẻ ngồi yên, nghe, nhìn trong khoảng thời gian ngắn có thể bằng cách sử dụng đồ chơi, trò chơi trẻ thích. Sử dụng băng đĩa nhạc kích thích âm thanh nơi trẻ. Cho trẻ nghe tiếng kêu các con vật, khuyến khích trẻ bắt chước. Hãy làm cho trẻ thích thú và hưởng ứng sự thích thú của trẻ. Chỉ cho trẻ những vật đặc biệt, nói về những gì bạn đang nói tới. Giúp trẻ hiểu cử chỉ, hành động. Hãy chia sẻ với trẻ! Khi trẻ có món đồ chơi muốn khoe với bạn thì cầm lấy đồ vật đó và nói: “Ồ,đồ chơi đẹp quá!” trước khi trả lại trẻ.

Lê Phương

Ngân Giang/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Vì sao thay đổi nội tiết tố dễ gây viêm âm đạo?

Dân số và phát triển - 10 giờ trước

Những thay đổi nội tiết tố là một trong nhiều yếu tố tác động đến sức khỏe phụ khoa. Nhiều chị em bị viêm âm đạo mặc dù vẫn vệ sinh vùng kín sạch sẽ và quan hệ tình dục lành mạnh.

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Vì sao phụ nữ mãn kinh dễ bị mất ngủ?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh thường bị mất ngủ kèm theo những cơn bốc hoả và đổ mồ hôi ban đêm vô cùng khó chịu. Vậy mối liên hệ giữa mãn kinh và giấc ngủ như thế nào và cách ứng phó với tình trạng này?

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Người phụ nữ 60 tuổi phát hiện ung thư thần kinh nội tiết từ dấu hiệu nhiều chị em Việt bỏ qua

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Người phụ nữ bị ung thư thần kinh nội tiết đã mãn kinh 10 năm nay nhưng lại ra dịch nhầy màu hồng ở âm đạo, tiểu cảm giác không hết, sau đó chảy máu nhiều như kinh nguyệt...

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Chlamydia - Cảnh báo bệnh lây truyền qua đường tình dục phổ biến ở giới trẻ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Chlamydia âm thầm lây lan qua đường tình dục, bệnh thường không có triệu chứng rõ ràng, dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Yoga đã được chứng minh là giúp giảm bớt cơn đau liên quan đến đau bụng kinh và nhiều triệu chứng khác liên quan đến tiền kinh nguyệt. Dưới đây là 4 tư thế yoga giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Rùng mình trước tác hại của dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn: BS 30 năm kinh nghiệm lên tiếng cảnh báo!

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Không chỉ gây mất cân bằng hệ vi sinh vùng kín, tạo điều kiện cho vi khuẩn, nấm tấn công, dung dịch vệ sinh phụ nữ không đạt chuẩn còn đáng sợ cỡ này...

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

14 năm sống như con gái, đi khám sản phụ khoa mới biết là con trai

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

14 năm để tóc dài, vui chơi cùng các bạn nữ, Ngọc Linh không ngờ bản thân lại là "nam nhi". Sự thật khiến em sốc, không dễ chấp nhận.

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Bộ Y tế khuyến cáo người dân đeo khẩu trang nơi công cộng để phòng chống dịch COVID-19

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Những ngày gần đây, thông tin số ca COVID-19 gia tăng tại Thái Lan khiến nhiều người lo ngại về đợt dịch bùng phát mới và có nguy cơ lây lan sang các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Bắc Giang: Đa dạng hình thức truyền thông chăm sóc sức khỏe sinh sản, nâng cao chất lượng dân số

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

GĐXH - Với phương châm “đi từng ngõ, gõ từng nhà”, chiến dịch truyền thông lồng ghép cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình được cơ quan chuyên môn của tỉnh, các địa phương tại Bắc Giang thực hiện đồng bộ, hiệu quả.

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Trẻ dễ mắc các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi, phòng ngừa như thế nào?

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Cứ mỗi mùa thi đến, số trẻ gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần lại gia tăng. Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến tình trạng này? Cách phòng tránh các vấn đề sức khỏe tâm thần trong mùa thi như thế nào?

Top