Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giãn cuống tim, tử cung vì ăn thịt lợn "bẩn"

Thứ tư, 13:27 13/11/2013 | Sống khỏe

Những chất được dùng để kích nạc được phát hiện là Clenbuterol và Salbutamol. Đây là hai chất thuộc nhóm Beta – Agonists, thuộc nhóm các hooc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung.

Thời gian vừa qua, hàng loạt những thực phẩm bẩn bị các cơ quan chức năng phát hiện và công bố trên các phương tiện truyền thông đại chúng. Bài toán tìm thực phẩm sạch cho gia đình khiến nhiều bà nội trợ phải đau đầu suy nghĩ.

Hà Nội: tuyệt chủng thực phẩm sạch

Hà Nội là thị trường tiêu thụ một lượng lớn gà nhập lậu từ Trung Quốc. Gần đây, cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) công bố đã phát hiện 5 mẫu thịt gà lấy trên thị trường có tồn dư kháng sinh cloramphenicol và sulfadiazine.

Đây là các loại kháng sinh độc hại, từ lâu đã bị cấm sử dụng trong chăn nuôi vì ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Khi vào cơ thể, cloramphenicol gây ức chế hệ thống tủy xương, gây suy giảm bạch cầu, tiểu cầu và hồng cầu, gây thiếu máu, kích thích hệ thống tiêu hóa, suy giảm hệ miễn dịch và gây còi xương, chậm lớn ở trẻ.

Giãn cuống tim, tử cung vì ăn thịt lợn "bẩn" 1
Hầu hết gà bày bán ở các khu chợ đều không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Điều đáng nói, những chất độc hại này chủ yếu có trong loại gà nhập lậu không rõ nguồn gốc. Gà nhập lậu được nuôi từ 1 đến 1,5 năm. Khi nuôi, người nuôi thường tiêm vacxin, trộn kháng sinh vào thức ăn để ngừa bệnh cho gà. Bởi vậy, chúng có lượng kháng sinh tồn dư rất cao. Với giá bán chỉ khoảng 55 đến 60 nghìn đồng (bằng ½ giá gà ta), loại gà này vẫn được tiêu thụ rất nhiều trên thị trường Hà Nội.

Những chú gà được nuôi bằng “công nghệ” này chỉ mất khoảng 40 ngày từ khi chui khỏi trứng để đạt trọng lượng 3,5 kg (bằng với nửa chu kỳ chăn nuôi thông thường). Theo Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV) thì có tới 18 loại kháng sinh, bao gồm cả những loại kháng sinh đã bị cấm lưu hành đã được các chủ trang trại trộn vào thức ăn cho gà kể từ khi chúng mới sinh ra.

Cũng vậy, thịt lợn là một trong những loại thực phẩm thiết yếu, được sử dụng nhiều trong đời sống. Tuy nhiên, việc các đơn vị chức năng phát hiện một số đại lý bán thuốc thú y, cơ sở chăn nuôi sử dụng một số chất trong diện cấm nhằm kích thích tạo nạc trong thịt lợn khiến dư luận vô cùng lo lắng.

Giãn cuống tim, tử cung vì ăn thịt lợn "bẩn" 2
Thịt lợn là thực phẩm phổ biến nhất nhưng cũng chứa hóa chất độc hại.

Những chất được dùng để kích nạc được phát hiện là Clenbuterol và Salbutamol. Đây là hai chất thuộc nhóm Beta – Agonists, thuộc nhóm các hooc môn tự nhiên, có nguồn gốc từ các Catecholamines có tác dụng làm giãn cơ cuống phổi, giãn cơ tử cung, đồng thời kích thích giải phóng insulin và quá trình phân giải glucose. Gây ra bệnh ung thư, nhược cơ và tổn hại hệ thần kinh cho người khi nhiễm những chất độc này.

Dân ngắc ngoải vì cá ăn… chất thải

Yên Sở (Hoàng Mai, Hà Nội) vốn là làng cá lớn nhất Thủ đô. Tuy chỉ có gần 20 hộ dân nhưng canh tác hơn 100 ha diện tích đầm hồ. Mỗi ngày, nơi đây cung cấp hàng chục tạ cá cho tất cả các chợ trên địa bàn Hà Nội.

Cách đây vài ngày, dư luận một lần nữa rùng mình khi biết rằng: số cá họ tiêu thụ hàng ngày được nuôi bằng nước thải. Phải chăng, đây là lí do vì sao, giá nhập cá ở đây rẻ hơn so với các địa phương khác?

Giãn cuống tim, tử cung vì ăn thịt lợn "bẩn" 3
Cá bày bán ở hầu hết các chợ đều "xuất thân" từ Yên Sở (Hoàng Mai) - nơi chúng được nuôi bằng nước thải.

Khu vực Yên Sở vốn vắng vẻ, xa khu dân cư, ít người qua lại. Dường như đó là lí do từ lâu, đầm hồ nuôi cá ở Yên Sở đã trở thành bãi thải của các xe bồn dọn vệ sinh. Điều đáng nói, không riêng gì Yên Sở, tại một số điểm nuôi cá khác ở Hà Nội cũng được nuôi bằng nước thải.

Theo công ty vệ sinh môi trường đô thị Hà Nội: Mỗi ngày, tính riêng các quận nội thành có đến hàng trăm tấn chất thải gầm cầu được thu gom. Tuy nhiên, chỉ có duy nhất một hệ thống xử lí chất thải này do công ty quản lý và vận hành tại Cầu Diễn nhận làm, mỗi năm xử lý khoảng 500 tấn rác thải. Điều đáng nói, chưa có bất cứ một doanh nghiệp nào đăng kí với công ty để thuê xử lí chất thải. Vậy, số rác thải đó đổ đi đâu nếu không phải là thải xuống các ao, hồ, đầm, lầy?

Cá sống bằng nước thải bề ngoài không khác biệt cá nuôi bình thường. Thậm chí chúng còn lớn nhanh và béo hơn. Tuy nhiên, khi được nuôi bằng nước thải, cá bị nhiễm khuẩn Ecoli và các loại kí sinh trùng như: sán lá, sán dây,… gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người tiêu dùng.

Dường như con người đang tự đầu độc đồng loại và chính bản thân mình. Thực phẩm không thể “tự bẩn”. Vậy mà, hầu hết đồ ăn thức uống bây giờ đều không đảm bảo vệ sinh. Thế nhưng, có thực mới vực được đạo, dù biết thực phẩm bẩn tràn lan, đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe của gia đình, nhiều bà nội trợ vẫn phải nhắm mắt làm ngơ.
 
Theo Phunutoday
lehuong
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người đàn ông phát hiện cùng lúc 5 bệnh từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 51 phút trước

GĐXH - Sau khi thăm khám, ông H. được chẩn đoán xác định mắc viêm teo dạ dày C2 - viêm hành tá tràng do nhiễm Helicobacter pylori, rối loạn chuyển hóa lipid máu, sỏi túi mật và rối loạn giấc ngủ.

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Nên tiêu thụ bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Sống khỏe - 3 giờ trước

Vitamin D còn được gọi là 'vitamin ánh nắng mặt trời', đóng vai trò quan trọng đối với xương, chức năng miễn dịch và sức khỏe tổng thể… Vậy nên bổ sung bao nhiêu vitamin D mỗi ngày là tốt nhất?

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Uống 1 cốc nước vào buổi sáng hàng ngày, cơ thể sẽ có 4 thay đổi này trong thời gian ngắn

Sống khỏe - 3 giờ trước

GĐXH - Nhiều người sẽ cảm thấy khô và đắng trong miệng sau khi thức dậy. Đó là vì chúng ta không uống nước trong suốt một đêm dài. Lúc này, cơ thể cần bổ sung nước gấp.

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

6 chất dinh dưỡng thiết yếu và lý do cơ thể cần chúng

Sống khỏe - 3 giờ trước

Các chất dinh dưỡng thiết yếu là những chất mà cơ thể cần để thực hiện các chức năng cơ bản và phát triển...

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân chấn thương cột sống do tai nạn lao động

Sống khỏe - 15 giờ trước

Bệnh viện Đa khoa tỉnh Ninh Thuận vừa thực hiện thành công ca phẫu thuật cố định cột sống bằng vít qua cuống cho bệnh nhân nam, bị chấn thương do cây dừa đè lên vùng lưng trong một vụ tai nạn lao động.

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Mùa hè, 4 dấu hiệu cơ thể cảnh báo bạn đang bị nóng gan

Bệnh thường gặp - 16 giờ trước

GĐXH - Nóng gan không phải là bệnh quá nguy hiểm, tuy nhiên nếu không chủ động điều trị thì lâu dài có thể tiến triển thành các loại bệnh gan như: Suy gan, xơ gan, thậm chí là ung thư gan.

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Đau cổ tay kéo dài, cô gái 23 tuổi bất ngờ phát hiện mắc ung thư

Y tế - 18 giờ trước

GĐXH - Bệnh nhân đến viện trong tình trạng khối u lan khắp mặt trước cổ tay, kéo dài ra hai bên, tiến sát khuỷu tay, với kích thước khoảng 12 - 13 cm chiều dài, gần 8 cm chiều ngang và độ dày 5 - 7 cm.

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Những rủi ro ít người biết khi dùng vitamin tổng hợp

Sống khỏe - 19 giờ trước

Khi nhịp sống bận rộn và chế độ ăn uống không đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, vitamin tổng hợp (multivitamin) ngày càng trở nên phổ biến như một lựa chọn tiện lợi để bổ sung vi chất cho cơ thể. Tuy nhiên, ít ai biết rằng việc sử dụng vitamin tổng hợp không đúng cách có thể tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe.

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Người phụ nữ 37 tuổi phát hiện u dưới niêm mạc thực quản kích thước lớn từ dấu hiệu nhiều người Việt bỏ qua

Bệnh thường gặp - 19 giờ trước

GĐXH - Sau khi nội soi thực quản dạ dày, các bác sĩ phát hiện một khối u dưới niêm mạc kích thước lớn. Trước đó, bệnh nhân có cảm giác nuốt vướng, nuốt nghẹn...

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Từ 1/7, không khám chữa bệnh ở bệnh viện vẫn có thể được BHYT chi trả

Y tế - 20 giờ trước

Từ ngày 1/7, Luật sửa đổi, bổ sung Luật Bảo hiểm y tế 2024 có hiệu lực thì phạm vi được hưởng quyền lợi khám chữa bệnh của người tham gia BHYT mở rộng hơn.

Top