Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giải pháp về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh

GiadinhNet - Hiện nay, mất cân bằng giới tính khi sinh đang trở thành một trong những vấn đề “nóng” và nan giải đối với công tác dân số, đã và đang thu hút sự quan tâm của cộng đồng. Do những quan niệm sai lầm, tâm lý chuộng con trai hơn vẫn thể hiện rõ trong đời sống xã hội.

Theo dự báo của Tổng cục Dân số-KHHGĐ Việt Nam, với tình hình mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) như hiện nay, đến năm 2050 Việt Nam sẽ thiếu khoảng 2,3 - 4,3 triệu phụ nữ, tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể dẫn tới tan vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn, nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn.

Tại Việt Nam, MCBGTKS tuy diễn ra muộn hơn các nước châu Á, nhưng tốc độ gia tăng rất nhanh. Tỷ số giới tính khi sinh tăng từ 106,2 bé trai/100 bé gái (năm 2000) lên 112,2 bé trai/100 bé gái (năm 2014); năm 2015, tỷ số này là 112,8 bé trai/100 bé gái, và năm 2016 là 112,2 bé trai/100 bé gái. Theo các chuyên gia lĩnh vực dân số, nếu tình trạng này vẫn tiếp tục gia tăng, dự tính đến năm 2050 Việt Nam sẽ có khoảng từ 2,3 đến 4,3 triệu nam giới không tìm được vợ.

Tình trạng MCBGTKS đang diễn ra khá nghiêm trọng, không chỉ ở thành thị và cả khu vực nông thôn. MCBGTKS ở nước ta có nguồn gốc sâu xa là tình trạng bất bình đẳng giới, quan niệm cũ "trọng nam, khinh nữ" tồn tại và chi phối nếp nghĩ, nếp sống của người Việt cả nghìn năm qua. Tư tưởng lạc hậu này ảnh hưởng nghiêm trọng xã hội và chống lại vấn đề bình đẳng giới.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Hậu quả, nam giới sẽ bị dư thừa so với nữ giới trong cùng một thế hệ. Họ có thể phải đối mặt với những khó khăn nghiêm trọng khi tìm kiếm bạn đời; sẽ diễn ra tình trạng trì hoãn hôn nhân trong nam giới hoặc gia tăng tỷ lệ sống độc thân. 

Việc thiếu hụt phụ nữ sẽ tạo ra những hậu quả không nhỏ về mặt xã hội và nhân khẩu học như: Gia tăng áp lực buộc các em gái phải kết hôn sớm, gia tăng nạn buôn bán phụ nữ và các hình thức bạo lực đối với phụ nữ và trẻ em gái. Trẻ em gái gặp các nguy cơ phải kết hôn sớm. Di cư trong nước và quốc tế nhằm mục đích kết hôn cũng có thể gia tăng, dẫn đến bất ổn xã hội.

Tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh dẫn đến hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị khi thế hệ trẻ em sinh ra hiện nay bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam thời điểm này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025 đến 2030). 

Mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ làm cho bất bình đẳng giới ngày càng gia tăng, tỷ lệ tội phạm liên quan đến tình dục sẽ ngày càng cao hơn và nạn buôn bán phụ nữ sẽ ngày càng nhiều. Tỷ lệ kết hôn của phụ nữ sẽ sớm hơn, sự tranh giành giữa những người đàn ông để có được người phụ nữ và tỷ lệ phụ nữ tái hôn sẽ cao hơn.

Các quốc gia và vùng lãnh thổ như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan đã phải “nhập khẩu” cô dâu và phần lớn trong số phụ nữ Việt Nam kết hôn với người nước ngoài đã trở thành cô dâu ở các nước và vùng lãnh thổ nói trên. Đây cũng là cảnh báo cho Việt Nam trong tương lai. 

Tuy nhiên có thể nhận thấy rõ ràng, đến khi Việt Nam phải đối mặt với sự thiếu hụt phụ nữ thì chúng ta khó có thể “nhập khẩu” được cô dâu từ nước láng giềng và sẽ đối mặt với vấn đề này khó khăn hơn các nước khác nhiều.

Nguy cơ MCBGTKS đã được cảnh báo, nhưng thực tế, chúng ta chưa có các biện pháp để giải quyết thỏa đáng vấn đề này. 

Đáng nói là 50% số tỉnh, thành phố trong cả nước có tỷ số (GTKS) năm sau cao hơn năm trước. Năm 2014, có 15 tỉnh, thành phố có tỷ số GTKS là 115 trẻ nam/100 trẻ nữ; sang năm 2016 con số này đã tăng lên 22 tỉnh, thành phố. 

Xu hướng này diễn ra không giống nhau tại các vùng trên cả nước. Vì vậy, giải quyết tình trạng MCBGTKS là vấn đề cấp bách, quan trọng, cần sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

Vấn đề này được Đảng và Nhà nước chỉ đạo cụ thể trong Chiến lược quốc gia về Dân số và Sức khỏe sinh sản giai đoạn 2011 - 2020; Chương trình hành động quốc gia về Bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 và các văn bản chính sách, hướng dẫn triển khai thực hiện khác. 

Mặc dù, đã được chú trọng chỉ đạo, tăng cường về truyền thông, vận động và can thiệp, song tình trạng MCBGTKS vẫn có dấu hiệu gia tăng cả về tỷ số cũng như địa bàn, khu vực...

Chính vì vậy, Nghị quyết T.Ư 6, khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới đã đặt ra mục tiêu: Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về quy mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển kinh tế - xã hội. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên... 

Như vậy, giảm dần tình trạng MCBGTKS là việc làm cấp bách để đến năm 2030, tỷ số giới tính khi sinh ở mức dưới 109 bé trai/100 bé gái.

Thực tế thời gian vừa qua, những biện pháp nhằm giảm tỷ lệ MCBGTKS chưa đáp ứng được yêu cầu, bởi phần lớn mới chú trọng về kỹ thuật, cấm siêu âm, chẩn đoán giới tính, cấm phá thai lựa chọn giới tính... Trong khi đó, biện pháp căn bản, cốt lõi cần tiếp tục kiên trì thực hiện là thay đổi tư duy người dân. 

Đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về mức sinh học bình thường là một việc khó và không thể đạt được trong ngày một, ngày hai.

Hơn lúc nào hết, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, trong đó đẩy mạnh truyền thông thay đổi hành vi, tập trung tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục người dân nhận thức nguy cơ của MCBGTKS để mọi người tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính trước sinh. 

Đồng thời, tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật...

Tỷ số giới tính khi sinh liên quan đến vấn đề văn hóa, phong tục, tập quán của người dân từ hàng ngàn năm nay nên chúng ta phải ứng xử với việc mất cân bằng giới tính khi sinh như là một vấn đề văn hóa. Chúng ta không thể nóng vội mà phải làm từng bước, huy động cả hệ thống chính trị và thực hiện đồng bộ các giải pháp. 

Để giảm được tỷ số giới tính khi sinh, phải có chính sách ưu tiên đối với phụ nữ, ưu tiên đối với những gia đình sinh con một bề là gái chứ không chỉ dừng lại ở bình đẳng giới. 

Cần rà soát sửa đổi, bổ sung chính sách, pháp luật, tuyệt đối cấm mọi hình thức lựa chọn giới tính khi sinh.

Tuy nhiên, trong tất cả các giải pháp quan trọng nhất vẫn là truyền thông, giáo dục thay đổi hành vi của người dân. 

Bên cạnh đó, việc tăng cường cam kết chính trị phải được đặt lên hàng đầu bởi một mình ngành dân số không thể đạt được sự thành công trong việc kiểm soát, giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh nếu không có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị với sự tham mưu nòng cốt của ngành Dân số-KHHGĐ và sự tham gia tự nguyện của người dân.

M.A (th)

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Top