Gian nan truyền thông hạn chế kết hôn cận huyết tại Đắk Lắk (1): Những quan niệm lạ lùng
GiadinhNet - Ở đây, có những cháu mới 13- 14 tuổi đã đòi bỏ học để lấy nhau. Trong buôn, trong xã ít người học đến cấp 3 lắm! Trong hôn nhân, đồng bào dân tộc Tây Nguyên không tính theo thứ đời, chỉ cần nhìn vào “lý lịch” không cùng họ, nam nữ tự do cùng nhau xây dựng tổ ấm...
Do luật tục, người dân ở đây rất thích sinh con gái để được hưởng nhiều tài sản. Ảnh: Võ Thu. |
Với đồng bào dân tộc theo mẫu hệ ở Tây Nguyên, người phụ nữ là trụ cột gia đình, quyết định mọi thứ quan trọng, vừa làm việc, vừa sinh con, nuôi dạy con... “Cấu trúc” họ và tên ngược hoàn toàn với đồng bào người Kinh và các dân tộc khác. Thứ tự lần lượt là tên đệm – tên – họ. Với đàn ông, tên đệm thường gặp là “Y” (tương tự như Văn, Xuân... ở người Kinh), còn với phụ nữ, tên đệm là “H’” (tương tự như Thị). Người đàn ông ÊĐê, Gia Rai sau khi sinh được con trai, họ thường được gọi tên theo tên của con trai cả, kèm thêm tên đệm là “Ma”.
Thật may mắn cho tôi khi vừa đề nghị được vào thăm buôn làng Gia Rai thì chị Đỗ Thị Tuyết – Trạm trưởng Trạm Y tế thị trấn Ea Súp và chị Lương Thùy Trang – Cán bộ chuyên trách DS-KHHGĐ thị trấn, đã rất nhiệt tình làm “hướng dẫn viên”. Chúng tôi cùng vào thăm gia đình già làng H’Hút Siu (buôn B1).
Già H’Hút không sõi tiếng Kinh, chúng tôi phải nhờ chị H’Thiêu (nguyên cán bộ phụ nữ xã) phiên dịch hộ. Thắc mắc vì sao hôm nay nhà già có rất đông người đến, chúng tôi được biết: Làng đang phạt một cặp đôi họ Siu (ở buôn B2) trót “ăn cơm trước kẻng” nhưng không “ưng bụng” nên không lấy nhau. Khi hỏi chuyện bố của nhà trai, tôi được biết: “Không nhớ là đời thứ mấy nhưng giữa nhà gái và nhà trai có chung họ với nhau, vì luật tục là không được kết hôn hay qua lại nên bị phạt thôi!”.
Già làng H’Hút cho biết: “Bất kể là mấy đời, có lấy nhau hay không, chỉ cần trai gái trong họ “qua lại” với nhau, cũng bị làng phạt. Nếu lấy nhau thì cả hai nhà trai – gái cùng bị phạt, nếu không thì chỉ nhà trai bị phạt”. Hình thức phạt khá nặng: Một con trâu trắng, gà trắng, gạo trắng, lợn trắng... “Không ai có thể trốn được luật tục này! Nếu trốn hoặc “chây ì” không nộp phạt, cả dòng tộc, buôn làng sẽ kéo nhau tìm đến tận nhà, phạt nặng hơn”, chị H’Thiêu nói.
Theo truyền thống, khi đã đi lấy vợ, người nam không còn liên quan gì đến gia đình bên nội nữa. Họ sẽ ở rể tại nhà vợ cho đến khi nào ra riêng. Khi một trong hai người qua đời, con cái không được quyền tự ý phân chia tài sản mà phải chờ đợi sự “phán quyết” của cả dòng họ ngoại mà đứng đầu là già làng. Tài sản dù do người chồng hay cả hai vợ chồng cùng làm lụng, dù giàu hay nghèo, chăm chỉ hay không thì lúc chết đi, từ trâu, bò, ché rượu, nương rẫy, quần áo.... đều được đem ra phân chia hết cho mọi người trong họ. “Có nhiều người chồng chết đi, sau khi bị chia tài sản, vợ con không còn một cái gì đáng giá. Luật tục chia tài sản này không trừ một ai” – chị Trang nói. Đấy là lí do vì sao người dân ở đây rất thích sinh con gái để được hưởng nhiều tài sản.
“Đàn ông lấy vợ thường căn cứ vào hình dáng bề ngoài có đủ sức khỏe và khả năng làm vợ, làm mẹ trong tương lai chứ không căn cứ vào tuổi tác. Nếu quá độ tuổi theo tập quán quy định mà chưa thành đôi sẽ khó lấy chồng, thậm chí “ế chồng” nên tình trạng tảo hôn và kết hôn cận huyết vẫn còn tồn tại”.
(Chị H’Lê Niê- Trưởng phòng DS –KHHGĐ,Chi cục DS-KHHGĐ
tỉnh Đắk Lắk) |
Với đồng bào Tây Nguyên, già làng là người có tiếng nói quan trọng, quyết định nhất. Theo anh Y Mía KBuor – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ea Súp (huyện Ea Súp) thì mọi thứ phạt làng, cúng trời đất đều được thực hiện ở nhà già làng. Già làng có trách nhiệm xử phạt những người vi phạm trong làng, trong họ mình. Thế nhưng, làng chỉ phạt những trường hợp kết hôn cùng họ với nhau, còn tảo hôn thì không ai can thiệp.
“Ở đây, có những cháu mới 13- 14 tuổi đã đòi bỏ học để lấy nhau. Trong buôn, trong xã ít người học đến cấp 3 lắm! Chuyện tảo hôn là do hai đứa ưng nhau là chính, chẳng mấy bố mẹ ép buộc. Nhưng cũng có rất nhiều trường hợp “dở khóc dở cười” vì là con của các ông bố bà mẹ tảo hôn”– anh Y Mía nói. Giải thích thêm cho cảnh “tréo nghoeo” này, Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ea Súp nói: “Vợ chồng sinh con khi chưa có giấy đăng ký kết hôn nên không làm giấy khai sinh cho con được. Rồi đến tuổi các cháu đi học, các cháu không được nhập học vì không có giấy khai sinh, lúc đó bố mẹ mới “quáng quàng” đi làm. Thế nên, dù bị phạt tiền, họ cũng phải nộp. Tôi hỏi: Phạt có nặng không? - “Hình như là 70.000đ hay 80.000đ gì đó. Để càng muộn thì càng bị phạt nhiều! Không thiếu những cháu theo giấy tờ là 6-7 tuổi nhưng tuổi thực đã hơn 10 tuổi rồi mới đi học!”– anh Y Mía nói.
“Thế đám cưới của những cặp tảo hôn, bà con, cán bộ có tham dự không?”. Đáp lại câu hỏi của tôi, bố nhà trai bị phạt hôm nay nói: “Có chứ, phải tôn trọng lời mời của gia đình cô dâu – chú rể chứ! Đám cưới của những cặp vợ chồng tảo hôn, hoặc kết hôn cận huyết thống tất cả mọi người kể cả cán bộ xã, buôn... đều vui vẻ đến dự”. “Sao không cấm tham dự những đám cưới như thế để răn đe, tuyên truyền cho bà con?” – tôi hỏi anh Y Mía, anh cười đáp: “Lệ làng phải theo thôi, cấm sao được!”.
“Chỉ cần không cùng họ là có thể lấy nhau bất kể thứ đời” không phải là quan niệm “độc quyền” của người dân Gia Rai ở huyện Ea Súp. Dường như ở miền đất đỏ cao nguyên Đắk Lắk, ai ai cũng coi đó là “chuyện đương nhiên được phép”. Như lời bà H’Hút và chị H’Thiêu thì: “Người lớn cho phép lấy nhau như thế, chỉ cần “khác máu” là lấy nhau được mà!”. “Thậm chí, vì suy nghĩ chỉ cần không cùng họ, có trường hợp bố và con đẻ loạn luân, đã bị bắt bỏ tù!” – Phó Chủ tịch UBND thị trấn Ea Súp nói.
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?
Dân số và phát triển - 12 giờ trướcTỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.
Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcGĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...
Ung thư buồng trứng có chữa được không?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcUng thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?
Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTrẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?
Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcĐa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.
Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcNguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.
Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.
Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcGĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.
Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcSau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.
5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.
Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.