Hà Nội
23°C / 22-25°C

FDA đề xuất cho phép nam quan hệ đồng giới hiến máu

Thứ tư, 08:11 01/02/2023 | Dân số và phát triển

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đề xuất chính sách hiến máu dựa vào rủi ro cá nhân thay vì quy định chung, mở ra thêm nhiều nguồn cung máu cho cộng đồng người đồng tính nam và người lưỡng tính. Theo đó, ai không quan hệ tình dục qua đường hậu môn trong khoảng thời gian này sẽ được phép hiến máu.

Đề xuất hướng dẫn mới cho phép hiến máu mà không cần trì hoãn dành cho nam giới quan hệ đồng giới và phụ nữ có quan hệ tình dục với nam giới quan hệ đồng giới. Thay vào đó, hướng dẫn này đề xuất hỏi tất cả người hiến về bạn tình mới hoặc đa bạn tình trong vòng 3 tháng qua.

"Dựa theo dữ liệu sẵn có, FDA cho rằng thực hiện các câu hỏi dựa theo rủi ro cá nhân nhưng vẫn đảm bảo an toàn và tạo thêm nhiều nguồn cung máu", TS. Robert Califf - ủy viên FDA nói.

Người hiến máu tiềm năng gần đây có một bạn tình mới hay đa bạn tình sẽ được hỏi xem liệu họ có quan hệ tình dục qua đường hậu môn trong khoảng thời gian đó hay không? Những ai không quan hệ tình dục qua đường hậu môn ở thời điểm hiến máu sẽ được phép hiến máu.

FDA đề xuất cho phép nam giới quan hệ đồng giới hiến máu - Ảnh 2.

Đề xuất quy định hiến máu mới cho phép mở rộng nguồn cung máu trong cộng đồng nam giới quan hệ đồng giới.

Thay đổi này sẽ cho phép mở rộng thêm nguồn cung máu cho cộng đồng nam giới quan hệ đồng tính (SMS). Chính sách hiện tại đòi hỏi người quan hệ đồng giới phải ngừng quan hệ tình dục 3 tháng mới được phép hiến máu.

Cũng theo đề xuất này, những ai xét nghiệm dương tính với HIV hoặc có các yếu tố nguy cơ nhiễm HIV sẽ không được hiến máu và các ngân hàng máu sẽ tiếp tục được yêu cầu xét nghiệm HIV , viêm gan B và viêm gan C đối với tất cả các lần hiến máu.

Những người dùng thuốc phòng HIV sẽ vẫn phải trải qua thời gian hoãn hiến máu theo hướng dẫn được đề xuất.

Đối với những người dùng thuốc ngừa HIV, được gọi là PrEP hoặc PEP, họ phải đợi 3 tháng kể từ liều gần đây nhất, trong khi những người dùng thuốc PrEP dạng tiêm phải đợi 2 năm mới được hiến máu.

Hướng dẫn dự thảo của FDA lấy ý kiến công chúng trong vòng 60 ngày trước khi cơ quan này hoàn thiện hướng dẫn.

Bảo Linh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 18 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top