Hà Nội
23°C / 22-25°C

Éo le khi lỡ yêu… thầy cô giáo (2): Tan lãng mạn vì cơm áo

Thứ sáu, 08:00 19/05/2017 | Gia đình

GiadinhNet - Theo các chuyên gia, tình yêu thầy trò là tình yêu lãng mạn nhất nhưng ít khi đơm trái ngọt. Tình yêu này thường xuất phát từ sự ngưỡng mộ, có vẻ đẹp thánh thiện và mang hình hài của một tình yêu lý tưởng. Tuy nhiên, những “mối tình thầy trò” này thường khó đến được với nhau và thường kết thúc không có hậu.

Một cảnh trong phim “Bí mật đàn ông” nói về tình yêu của học trò với cô giáo.
Một cảnh trong phim “Bí mật đàn ông” nói về tình yêu của học trò với cô giáo.

Trò yêu cô không có gì khó hiểu

Theo chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất, Công ty Tư vấn tâm lý An Việt Sơn, tình yêu đối lứa của trò đối với thầy hoặc của trò đối với cô là tình yêu đẹp nhất bởi sự lãng mạn, bay bổng và thánh thiện. Tuy nhiên, trên thực tế tình yêu của trò đối với thầy vốn được xem là bình thường, còn tình yêu của trò đối với cô ngược lại bị xem là bất bình thường, là trái quy luật, trái tự nhiên. Điều này có đúng không?

Nhà tâm lý Nguyễn An Chất cho rằng, trong mắt của nhiều người, tình yêu là sự say đắm, là sự hấp dẫn cuốn hút từ người khác giới. Ngay cả khi tình yêu là sự hấp dẫn về mặt sinh học đơn thuần như vậy thì những mối tình của trò đối với cô giáo vì thế cũng không có gì khó hiểu. Những cậu học trò 15-17 tuổi nếu có yêu cô giáo của mình khi họ bước vào tuổi 30-40 không có gì là trái tự nhiên hay ngược quy luật cả. Không chỉ ở phương diện tâm lý mà ngay cả ở phương diện sinh học, phụ nữ ở độ tuổi 30-40 là độ tuổi đẹp nhất, hấp dẫn nhất. Sự hấp dẫn của phụ nữ ở độ tuổi này là ở độ chín về giới tính. Cũng như loại quả chín trên cây, phụ nữ 30 cũng là độ tuổi hấp dẫn nhất. Họ có độ chín của hình thể, của tâm sinh lý. Điều đó làm nên sự hấp dẫn đặc biệt mà ở “tuổi chanh cốm”, các cô gái không thể sánh bằng.

Cũng theo nhà tâm lý Nguyễn An Chất, thông thường, những mối tình của trò đối với thầy hoặc của trò đối với cô thường xuất phát từ những lý do như: Sự hấp dẫn về tài năng, nghệ thuật, xinh đẹp, đối nhân xử thế hiểu tâm lý học trò, vị thế đáng ngưỡng mộ. Ngoài ra, còn một lý do thường thấy khác ở những mối quan hệ tình cảm này là, thầy hoặc cô lớn tuổi nhưng tính cách trẻ trung. Sự trẻ trung, sôi nổi năng động của người thầy hoặc người cô đã khiến cho học trò thấy giữa họ không còn khoảng cách về tuổi tác.

Những lý do trên khiến cho một số trò cảm thấy ngưỡng mộ thầy, cô. Họ tìm thấy ở thầy, cô thứ mà chúng khao khát, thứ mà chúng thiếu thốn, thứ mà chúng ao ước hy vọng. Tính cách trẻ trung của thầy cô cũng đã xóa đi khoảng cách về tuổi tác về mặt tâm lý. Lúc này sức mạnh tâm lý rất mạnh mẽ, tình yêu vì thế được nảy sinh. Tình yêu này hoàn toàn mang tính chất tâm lý, yêu về mặt tâm lý. Vì thế nó mang tính chất lãng mạn, bay bổng, thậm chí có thể gọi là thánh thiện.

Khi xã hội phát triển, tình yêu không tuổi làm cho con người thăng hoa yêu đời trẻ trung hơn. Sự hấp dẫn và hòa hợp về mặt tâm lý có thể giúp hai bên xóa nhòa đi những khác biệt về mặt sinh học khi chung sống lâu dài bên nhau. Trên thực tế đã từng có những mối tình thầy trò có cái kết có hậu như mối tình của tân Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và bà Brigitte Trogneux. Tuy nhiên, những “mối tình thầy trò” đến được với nhau đã khó, để sống với nhau hạnh phúc lâu dài còn khó hơn.

Tình yêu đẹp nhưng ít khi có hậu

Nhà tâm lý Nguyễn An Chất kể rằng, thủa phong trào dạy tiếng Nga còn thịnh hành ở Việt Nam, tại một tỉnh thuộc miền Trung Du phía Bắc, có một mối tình chẳng khác gì mối tình của vị tân tổng Pháp hiện nay. Cô B là giáo viên dạy tiếng Nga tại một trường cấp 3 ở huyện. Đ là học trò của cô B. Đ ngưỡng mộ rồi yêu B say đắm. Tình yêu của Đ dành cho cô B cũng bị gia đình phản đối kịch liệt. Tuy nhiên, vẫn bất chấp sự phản đối của gia đình để đến với nhau. Nhưng rồi cuộc hôn nhân đó cũng chỉ hạnh phúc được một thời gian ngắn. Khi trở thành vợ chồng phải “đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành”, sự lãng mạn ngưỡng mộ không còn nữa. Đời sống cơm áo gạo tiền đã làm cho tình yêu của họ cũng bị tầm thường đi. Lấy nhau được vài năm thì họ chia tay, sau đó mỗi người đã tái hôn và hiện giờ đều đã có cuộc sống riêng của mình.

Tương tự là mối tình của cựu học sinh một trường chuyên nổi tiếng ở Hà Nội với người thầy dạy văn của mình. Thầy T người bé nhỏ, gầy gò, giọng đậm chất quê miền Trung nhưng lại rất tài năng trong việc truyền thụ kiến thức văn học cho học sinh. Những bài giảng của thầy đầy mê đắm. Có những tiết giảng của thầy, học sinh ngồi khóc rưng rức vì cảm động. Vì lẽ đó mà thầy được nhiều học sinh, sinh viên đem lòng yêu thầm nhớ trộm. Lúc thầy T phải vào chiến trường miền Nam, thầy có cả một tập thư dày của sinh viên nữ yêu mến gửi thư bày tỏ tình cảm nhung nhớ của mình. Trong số đó có một sinh viên yêu thầy đến mức sẵn sàng chết vì thầy. Vì tình yêu này mà thầy T đã ly dị vợ để đến với cô sinh viên. Nhưng tình yêu đó kéo dài không được bao lâu, bởi khi họ chưa kịp trở thành vợ chồng thì đã tan vỡ. Người chủ động chia tay lại chính là cô sinh viên chứ không phải là thầy T.

Theo các chuyên gia, tình yêu thầy trò khi nhìn từ phía học trò thường mang tính chất lãng mạn bay bổng và thiếu tính thực tế. Nhất là những cô cậu có tâm hồn bay bổng. Họ thường lý tưởng hóa tình yêu, thi vị hóa tình yêu. Tình yêu đó đẹp nhưng thiếu tính thực tế. Do vậy khi bước vào mối quan hệ thực sự thì tình yêu lại tan vỡ vì vấp phải thực tế không như họ nghĩ. Lúc yêu thì mơ mộng lãng mạn. Nhưng khi đối diện với cuộc sống “cơm gạo tiền” “đo lọ nước mắm ngắm củ dưa hành” thì sự lãng mạn cũng vì thế mà tiêu tan.

Chuyên gia cảnh báo ở những mối tình học trò yêu thầy hoặc cô chỉ nên xem đó là rung động đầu đời. Đặc biệt, khi thầy hoặc cô của mình đã có gia đình thì càng phải xác định rõ, tình cảm đó là không đúng đắn. Xã hội Việt Nam không như xã hội phương Tây, để theo đuổi một mối tình như vậy thường sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn bởi những ràng buộc, những thị phi. Mà dư luận xã hội thì không ai có thể cấm được. Nếu không đủ bản lĩnh sống, người trong cuộc có thể bị quật ngã bởi “chúng khẩu đồng từ, sư ông cũng chết”. Nhất là khi mà dư luận nói đúng, còn mình ở thế “sai”. Trò yêu thầy hoặc trò yêu cô khi mà thầy cô còn trẻ, chưa có gia đình thì không sao. Nhưng khi thầy, cô đã có gia đình thì tình yêu đó là sai trái, không chỉ trái pháp luật mà còn trái với đạo đức.

Ngân Khánh

Vợ chồng bà Mít kể về hoàn cảnh gia đình

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Càng kém cỏi càng thích khoe khoang: 3 điều người vô dụng luôn hô hào mà không nhận ra sự lố bịch

Càng kém cỏi càng thích khoe khoang: 3 điều người vô dụng luôn hô hào mà không nhận ra sự lố bịch

Gia đình - 11 phút trước

GĐXH - Thật trớ trêu, những người thực sự giỏi giang lại thường im lặng, còn kẻ bất tài thì lại thích khoe khoang khắp nơi. Họ nói nhiều để che lấp sự trống rỗng, phô trương để lấp đầy tự ti.

'Nhường' em út nuôi mẹ bị liệt, khi nhà giải tỏa lại kiện đòi chia tiền đền bù

'Nhường' em út nuôi mẹ bị liệt, khi nhà giải tỏa lại kiện đòi chia tiền đền bù

Gia đình - 2 giờ trước

Từ bỏ quyền thừa kế để không phải nuôi mẹ bại liệt, nhiều năm sau khi biết ngôi nhà của mẹ quá cố được đền bù giải tỏa số tiền lớn, người anh kiện em đòi chia.

Người cha bị cả trường mắng là ‘bỏ mặc con học hành’, 18 năm sau khiến ai cũng ngả mũ

Người cha bị cả trường mắng là ‘bỏ mặc con học hành’, 18 năm sau khiến ai cũng ngả mũ

Nuôi dạy con - 14 giờ trước

GĐXH - Hoàng Phúc Lâm tự gọi mình là "một kiểu phụ huynh khác" và không đồng ý với quan điểm dạy con của "cha mẹ hổ" phổ biến.

Thuê con gái chăm sóc tuổi già: Họ hàng sốc, còn tôi thì nhẹ lòng

Thuê con gái chăm sóc tuổi già: Họ hàng sốc, còn tôi thì nhẹ lòng

Gia đình - 19 giờ trước

GĐXH - Khi bước vào tuổi già với hơn 2 tỷ đồng tiết kiệm và khoản lương hưu ổn định, tôi không chọn thuê giúp việc hay vào viện dưỡng lão. Tôi chọn "trả lương" cho con gái để giữ tình thân.

Cha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

Cha mẹ 'giả nghèo' dạy con tiết kiệm: 10 năm sau phải bật khóc vì hối hận

Nuôi dạy con - 22 giờ trước

GĐXH - Nhiều cha mẹ tin rằng dạy con tiết kiệm bằng cách "đóng giả nghèo" sẽ giúp con trưởng thành, biết quý trọng đồng tiền. Nhưng họ không hiểu điều đó khiến con tổn thương đến nhường nào.

Cội nguồn trong tim – Bài học dạy con đầy sâu sắc của doanh nhân Hoàng Kim Khánh Mailisa

Cội nguồn trong tim – Bài học dạy con đầy sâu sắc của doanh nhân Hoàng Kim Khánh Mailisa

Gia đình - 22 giờ trước

Giữa chốn thương trường đầy biến động, doanh nhân Hoàng Kim Khánh – Tổng Giám đốc hệ thống Thẩm mỹ viện Mailisa chọn cho mình một lối đi riêng: lối về với cội nguồn. Ở đó, anh không chỉ là một người con của quê hương, mà còn là người cha lặng lẽ gieo vào lòng con trẻ những bài học về đạo lý, biết ơn và tình người.

5 cung hoàng đạo nữ không sinh ra để làm hậu phương: Tự thân lập nghiệp, hiên ngang và kiêu hãnh

5 cung hoàng đạo nữ không sinh ra để làm hậu phương: Tự thân lập nghiệp, hiên ngang và kiêu hãnh

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Không cần phải cất cao tiếng nói để chứng minh mình mạnh mẽ, những phụ nữ thuộc 5 cung hoàng đạo này đã sống một đời đủ kiêu hãnh và tự chủ.

Người phụ nữ lương hưu cao sống trong căn nhà 4 tầng: Tôi ghen tỵ với bà hàng xóm nghèo

Người phụ nữ lương hưu cao sống trong căn nhà 4 tầng: Tôi ghen tỵ với bà hàng xóm nghèo

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Nhiều người nghĩ có lương hưu ổn định, nhà cửa đàng hoàng và tiền tiết kiệm kha khá là có thể an nhàn tận hưởng tuổi già. Nhưng ở tuổi 59, tôi mới hiểu: Hạnh phúc không đơn giản đến vậy.

Thấy chúng tôi làm 1 việc trước cưới, bố mẹ can ngăn "đừng thực dụng vậy" nhưng giờ 2 bên gia đình đều tấm tắc khen

Thấy chúng tôi làm 1 việc trước cưới, bố mẹ can ngăn "đừng thực dụng vậy" nhưng giờ 2 bên gia đình đều tấm tắc khen

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Hôn nhân không bắt đầu bằng hiệp ước nhưng có thể vững bền nhờ sự rõ ràng khi còn đang yêu.

Phú bà U40 tặng nhà hơn 2 tỷ đồng cho chồng kém 13 tuổi, chỉ đòi 3.000 đồng tiền sính lễ

Phú bà U40 tặng nhà hơn 2 tỷ đồng cho chồng kém 13 tuổi, chỉ đòi 3.000 đồng tiền sính lễ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Để chinh phục trái tim người trong mộng, người phụ nữ đã tặng chàng trai một căn nhà trị giá khoảng 2,1 tỷ đồng và chỉ yêu cầu sính lễ vỏn vẹn... 3.000 đồng.

Top