Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải mã bí ẩn “nghĩa địa treo” ở đại ngàn Tây Nguyên: Các nhà khoa học ra tay “bắt ma”

Thứ sáu, 13:00 06/11/2015 | Xã hội

GiadinhNet - Ông A Rinh kể lại, có một lần vào buổi tối, ông từ xã bên về nhà, khi đi qua khu rừng cấm, ông thấy những đốm lửa lập lòe, ông sợ quá, càng chạy, đốm lửa càng đuổi theo bám riết. Về đến nhà, ông kể với vợ con “chắc con ma rừng nó theo tao rồi. Phải giết trâu để cúng thôi…”.

 

Ông A B’lã đang kể về những “con ma” trong khu rừng cấm. Ảnh: P.B
Ông A B’lã đang kể về những “con ma” trong khu rừng cấm. Ảnh: P.B

 

Càng chạy, ma càng đuổi

Trong những ngày ở làng Vai Trang để tìm hiểu về văn hóa… “sợ ma” của người Giẻ Triêng, chúng tôi được người dân kể về những câu chuyện ma mị từ khu “rừng ma” đầy bí ẩn, rùng rợn.

Ông A Rinh, một người từng bị “ma đuổi” kể rằng, khoảng mười mấy năm về trước, khi từ xã bên đi về làng thì trời đã tối. “Hôm đó trời oi nóng lắm, đi đến đầu làng Vai Trang, thì thấy giữa khu “rừng ma” có một đốm lửa xanh lập lòe trong khu rừng cấm. Ban đầu cứ tưởng là có ai làm gì trong đó, tôi lên tiếng nhưng không thấy đáp lại. Bỗng một cơn gió thổi mạnh, đốm lửa đó từ trong rừng bay ra gần như bám riết lấy tôi. Tôi càng chạy, “con ma” càng theo. Sợ quá, tôi chạy về nhà mà không kịp thở”, ông A Rinh nhớ lại.

Nghe câu chuyện “con ma rừng” đuổi, cả vợ và con ông A Rinh đều sợ hãi, không ai dám ngủ. Sáng sớm hôm sau, ông A Rinh đã phải mổ con trâu lớn làm lễ cúng thần rừng, con ma rừng, xin đừng bắt mình và gia đình phải… chết. Sau đó, ông mời cả làng đến uống rượu hai ngày, hai đêm. “Từ khi gặp “con ma rừng” đến nay, mình không dám đi qua đó vào buổi tối nữa”, ông A Rinh sợ hãi nói.

Xác nhận lời của ông A Rinh, ông A B’lã nói “Đúng đấy”. Theo ông A B’lã, không những ông A Rinh mà còn nhiều người khác đã gặp “con ma rừng” khi đi vào buổi tối qua khu rừng cấm này. Nếu ai đã gặp “con ma rừng”, đều phải về thịt trâu, bò, lợn làm lễ cúng mong “con ma rừng” đừng bắt mọi người trong gia đình phải bệnh tật, phải chết.

Người Giẻ Triêng quan niệm, người chết có một sức mạnh kinh khủng, có thể làm khuynh đảo trật tự cõi trần, linh hồn người chết có quyền bắt những người đang sống phải phục tùng nếu làm họ phật ý.

Nói về tục chôn cất người chết của người Giẻ Triêng, già làng A Rap cho biết, khi trong nhà có người chết, việc làm đầu tiên của những thành viên trong gia đình, dòng họ là phải nhanh chóng đưa người chết vào hòm đã chuẩn bị trước. “Mọi việc tiến hành rất nhanh, tránh để “con ma” vì lưu luyến mà ở lại trong nhà. Chính vì nỗi sợ “con ma” nên đối với các gia đình Giẻ Triêng, khi trong nhà có người già hoặc người đang bị bệnh thì những người khỏe mạnh phải vào rừng đốn gỗ, chuẩn bị cỗ quan tài thật chắc chắn đặt ở gần nhà nhằm chờ lo hậu sự”, già làng A Rap cho biết.

Tiến sĩ Nguyễn Hồng Nga, Nhà nghiên cứu văn hóa các dân tộc  Tây Nguyên cho biết, so với tục ma chay của nhiều dân tộc khác (như người Mông ở các tỉnh phía Bắc), sau khi người thân chết thì để lại nhà mấy ngày nhằm “tưởng nhớ” thì người Giẻ Triêng lại khiêng đi mai táng ngay.

“Nếu có một lời giải thích vì sao người Giẻ Triêng lại để quan tài nổi trên mặt đất thì đến nay vẫn chưa có kết quả thuyết phục. Nhưng một trong những điều mà người Giẻ Triêng xưa truyền lại cho thế hệ ngày nay là họ quan niệm người chết cũng như người sống. Phải để “con ma” trên mặt đất cho tiện bề đi lại, được về buôn làng uống rượu, ăn cơm cùng gia đình.  Nhưng điều này lại khá mâu thuẫn với văn hóa… sợ ma của người Giẻ Triêng. Còn nếu nói chỉ những người quyền quý mới được táng trong nghĩa địa này thì không đúng, bởi qua nghiên cứu, chúng tôi thấy hầu hết mọi người chết đều được đưa vào đây. Chỉ có phân biệt, người giàu thường được táng bằng quan tài sắt, nhôm hoặc gỗ quý và cây gỗ to. Còn nhà nghèo thì gỗ đơn giản hơn”, TS Nguyễn Hồng Nga phân tích.

Giải mã bí ẩn những chiếc quan tài treo

 

Những ngôi mộ mà người Giẻ Triêng “táng nổi” hiện nay.
Những ngôi mộ mà người Giẻ Triêng “táng nổi” hiện nay.

 

Trao đổi với chúng tôi, PGS.TS Nguyễn Lân Cường, Hội Khảo cổ học Việt Nam cho biết: Cách gọi “táng treo” của người Giẻ Triêng là thói quen, nếu gọi đúng phải là “lộ thiên táng”.

“Ở đó người xưa họ cho người chết vào những chiếc quan tài độc mộc, rồi họ đưa vào những hang động nằm cao trên núi, hoặc là treo lên các vách núi cao chót vót. Còn qua tìm hiểu cách táng của người Giẻ Triêng thì sau khi chết, họ cho vào quan tài, sau mang vào rừng, rồi đóng cọc đặt lên trên. Cho nên cách gọi “lộ thiên táng” là chính xác hơn, có nghĩa là táng như lộ ra ngoài trời”, PGS.TS Nguyễn Lân Cường giải thích.

Cũng như cách táng treo (huyền táng) của người cổ xưa ở một số quốc gia như Trung Quốc, Indonesia, hay ở trong nước như phía Tây Thanh Hóa và Sơn La của Việt Nam, hình thức táng treo có từ rất lâu. Cho đến nay, ông Cường cũng chưa có công trình khảo cổ nào về những chiếc quan tài của người Giẻ Triêng nên chưa thể đưa ra các nhận định chính xác được. Đa số các hình thức an táng của cộng đồng người dân tộc thiểu số đều xuất phát từ văn hóa vùng miền, của cộng đồng hoặc hủ tục đã lâu đời.

PGS.TS Nguyễn Lân Cường cho biết, ở nước ta, từ thời cổ đại cho đến ngày nay, có mấy hình thức táng gồm địa táng (chôn), hỏa táng (đốt), huyền táng (treo), dã táng (bỏ xác trong rừng cho thú ăn), lộ thiên táng (để trên mặt đất) và thiền táng (hay còn gọi là tượng táng – ngồi thiền cho đến chết). Trong đó địa táng là phổ biến nhất và gần như dân tộc nào ở Việt Nam cũng áp dụng.

Cũng như quan điểm của PGS.TS Nguyễn Lân Cường, TS Nguyễn Hồng Nga cho biết, từ lâu, trong cộng đồng người Giẻ Triêng ở tỉnh Kon Tum đã có tập tục không chôn người chết xuống đất, mà chỉ đặt vào quan tài bằng gỗ rồi dùng dây treo vào những cành cây lớn, hoặc đặt trên giá gỗ, sau đó cứ để như vậy cho đến khi quan tài và người chết mục rữa, tan biến hòa tan với cây cối, núi rừng.

“Đây là hình thức táng rất ô nhiễm môi trường và dễ gây nhiễm bệnh tật đối với những ai bước vào khu nghĩa địa này. Cũng may là đến nay hình thức táng này không còn tồn tại nữa nhưng người Giẻ Triêng lại chuyển sang “táng nổi”. Điển hình là dọc đường vào làng Vai Trang, hàng loạt ngôi mộ được người dân xây dựng hai bên đường. Khi có người chết, người Giẻ Triêng cho vào quan tài rồi đặt vào các ngôi mộ đã xây sẵn, có lợp mai tôn, rồi lấy nắp bằng ximăng đậy lại. Như vậy, quan tài hoàn toàn không hề nằm dưới lòng đất mà vẫn ở trên mặt đất. Hình thức táng kiểu này cũng gây ra những hệ lụy về lây nhiễm bệnh tật, do mùi xác thối vẫn thoát ra ngoài được”, TS Nguyễn Hồng Nga cho biết.

Theo ThS hóa học Hoàng Minh Nguyễn, hiện tượng mà người dân kể lại bị “ma đuổi” đó thực chất là một phản ứng hóa học bình thường, dân gian vẫn hay gọi là “ma trơi”. Đây là một hiện tượng tự nhiên có thể giải thích được bằng tri thức khoa học, không hề thần bí như nhiều người mê tín đã kể.

“Ma trơi” là hiện tượng các hợp chất phốt pho được hình thành từ quá trình phân hóa xác chết. Khi gặp không khí trong một số điều kiện sẽ bốc cháy thành các đốm lửa nhỏ với độ sáng khá nhỏ (xanh nhạt), lập lòe, khi ẩn khi hiện. Ban đêm mới thấy được ánh sáng đó còn ban ngày thì các đốm lửa này có thể bị ánh sáng mặt trời lóa khuất. Còn việc “con ma đuổi” là do khi con người chạy sẽ sinh ra một luồng khí chuyển động làm ngọn lửa bay theo chiều gió theo hướng người chạy.

“Hình thức táng như người Giẻ Triêng thực hiện, cả ngày xưa và hiện nay đều gây ô nhiễm môi trường, nếu người nào chết bởi các căn bệnh truyền nhiễm có thể phát tán mầm bệnh trong không khí. Khi người sống vào các khu táng này, dễ bị lây bệnh, sau nhiễm bệnh, ốm rồi chết. Những điều này chúng ta đều có thể giải thích bằng khoa học hiện đại chứ không phải do “con ma rừng” bắt bệnh, hay bắt chết gì cả”, ThS Hoàng Minh Nguyễn giải thích.

 

“Hình thức táng như người Giẻ Triêng cả ngày xưa và hiện nay đều không văn hóa và thiếu khoa học. Việc mai táng như vậy gây ô nhiễm môi trường, nếu người nào chết bởi các căn bệnh truyền nhiễm có thể phát tán mầm bệnh trong không khí. Khi người sống vào các khu táng này, dễ bị lây bệnh, sau nhiễm bệnh ốm rồi chết. Những điều này chúng ta đều có thể giải thích bằng khoa học hiện đại chứ không phải do “con ma rừng” bắt bệnh, hay bắt chết gì cả”.

ThS Hoàng Minh Nguyễn

Phùng Bình/Báo Gia đình & Xã hội

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Điệp khúc thời tiết tái diễn tại Hà Nội và miền Bắc trước khi đón 2 đợt không khí lạnh tăng cường

Thời sự - 9 phút trước

GĐXH – Theo dự báo thời tiết, trước khi đón đợt không khí lạnh tăng cường vào ngày 25 và 27/11, Hà Nội và miền Bắc tiếp tục tái diễn kiểu thời tiết lạnh về đêm và sáng, trưa chiều nắng hanh.

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Tin sáng 22/11: Thông tin mới nhất vụ 2 người trên xe rác rơi xuống sông mất tích ở Huế; 3 nữ sinh đánh gãy đốt sống cổ bạn cùng trường bị đình chỉ học

Xã hội - 11 phút trước

GĐXH - Xe chở rác rơi xuống sông được trục vớt thành công. Tuy nhiên, công tác tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích vẫn chưa có kết quả; hội đồng kỷ luật đã đưa ra hình thức kỷ luật đối với một số học sinh liên quan tới vụ nữ sinh lớp 11 bị đánh hội đồng, gãy đốt sống cổ.

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Gần 100 chiến sĩ công an, người nhái, lực lượng địa phương tìm kiếm nạn nhân mất tích trên sông Hương

Thời sự - 51 phút trước

Hàng trăm cán bộ, chiến sĩ công an, người nhái và các lực lượng phối hợp đã tham gia tìm kiếm 2 nạn nhân mất tích sau khi xe tải chở rác đâm sập lan can cầu treo Bình Thành (xã Bình Thành, thị xã Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế), rơi xuống sông Hương.

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Bắc Kạn: Dự án nhà máy thủy điện Khuổi Nộc 2 bị 'tuýt còi' do tận thu cát sỏi để khai thác vàng

Thời sự - 11 giờ trước

GĐXH - UBND tỉnh Bắc Kạn vừa yêu cầu đình chỉ hoạt động tận thu cát, cuội, sỏi làm vật liệu xây dựng tại dự án thủy điện Khuổi Nộc 2 huyện Na Rì do có dấu hiệu lợi dụng giấy phép tận thu vật liệu xây dựng để khai thác vàng trái phép.

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Tin tối 21/11: 3 người trong 1 gia đình rơi xuống vùng nước sâu may mắn được cứu sống; bắt giữ gần 1 tấn thực phẩm ăn lẩu nhiều người yêu thích

Xã hội - 11 giờ trước

GĐXH - Cơ quan chức năng huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết vừa kịp thời cứu một gia đình bị rơi xuống vùng nước ngập sâu; Tổng khối lượng thực phẩm bị bắt giữ là 982kg, tất cả số hàng hóa này đều không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy  điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Vụ kè sông ở Bắc Kạn bị thiệt hại do xả lũ: Nhà máy thủy điện Thác Giềng 1 báo cáo gì?

Đời sống - 13 giờ trước

GĐXH - Ngày 06/11/2024, nhà máy thuỷ điện Thác Giềng 1 có báo cáo liên quan đến việc xả lũ gây ảnh hưởng dự án kè khắc phục sạt lở bờ sông Chu, sông Cầu đoạn qua thị trấn Đồng Tâm, huyện Chợ Mới, tỉnh Bắc Kạn.

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Tham ô tài sản, hai cán bộ lĩnh án

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Ngày 21/11, TAND tỉnh Thừa Thiên Huế tuyên án đối với Nguyễn Vĩnh Linh (SN 1961, trú phường Tây Lộc, TP Huế) và Nguyễn Như Quỳnh (SN 1975, trú phường Vĩnh Ninh, TP Huế) về "Tham ô tài sản" và "Vi phạm quy định về kế toán gây hậu quả nghiêm trọng".

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Hà Nội: Phát hiện gần 150 bộ hài cốt khi thi công cống thoát nước trên phố Tây Sơn

Đời sống - 14 giờ trước

GĐXH - Trong quá trình thi công, cải tạo đường và hệ thống thoát nước tại ngõ 167 Phố Tây Sơn, phường Quang Trung, quận Đống Đa, (TP Hà Nội), nhóm công nhân tại đây đã phát hiện gần 150 bộ hài cốt.

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Phá đường dây làm giả giấy tờ của lực lượng vũ trang

Pháp luật - 14 giờ trước

GĐXH - Một đường dây chuyên làm giả giấy tờ, trong đó có những giấy tờ của lực lượng vũ trang nhằm mục đích lừa đảo vừa bị Công an quận Đống Đa triệt phá.

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Thủ đoạn lừa chạy thủ tục làm 'sổ đỏ' để chiếm đoạt tài sản

Pháp luật - 15 giờ trước

GĐXH - Lợi dụng tâm lý e ngại thủ tục hành chính và các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) của người dân, các đối tượng tự nhận bản thân có các mối quan hệ nên làm được nhanh khiến nhiều nạn nhân "nhẹ dạ, cả tin" sập bẫy.

Top