Hà Nội
23°C / 22-25°C

Đường chưa "vạch", "hươu" đã chạy

Thứ hai, 09:36 04/04/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Còn rất nhiều bạn trẻ ngây ngô trong chuyện quan hệ tình dục và sức khỏe sinh sản.

“Lần nào quan hệ xong con cũng uống tránh thai khẩn cấp mà vẫn có thai?”, “Chúng con chỉ làm chuyện đó bên ngoài, sao lại có bầu?”, “Con nghĩ quan hệ xong, ngồi ngay dậy, vặn người, tắm rửa rồi sẽ không sao”(!?)… Những câu hỏi và cách giải thích ngây ngô đó đã khiến nhiều bạn trẻ gặp những hệ lụy đáng buồn.

Biết nhiều, hiểu ít

Lo lắng về chuyện mình mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục (LTQĐTD) nhưng Bích Vân, 16 tuổi vẫn nhất quyết khẳng định với các bác sĩ rằng chuyện đó “thật là vô lý” vì mình đã... quan hệ tình dục an toàn. Hỏi kỹ thì các bác sĩ mới té ngửa vì quan hệ tình dục (QHTD) an toàn nghĩa là quan hệ với... người yêu. Chính vì nghĩ như vậy, nên Vân và bạn trai không có biện pháp bảo vệ khi QHTD, dẫn đến vừa mang thai ngoài ý muốn, vừa mắc bệnh LTQĐTD. 

Chị Đỗ Thị Kim Ngọc – Giám đốc Trung tâm chăm sóc sức khỏe sinh sản (CSSKSS) TP Cần Thơ cho hay, khi đến với Trung tâm, nhiều trẻ vị thành niên, thanh niên (VTN,TN) “lỡ dại” do thiếu thông tin, thiếu kiến thức. Nhưng cũng có rất nhiều bạn tự tin vào kiến thức mình thu thập được mà vẫn thắc mắc vì sao “dính” bầu, “dính” bệnh. Nhiều em hiểu nếu không có biện pháp tránh thai sẽ dễ mang thai. Nhưng tránh như thế nào thì lại rất là “mơ màng”. Có bạn nghĩ mình đã áp dụng tránh thai theo vòng kinh, quan hệ bên ngoài mà không biết rằng đó là cách tránh rất không an toàn.
 

Tư vấn cho VTN, TN về SKSS cần lắng nghe để hiểu và giúp các em một cách tốt nhất. Ảnh: HT

“Có nhiều bạn trẻ không ngại sử dụng biện pháp tránh thai như uống thuốc và dùng bao cao su (BCS), song phần nhiều sử dụng không đúng cách. Đặc biệt là các em nam khi sử dụng BCS không với mục đích bảo vệ. Các em tìm mua những hình thù lạ để tìm khoái cảm và thường không mang bao ngay từ đầu. Chính vì lẽ đó, tỉ lệ VTN, TN mang thai ngoài ý muốn đến Trung tâm mỗi năm vẫn một tăng”, chị Ngọc cho biết thêm.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà, Trưởng phòng kế hoạch Trung tâm CSSKSS Quảng Ninh cho biết, một số bạn gái do ngại đến Trung tâm đã tìm hiểu qua mạng Internet và bạn bè, sau đó tự mua thuốc để phá thai. Sau khi uống đến 16 viên thuốc để phá thai, 3 tuần sau đến Trung tâm khám, thai vẫn đang phát triển ở tuần thứ 12. Có những vấn đề cụ thể tưởng chừng ai cũng hiểu nhưng thực ra các em lại không hiểu, bởi các em tiếp cận được thông tin, biết nhiều nhưng hiểu lại rất ít.
 
Theo BS Nguyễn Ngọc Thông, Giám đốc Trung tâm CSSKSS TP Hồ Chí Minh, các bạn trẻ không biết được khi nào thì có nguy cơ mang thai ngoài ý muốn, tránh thai thế nào cho đúng. Nếu trước đây, nhiều em trai tự phổ biến với nhau cách tránh thai, tránh bệnh “thông minh” là dùng vài bao cao su lồng vào nhau là quá an toàn thì trong giới trẻ hiện nay cũng phổ biến nhiều chiêu “quái dị” không kém. Một số em đã truyền miệng với nhau theo kiểu “quan hệ xong ngồi dậy, uống ly nước lạnh là có thể tránh được thai”(!?)...
 
“Trứng” dại, “vịt” cũng chẳng khôn
 

Ngành y tế đã rất coi trọng công tác đào tạo kỹ năng tư vấn cho cán bộ trong lĩnh vực CSSKSS. Bộ Y tế đã triển khai Dự án Sức khỏe sinh sản với 3 tổ chức phi chính phủ quốc tế từ năm 1994 - gồm Pathfinder International, EngenderHealth và IPAS. Pathfinder trở thành đối tác quản lý dự án chính từ năm 1999. Đến nay, Dự án đã đào tạo gần 11.000 cán bộ nhân viên trong các khóa đào tạo, trong đó khoảng 10.300 người được đào tạo chăm sóc SKSS toàn diện, phòng chống nhiễm khuẩn, tư vấn KHHGĐ, dịch vụ lâm sàng, phá thai an toàn, tư vấn và xét nghiệm HIV, dịch vụ thân thiện thanh thiếu niên...

Khi con trẻ đang lúng túng giữa biết và hiểu, đúng và sai thì nhiều bậc cha mẹ vẫn chưa nhận thức hết được thực trạng đáng lo ngại về hệ lụy sức khỏe sinh sản của con em mình. Khi có chuyện xảy ra, ít người nghĩ đó là lỗi của mình chưa giúp con trang bị kiến thức mà tìm mọi cách đổ lỗi cho hoàn cảnh và đổ lỗi cho con cái.

Chị Ngọc cho biết, qua nhiều chương trình tham vấn với cha mẹ của các em độ tuổi trung học, nhiều phụ huynh cho rằng con họ còn bé, không nên “nhồi nhét” những chuyện đó để các cháu bị ảnh hưởng, biết sớm, hư sớm. “Cần gì phải dạy, đến tuổi tự khắc biết” -  nhiều phụ huynh không thoải mái khi nhắc đến vấn đề đó. 

Phần lớn trẻ VTN khi mang thai ngoài ý muốn hoặc mắc bệnh LTQĐTD đều lo sợ, e ngại và che giấu khiến bố mẹ và thầy cô không tiếp cận được. Còn tâm lý của các phụ huynh khi biết chuyện lại càng khiến con sợ hãi.
 
Tâm trạng chung của các bậc sinh thành là u buồn và thất vọng. BS Hoàng Ngọc Thông cho biết, nhiều bà mẹ đưa con đến Trung tâm với tâm trạng tức giận, cho rằng con mình là đứa hư hỏng. Ít người giữ được sự điềm tĩnh, phần lớn là khóc lóc, đay nghiến. Gặp những trường hợp này, cán bộ y tế phải làm việc với phụ huynh trước, đề nghị họ bình tĩnh giúp con không tuyệt vọng, tiêu cực.
 
“Sau đó, thường các phụ huynh có thái độ bình tĩnh hơn, hợp tác với chúng tôi để có cách giải quyết, tư vấn tâm lý tốt nhất cho các cháu” – BS Thông tâm sự - “Trang bị kỹ năng sống cho VTN, TN không thể thiếu kỹ năng tự bảo vệ mình bằng kiến thức chăm sóc SKSS. Thực tế là vậy song vẫn còn nhiều cha mẹ không sẵn sàng cung cấp và cho con tiếp cận với thông tin về SKSS, sức khỏe tình dục. Tôi nghĩ điều này muốn thay đổi phải trong một vài thập niên tới”.

Tư vấn - biện pháp đắc lực

Chị Thu Hà cho rằng, do quá e ngại nên nhiều VTN, TN khi đến khám đã mang thai khá lớn, rất khó giải quyết hậu quả. Có những em tìm đến các cơ sở tư nhân không có uy tín dẫn đến những biến chứng nguy hiểm. Trong những năm gần đây, các cán bộ chăm sóc SKSS  ngoài trang bị kỹ năng nghề cơ bản đã được trang bị thêm kỹ năng tư vấn, xử lý các tình huống cho các bạn trẻ. Chính nhờ tư vấn tốt, nhiều em đã biết tự bảo vệ SKSS của mình, khi gặp phải vấn đề bất thường đã biết đến cơ sở y tế. Chị Ngọc cũng cho hay, qua quá trình khám, tư vấn SKSS nhiều bạn trẻ đã trao đổi thẳng thắn những khó khăn của mình. Nhiều bạn đã trở thành cầu nối để bạn bè mình tìm đến Trung tâm, thậm chí các bạn còn để lại số điện thoại để xin được trao đổi kiến thức.

BS Thông cho rằng, các Trung tâm CSSKSS đều có mô hình thân thiện cho VTN, TN. Song để đạt được những hiệu ứng tích cực như trên là do cán bộ y tế đã thực sự được đào tạo tốt về kỹ năng tư vấn. Tư vấn không thể chung chung mà có sự giao tiếp hai chiều để có sự đồng thuận, tự giác, tự nguyện, điều chỉnh hành vi sao cho an toàn nhất. Đối với khách hàng lớn tuổi có thể tư vấn, trao đổi trực tiếp nhưng với VTN phải giảm màu sắc y tế, y khoa. Cần lắng nghe các em trước để xem các em cần gì, hiểu tới đâu.
 
 Từ đó để nương theo mà tư vấn, chứ không đơn giản như thuyết trình nhàm chán và khó hiểu. Công việc này đòi hỏi người tư vấn không đơn thuần là cán bộ y tế mà phải có kỹ năng và có tâm. Nhờ tính thân thiện đó, giúp các em cởi mở, bộc bạch những khó khăn của mình. “Điều được lớn hơn nữa là có một số bạn trẻ trước khi kết hôn đã tự tìm đến Trung tâm nhờ tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân”, BS Thông chia sẻ.

“Đối với những em đã “lỡ dại”, cán bộ y tế cần lập tức cung cấp kiến thức để các em tự bảo vệ, không lặp lại vấn đề này. Điều đó sẽ giúp giảm rất nhiều trường hợp mang thai ngoài ý muốn”.
 
BS Nguyễn Ngọc Thông
Giám đốc Trung tâm CSSKSS TP HCM

“Tránh thai khẩn cấp, bản chất là chỉ dùng cho những trường hợp khẩn cấp chứ không phải là thuốc tránh thai thường xuyên. Nếu sử dụng thường xuyên, thuốc giảm tác dụng và có tác dụng phụ. Trong nhiều trường hợp, uống thuốc mà vẫn mang thai”.

Chị Nguyễn Thị Thu Hà
Trung tâm CSSKSS Quảng Ninh

“Trong khi nhiều phụ huynh cho rằng không nên và không cần thiết cho con tiếp cận thông tin về SKSS, thì con em mình đã đi quá xa mà họ không biết”.

Chị Đỗ Thị Kim Ngọc
Giám đốc Trung tâm CSSKSS TP Cần Thơ

Hà Thư

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top