Gian nan truyền thông hạn chế kết hôn cận huyết tại Đắk Lắk (2): Cần giải pháp đồng bộ
GiadinhNet - “Trước đây, có những đứa trẻ sinh ra bị câm, điếc là do cha mẹ của chúng cùng một ông bà nội đấy!”- già làng H’Hút nói.
![]() |
Mô hình “Giảm tảo hôn, hôn nhân cận huyết” đang được triển khai tại 3 huyện của Đắk Lắk nhằm góp phần nâng cao nhận thức
của người dân. Ảnh: Võ Thu |
Rời nhà già làng H’Hút (buôn B1, thị trấn Ea Súp), theo lời “mách” của người trong buôn, cùng với chú Y M’Lai Kpá (tên thường gọi là Ma Biên) – nhân viên trạm y tế thị trấn Ea Súp, đồng thời là “phiên dịch viên”, chúng tôi tìm đến nhà bà H’Hép Siu và chú Y Kuê Hra – đây là một trong số những cặp vợ chồng kết hôn cận huyết thống trong buôn.
Vì không biết tiếng Kinh, không biết chữ nên khi chúng tôi hỏi tuổi, vợ chồng bà H’Hép Siu chỉ biết đưa chứng minh thư nhân dân ra cho chúng tôi xem. Bà H’Hép sinh năm 1936, còn ông Y Huê thua vợ 11 tuổi. Theo lời Ma Biên: Ông Y Kuê là con của anh trai, còn vợ ông- H’Hép là con của em gái bố ông (ông Y Kuê gọi em gái bố mình là mẹ vợ).
Ông Y Kuê và bà H’Hép có chung với nhau 6 người con: Bốn trai – hai gái nhưng chỉ có 5 người sống. Các anh chị đều đã lớn và lập gia đình riêng. Kể về người con trai thứ 4 đã mất từ lúc 6 tuổi, bà H’Hép nói: “Chẳng biết vì sao, từ khi sinh ra nó đã bị khuỳnh tay chân, không duỗi ra được, cứ ngồi rung cả ngày. Mọi sinh hoạt trong gia đình đều phải nhờ bố mẹ”. Nói rồi bà H’Hép thu chân, gập vuông khuỷu tay, đầu nghiêng nghiêng, ý chừng diễn tả lại cho chúng tôi xem điệu bộ của người con tật nguyền đã mất. “Tội nghiệp lắm! Không biết làm gì!” – ông Y Kuê ngậm ngùi.
Tưởng chừng tật nguyền chỉ giáng xuống đầu đứa con, nào ngờ, đến con của con trai cả ông bà (tức là “cháu đích tôn” theo quan niệm người Kinh) cũng bị ảnh hưởng. “Bố mẹ và cháu nó đã lên nương rẫy từ sáng rồi, chỉ có con chị nó ở nhà thôi” – bà H’Hép nói và chỉ tay sang một cô bé chừng 6 tuổi, trông nhỏ thó, gầy gò, nhút nhát nép sau lưng ông nội. Bé tên là H’Ngặt Siu, lí nhí nói: “Em trai thua cháu 2 tuổi. Từ khi sinh ra đã không có hai bàn chân, chỉ có gót chân tròn tròn, suốt ngày em chỉ ngồi, đi đâu cũng phải có người bế”.
Theo thống kê của ngành DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2005- 2010, tại 4 xã đầu tiên thực hiện Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống là Ea Kênh, Ea Phê (huyện Krông Pắk), xã Đắk Liêng, Bông Krang (huyện Lắk), có 82 cặp tảo hôn và 36 cặp kết hôn cận huyết thống. Đến năm 2012, Mô hình được mở rộng tại 15 xã của 3 huyện Lắk, Krông Pắk và Krông Ana... |
Anh trai là thông gia với hai em gái ruột
Cũng vì quan niệm không cùng họ là được phép lấy nhau, năm 2000, anh Y Tổng Êban và chị H’Lúc R’Ông đã kết hôn. Chị H’Lúc là con gái của ông Y Krưng Êban, anh Y Tổng là cháu gọi ông Krưng là cậu ruột. Một năm sau, họ sinh được một người con trai đặt tên Y Lực R’Ông.
Lúc chúng tôi đến thăm, đại gia đình ông Y Krưng Êban tập trung đông người. Hôm nay, con rể Y Tổng công tác trên tỉnh được nghỉ cuối tuần, về nhà nên anh em họ hàng đến nhà uống rượu. Bên chóe rượu cần nồng đượm, ông Y Krưng kể rất nhiều về truyền thống người đồng bào Mnông cũng như gia đình ông. Ông Y Krưng năm nay 70 tuổi, nguyên là Chủ tịch UBND xã Bông Krang. Hiện ông là Bí thư chi bộ buôn Yang Kring. Gia đình ông có 5 anh em, ông là con trai cả duy nhất, sau ông có 4 cô em gái (các con ông gọi là họ “dì”, con của em gái ông gọi ông là “cậu”). Vợ chồng ông Y Krưng có 5 người con, 2 trai 3 gái. Cũng vì truyền thống được phép lấy nhau miễn không cùng họ nên hai con gái của ông đều lấy con trai của các dì. Vậy là, ông Y Krưng là thông gia của hai em gái của mình.
Câu chuyện chùng xuống khi chúng tôi hỏi chuyện về cháu Y Lực. Y Lực năm nay 11 tuổi nhưng chỉ bé tẹo như trẻ lên ba. Được đặt trên manh chiếu nhỏ, Y Lực nằm còng queo trông rất tội nghiệp. Thấy con khóc, mẹ bé – chị H’Lúc bế con dậy cho cháu ngồi, hóa ra là Y Lực đòi uống nước. “Cháu không biết làm gì, mọi thứ sinh hoạt cá nhân phải có người khác giúp. Đặt đâu ngồi đấy, cháu không biết nói, chỉ biết cười và khóc thôi!” – chị H’Lúc sụt sịt tâm sự. Cũng theo chị, từ khi sinh ra, Y Lực đã mềm oặt. “Gia đình đưa đi khám, ban đầu người ta bảo là bị thiếu canxi, nhưng nuôi mãi, cháu cũng không khá hơn, cuối cùng, bác sĩ bảo: Cháu bị bại não” – anh Y Tổng ngậm ngùi cho biết. “Nó bị là bị từ trong bụng đấy! Người ta còn bảo cháu bị chất độc màu da cam” – mẹ cháu tiếp lời.
Tôi đưa hộp bánh, hộp sữa có hình siêu nhân mà trẻ con rất thích cho Y Lực, cháu không thể cầm chắc tay. Thấy tôi lạ, Y Lực nhìn tôi ngơ ngác, vân vê hộp sữa một hồi ra chiều thích thú, bất giác cười khềnh khệch khó hiểu rồi ném hộp sữa xuống nền nhà. chị H’Hương M’Buôn – cộng tác viên DS-KHHGĐ buôn Yang Kring xót xa: “Cả ngày cháu chỉ biết nằm, ai bế ngồi dậy thì ngồi. Nó khóc là cách ra dấu cho người khác biết cháu đang khó chịu và cần gì đó, đến cái dơ tay cũng không biết”.
Sau khi sinh Y Lực, nuôi mãi không lớn, chị H’Lúc và anh Y Tổng quyết định có thêm đứa con thứ hai trong nỗi lo nơm nớp sẽ giống người anh cả. Cháu Y Tuyên R’Ông ra đời khỏe mạnh khiến nỗi buồn đứa con tàn tật cũng vơi đi chút đỉnh. Khi chúng tôi hỏi: “Thế chị có nghĩ cháu Y Lực bị như vậy là do anh và chị có cùng một ông bà không?” – chị H’Lúc ôm con rồi lắc đầu: “Con bị như vậy chỉ biết khóc thôi! Không biết đâu, sao chỉ có thằng Y Lực bị vậy!”. Chị than thế là bởi em gái chị cũng lấy con của dì – em gái của bố chị, và may mắn, các cháu sinh ra, đến thời điểm này đều chưa có biểu hiện khác thường.
Theo chị H’Lê, Nhà nước đã ban hành Luật Hôn nhân và Gia đình nhưng thực tế Luật vẫn chưa tác động sâu và mạnh đến các tầng lớp nhân dân. Vì vậy, cần có giải pháp lâu dài, theo phương châm “mưa dầm, thấm lâu”. Ngoài nỗ lực của ngành Dân số, cần thiết phải có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, Chính quyền, ban ngành, đoàn thể, những người có uy tín trong buôn làng, dòng họ... nhằm tuyên truyền mạnh mẽ, sâu rộng trong cộng đồng để nâng cao nhận thức, thái độ hành vi của người dân. Tất cả nhằm mục đích cải thiện và nâng cao chất lượng giống nòi. |
“Nó tàn tật nên không ai dám rời nó nửa bước. Ông bà ngoại đã già yếu không thể trông cháu. Bố đi làm xa, mẹ cháu chỉ quanh quẩn chăm hết đứa lớn lại đến đứa bé, không thể đi nương làm rẫy được” – anh Y Chính Liêng Hót, người anh em đồng hao với anh Y Tổng, nói. Do đó, nguồn sống của cả gia đình nhờ vào thu nhập của anh Y Tổng và tiền hỗ trợ trẻ tàn tật của cháu Y Lực.
Nói đến đây, chị H’Lúc nhìn tôi rồi thủng thẳng: Không biết ở các nơi khác có cho lấy nhau như thế không nhưng ở đây người lớn bao đời nay cho phép như thế. “Xã khác thì không biết nhưng xã này, buôn này thì nhiều lắm. Đó là truyền thống từ hàng năm xưa rồi.” – ông Y Krưng Êban cho biết.
Chia tay chúng tôi, ông Y Krưng Êban còn nắm chặt tay tôi mà rằng: “Ngày trước không biết hậu quả nên người già cho các cháu kết hôn. Tôi cũng được tuyên truyền nhiều, từ nay không cho con cháu trong nhà lấy nhau nữa. Nhưng sự đã rồi, giờ chỉ cầu mong nhà nước lập cái nhà trẻ nào nuôi hộ thằng Y Lực tàn tật, để bố mẹ nó còn đi làm kinh tế”.
Theo thống kê của ngành DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk, từ năm 2005- 2010, tại 4 xã đầu tiên thực hiện Mô hình can thiệp làm giảm tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết thống là Ea Kênh, Ea Phê (huyện Krông Pắk), xã Đắk Liêng, Bông Krang (huyện Lắk), có 82 cặp tảo hôn và 36 cặp kết hôn cận huyết thống. Đến năm 2012, Mô hình được mở rộng tại 15 xã của 3 huyện Lắk, Krông Pắk và Krông Ana. Tuy đã triển khai mạnh mẽ đến các đối tượng đích, nhưng trong năm 2011, 11 xã thuộc Mô hình vẫn có 25 cặp tảo hôn và 4 cặp kết hôn cận huyết.
Tình trạng này, theo chị H’Lê Niê – Trưởng phòng DS-KHHGĐ, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Đắk Lắk, đang rất nhức nhối, xảy ra hầu khắp 44 thành phần dân tộc (chiếm gần 32% dân số toàn tỉnh). Nguyên nhân một phần do tâm lý đã ăn vào máu của người dân khi họ nghĩ rằng: Để con cháu mình kết hôn với nhau thì sẽ được gần gũi hơn, gia sản được bảo toàn cho họ tộc, đặc biệt, đây được coi là điều tốt đẹp đáng tự hào cho dòng tộc của mình.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 3 giờ trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 1 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcMặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.