Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giảm tử vong nhờ...cô đỡ thôn bản

Thứ tư, 09:14 05/10/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Theo TS. Lưu Thị Hồng - Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế), đào tạo cô đỡ thôn bản là phương án cần thiết tại chỗ để làm giảm tử vong mẹ, tử vong trẻ sơ sinh, góp phần đạt mục tiêu Thiên niên kỷ vào năm 2015.

Người bạn thân thiết với bà con

Là người gắn bó với lớp đào tạo cô đỡ thôn bản từ nhiều năm nay, bà Vi Thị Hoa,  Phó Giám đốc Sở Y tế Điện Biên chia sẻ: Điện Biên là tỉnh có tỷ số tử vong mẹ cao nhất vùng Tây Bắc - Tây Nguyên với tỷ số là 249/100.000 trẻ con sống. Cũng như các địa phương có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số, bà con ở các bản xa xôi của Điện Biên chủ yếu nằm trong vùng đặc biệt khó khăn.
 
Trước đây, bà con lo đủ ăn đủ mặc đã vất vả nói gì đến việc có tiền để đi mua thuốc khám, chữa bệnh. Đường sá lại xa xôi nên việc tiếp cận với các dịch vụ y tế càng thêm phần khó khăn. Ngoài ra, tập tục của người dân thường để sản phụ đẻ tại nhà, không cho người ngoài đỡ... dẫn đến những tai biến sản khoa vô cùng đáng tiếc. Nhiều bà mẹ, em bé đã tử vong vì lý do rất nhỏ... Việc tư vấn, quản lý thai sản, khám thai định kỳ ở đây cực kỳ khó khăn.
Từ năm 2009 đến nay, Điện Biên đã phối hợp cùng các tổ chức đào tạo 35 cô đỡ thôn bản cho 35 thôn tại hai huyện Mường Chà và Điện Biên Đông.  Các cô đỡ là người địa phương, được thôn, bản giới thiệu và rất có uy tín trong cộng đồng. "Sản phụ ngày trước được đỡ đẻ theo kinh nghiệm dân gian (gọi là bà đỡ dân gian), nay được các cô đỡ thôn bản đỡ theo kiến thức khoa học, bài bản. Từ ngày các cô đỡ thôn bản đưa "ánh sáng y tế" về với 35 bản làng nghèo, các trường hợp tử vong mẹ, tử vong sơ sinh giảm hẳn",  bà Vi Thị Hoa vui mừng chia sẻ.
 

Đào tạo cô đỡ thôn bản đã góp phần vào việc hoàn thiện mạng lưới chăm sóc SKSS dựa vào cộng đồng. Ảnh: P.V

 
Điện Biên là một trong số nhiều tỉnh trong cả nước được hỗ trợ đào tạo cô đỡ thôn bản. Mỗi một lớp học kéo dài trong 6 tháng, đào tạo tại chỗ. "Gọi là cô đỡ thôn bản, nhưng lực lượng này cũng chính là người tư vấn, vận động nhân dân đến khám bệnh tại các cơ sở y tế; phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai, đỡ đẻ tại nhà bằng gói đẻ sạch. Các cô có thể tiên lượng được những trường hợp không thể đẻ được tại nhà, chuyển lên trạm xá, nhằm đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé", TS. Lưu Thị Hồng nói.

Góp phần hoàn thiện mạng lưới chăm sóc SKSS

Ở Việt Nam, các khu vực miền núi, vùng dân tộc ít người, tỷ lệ tử vong mẹ thường cao hơn gấp 3-4 lần so với khu vực thành thị, vùng đồng bằng. Ghi nhận vai trò đặc biệt quan trọng của lực lượng cô đỡ thôn bản tại các vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, TS. Lưu Thị Hồng khẳng định: "Cùng với mạng lưới cộng tác viên dân số, y tế cơ sở, cô đỡ thôn bản góp phần vào việc hoàn thiện hơn mạng lưới cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS dựa vào cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số".

Theo số liệu của Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, năm 2009, trung bình tỉ lệ phụ nữ sinh đẻ do cán bộ được đào tạo hỗ trợ, chăm sóc trên cả nước đạt 94,8%. Tuy nhiên, vẫn còn 5,2% số bà mẹ trong toàn quốc, 20% số bà mẹ ở các tỉnh miền núi Tây Bắc khi đẻ chưa được cán bộ y tế hỗ trợ, chăm sóc. Năm 2010, tỷ số tử vong mẹ là 68,3 bà mẹ tử vong trên 100.000 trẻ còn sống, giảm 0,7 điểm so với năm 2009.

Điều tra mới đây của Bộ Y tế cho thấy, vùng miền núi Tây Bắc là địa bàn có số tử vong mẹ cao nhất -169/100.000. Trong khi đó, theo các nghiên cứu, nếu triển khai tốt các biện pháp, chúng ta có thể tránh được tử vong mẹ lên tới 77,6%. Còn theo Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc, nguy cơ tử vong cao nhất là vào ngày đầu tiên sau khi sinh, vì theo ước tính có khoảng từ 25% - 45% trẻ sơ sinh tử vong trong ngày đầu mới lọt lòng mẹ. Những nguy cơ như nhiễm khuẩn, viêm phổi, uốn ván, tiêu chảy, ngạt thở và đẻ non gây ra tới 86% số trường hợp tử vong ở trẻ sơ sinh.

Để ngăn ngừa và giảm thiểu tình trạng trên, từ năm 2007, Chính phủ Hà Lan đã tài trợ cho Bộ Y tế Việt Nam thực hiện Chương trình "Giảm tử vong mẹ và tử vong sơ sinh hướng tới đạt mục tiêu thiên niên kỷ 2006 - 2010", đào tạo kỹ năng cho hơn 300 cô đỡ thôn bản tại 14 tỉnh miền núi, trong đó tại vùng núi phía Bắc có 10 tỉnh và Tây Nguyên có 4 tỉnh.
 
Trong vòng 10 năm, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em phối hợp với UNFPA, chính phủ Hà Lan, UNICEF đã đào tạo 1.000 cô đỡ thôn bản. Các cô đỡ được đào tạo đã góp phần tư vấn và phát hiện chuyển tuyến kịp thời các trường hợp thai phụ có nguy cơ cao trên địa bàn của mình. Có nơi, người dân vẫn sinh con tại nhà, các cô đỡ đã đến tận nơi để giúp. Bên cạnh đó, trong năm qua, đã cấp 30.000 gói đẻ sạch cho các thôn bản vùng đặc biệt khó khăn của 32 tỉnh.

Tiếp theo dự án quốc tế hiệu quả này, trong năm 2011, trong khuôn khổ Dự án mục tiêu quốc gia về sức khỏe sinh sản, Bộ Y tế đã hỗ trợ cho tỉnh Quảng Ninh đào tạo 15 cô đỡ thôn bản cho các vùng đặc biệt khó khăn. Thông tin từ Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, hiện nay, Bộ Y tế cũng có kế hoạch đưa chương trình đào tạo cô đỡ thôn bản vào Dự án mục tiêu quốc gia về sức khỏe sinh sản năm 2012.

"Đào tạo cô đỡ thôn bản góp phần vào việc hoàn thiện mạng lưới chăm sóc SKSS dựa vào cộng đồng tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh, phấn đấu đạt mục tiêu thiên niên kỷ vào năm 2015 là giảm 3/4 tỷ lệ tử vong mẹ (tương đương với tỷ số 57,3 bà mẹ/100.000 trẻ còn sống), tăng tỷ lệ ca đẻ có người đỡ có kỹ năng".
 
TS. Lưu Thị Hồng
(Phó Vụ trưởng Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em, Bộ Y tế)
 
"Sản phụ ngày trước được đỡ đỡ đẻ theo kinh nghiệm dân gian (gọi là bà đỡ dân gian), nay đã được các cô đỡ thôn bản đỡ theo kiến thức đào tạo. Từ ngày cô đỡ thôn bản đưa "ánh sáng y tế" về với 35 bản làng nghèo, các trường hợp tử vong mẹ, tử vong sơ sinh giảm hẳn".
 
Bà Vi Thị Hoa
(Phó Giám đốc Sở Y tế Điện Biên)

Võ Thu

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Chạy bộ có làm tăng mức testosterone không?

Dân số và phát triển - 6 giờ trước

Chạy bộ là một trong những phương pháp hiệu quả để thúc đẩy quá trình sản xuất testosterone tự nhiên của cơ thể. Tập trung vào các bài chạy nước rút ngắn, cường độ cao sẽ mang lại lợi ích vượt trội, giúp tăng cường nồng độ hormone quan trọng này một cách đáng kể.

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Hướng dẫn cách tính lượng calo cần thiết cho trẻ dậy thì

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Để hỗ trợ quá trình dậy thì cho trẻ, việc bổ sung đủ năng lượng (calo) đóng vai trò rất quan trọng. Vậy làm sao để biết con mình cần khoảng bao nhiêu calo mỗi ngày?

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

4 lưu ý trong chế độ ăn giúp tăng sức khỏe tinh trùng

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Nghiên cứu mới cho thấy, chế độ ăn uống, đặc biệt là chế độ ăn Địa Trung Hải có thể tạo ra sự khác biệt thực sự đối với chất lượng tinh trùng và khả năng sinh sản ở nam giới.

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Nhóm phụ nữ nào dễ mắc ung thư buồng trứng?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Dấu hiệu ung thư buồng trứng thường không rõ ràng, mơ hồ nên nhiều trường hợp chẩn đoán muộn. Hiểu rõ các đối tượng nguy cơ cao giúp nâng cao nhận thức và phòng ngừa sớm.

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

6 món ăn ngon bổ sung collagen tốt cho da và khớp

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Collagen là yếu tố quan trọng giúp da săn chắc, đàn hồi và khớp linh hoạt. Bổ sung collagen qua thực phẩm là cách hiệu quả để hỗ trợ sức khỏe da và khớp từ bên trong.

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Người phụ nữ 56 tuổi nhập viện vì u buồng trứng xoắn khủng, chị em cảnh giác khi có dấu hiệu này

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Đau bụng nhiều vùng hạ vị kèm theo nôn ói, người phụ nữ đi khám phát hiện khối u buồng trứng xoắn kích thước khủng.

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Vì sao hạt bí ngô tốt cho nam giới?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hạt bí ngô giàu chất chống oxy hóa, vitamin, khoáng chất rất tốt cho tim mạch và hệ miễn dịch, đồng thời giảm viêm. Lợi ích của hạt bí ngô với nam giới có thể giúp giảm nguy cơ ung thư, cải thiện sức khỏe tuyến tiền liệt, sức mạnh tinh trùng.

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

4 biện pháp lối sống giúp giảm triệu chứng tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Khi bước vào tuổi 40, cơ thể phụ nữ trải qua những biến đổi đáng kể ở thời kỳ chuyển tiếp trước khi mãn kinh. Giai đoạn tiền mãn kinh mang đến nhiều thách thức như thay đổi tâm trạng, tăng cân, kinh nguyệt không đều và giảm khối lượng cơ.

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Phường Hà Đông (Hà Nội) đẩy mạnh công tác truyền thông hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Sáng nay (11/7), Trạm Y tế phường Hà Đông đã tổ chức truyền thông lưu động hưởng ứng Ngày Dân số Thế giới 11/7.

Top