Giáo dục tuần qua: Không tăng học phí năm học 2022 - 2023; bé trai bị giáo viên tát tím má
GĐXH - Chính phủ quyết định không tăng học phí năm học 2022-2023 với các cơ sở giáo dục đào tạo công lập; bé trai 2 tuổi bị giáo viên tát bầm tím một bên má;... là những tin giáo dục nổi bật trong tuần qua.
Chính phủ quyết định không tăng học phí công lập năm học 2022-2023
Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các cơ sở giáo dục và đào tạo hệ thống công lập thuộc phạm vi quản lý giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 như năm học 2021-2022. Quyết định này được Chính phủ đưa ra nhằm tiếp tục hỗ trợ kịp thời học sinh, sinh viên, hộ gia đình thu nhập thấp, hoàn cảnh khó khăn, bình ổn giá và kiểm soát lạm phát góp phần phục hồi phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân sau dịch COVID-19.

Chính phủ yêu cầu các địa phương không tăng học phí năm học 2022-2023. (Ảnh minh họa)
Với địa phương đã quyết định tăng học phí năm học 2022-2023 trước đó, Chính phủ yêu cầu dùng ngân sách địa phương bù vào phần chênh lệch tăng thêm so với học phí năm học 2021-2022. Mức hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục do địa phương xem xét quyết định.
Chính phủ khuyến khích các địa phương bố trí ngân sách tăng chi thường xuyên cho các cơ sở giáo dục. Với cơ sở giáo dục đại học và cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập, Chính phủ quy định giữ ổn định mức thu học phí năm học 2022-2023 bằng mức thu năm ngoái theo Nghị định 81. Nhà nước cấp bù tiền miễn, giảm học phí theo mức trần học phí năm học 2021-2022 quy định tại nghị định 81.
Chính phủ khuyến khích các địa phương bố trí và huy động các nguồn lực hợp pháp để thực hiện việc hỗ trợ tiền đóng học phí năm học 2022-2023 đối với học sinh, sinh viên.
Bé trai 2 tuổi bị giáo viên tát bầm tím một bên má
Ngày 23/12, lãnh đạo Phòng Giáo dục mầm non (Sở GD&ĐT tỉnh Thái Bình) cho biết, đơn vị này đang xác minh thông tin một học sinh lớp mầm 2A2 tại trường Mầm non Thanh Nê (huyện Kiến Xương, Thái Bình) bị cô giáo tát bầm tím một bên má.
Trước đó, trên một số trang mạng xã hội đăng tải hình ảnh và thông tin bé trai 2 tuổi bị giáo viên tại trường Mầm non Thanh Nê bạo hành. Chị Hoàng Thị Thúy H. (35 tuổi, mẹ của cháu bé) cho biết, con mình mới đi học chưa quen lớp, quen bạn nên cô giáo quản lớp có gọi điện nói nếu cháu quấy khóc quá thì gia đình đến đón cháu về nhà ngủ trưa.

Bé trai bị cô giáo tát tím má.
"Ngày 12/12, tôi nhận được cuộc gọi của giáo viên thông báo con bị ngã vào rổ đồ chơi nên bầm xước má, tối về thì thấy cả một bên má trái của con bầm tím, gọi điện lại cho cô giáo để hỏi sự thực thì lúc này cô mới bảo hôm đó giáo viên khác đón và chăm sóc các con", chị H. cho hay.
Theo chị H., ban đầu nữ giáo viên khăng khăng là bé bị ngã vào rổ đồ chơi. Tuy nhiên khi gia đình nói sẽ đề nghị nhà trường trích xuất camera thì người này mới thừa nhận có tát bé vào má trái. Gia đình không muốn làm to chuyện nên yêu cầu cô giáo viết bản cam kết theo dõi sức khỏe tinh thần, thể chất cho cháu trong thời gian một tháng. Nếu cháu không bị sao thì gia đình bỏ qua nhưng cô giáo không thiện chí, hẹn viết nhưng lại không viết buộc gia đình phải báo sự việc lên ban giáo hiệu và cơ quan chức năng.
Bà Nguyễn Thị Huyền - Hiệu trưởng trường Mầm non Thanh Nê cho biết đã nắm được sự việc và đang yêu cầu giáo viên viết báo cáo giải trình. Cô Tám (giáo viên trông trẻ) thừa nhận, trong lúc nóng giận đã không giữ được bình tĩnh nên tát cháu. Phía nhà trường cùng chính quyền địa phương và cô Tám đã đến nhà thăm hỏi cháu, xin lỗi gia đình.
Trường THPT bị trộm đột nhập phá két sắt lấy khoảng 100 triệu đồng
Ngày 19/12, Trường THPT Bạc Liêu (phường 1, TP Bạc Liêu) phát hiện bị đột nhập, két sắt bị phá và khoảng 100 triệu đồng biến mất. Qua kiểm tra của cơ quan chức năng cho thấy, kẻ gian đã cắt 2 camera an ninh trong trường.
Chiều 22/12, vụ việc đã được Công an phường 1 chuyển lên Công an TP Bạc Liêu để điều tra theo thẩm quyền. Hiện, lực lượng công an vẫn đang truy tìm kẻ trộm.

Trường THPT Bạc Liêu, nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Huỳnh Hải/Dân trí).
Dưới 10 độ C, học sinh mầm non, tiểu học ở Hà Nội sẽ được nghỉ học
Ngày 19/12, Sở GD&ĐT Hà Nội phát đi thông báo về việc phòng, chống rét cho học sinh.Theo đó, học sinh mầm non, tiểu học nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 10 độ C. Học sinh trung học cơ sở nghỉ học khi nhiệt độ ngoài trời dưới 7 độ C.
Các Phòng GD&ĐT, cơ sở giáo dục, phụ huynh học sinh…, theo dõi thông tin về nhiệt độ ngoài trời của khu vực Hà Nội trong những ngày trời rét đậm, rét hại được phát tại bản tin dự báo thời tiết của Đài Truyền hình Việt Nam (VTV1); Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội (kênh H1) vào 6 giờ hằng ngày. Căn cứ vào thông tin này, trưởng phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã và thủ trưởng các đơn vị, trường học chủ động điều chỉnh giờ học hoặc cho học sinh nghỉ học.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các đơn vị, trường học kiểm tra, sửa chữa kịp thời các phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú, phòng ăn..., bảo đảm tránh gió lùa, đủ ánh sáng và giữ ấm cho học sinh. Các trường có tổ chức bán trú cần đặc biệt quan tâm bảo đảm cơm, thức ăn, nước uống nóng sốt; chỗ nghỉ trưa đủ ấm. Đối với trường học, nhóm lớp mầm non cần bảo đảm có nước ấm để chăm sóc và phục vụ trẻ em.
Các đơn vị, trường học lưu ý, không tổ chức hoạt động tập trung học sinh ngoài trời trong những ngày rét đậm, rét hại; phối hợp cha mẹ học sinh nhắc nhở học sinh mặc đủ ấm; không bắt buộc học sinh phải mặc đồng phục trong những ngày trời rét.
Trong những ngày rét đậm, rét hại, căn cứ điều kiện thời tiết của từng địa phương, các trường có thể điều chỉnh thời gian học, sao cho học sinh không phải đến trường quá sớm. Trường hợp học sinh đến muộn vì lý do thời tiết, nhà trường cần linh hoạt để học sinh được vào học.
Chứng chỉ tiếng Trung đầu tiên được cấp phép trở lại
Theo quyết định phê duyệt liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ tiếng Trung HSK, Bộ GD&ĐT đã phê duyệt cho Đại học Thành Đông (tỉnh Hải Dương) phối hợp với Công ty TNHH Công nghệ Giáo dục Quốc tế khảo thí Hán ngữ (Bắc Kinh) tổ chức thi cấp chứng chỉ này sau 3 tháng hoãn thi. Kỳ thi cấp các chứng chỉ này sẽ được tổ chức tại Tòa nhà A và B, Đại học Thành Đông, số 3, đường Vũ Công Đán, phường Tứ Minh, TP Hải Dương, tỉnh Hải Dương.
Như vậy, Trường Đại học Thành Đông là đơn vị đầu tiên trong 7 đơn vị tổ chức thi chứng chỉ HSK tại Việt Nam được cấp phép tổ chức thi trở lại. Các đơn vị còn lại bao gồm: Trường Đại học Sư phạm TP. HCM; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Huế; Viện Khổng Tử - Trường Đại học Hà Nội; Trường Ngoại ngữ - Đại học Thái Nguyên; Trường Đại học Duy Tân; Trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Đại học Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ
Ngày 20/12, trên fanpage Đại học Tôn Đức Thắng, cơ sở Bảo Lộc (Lâm Đồng) đăng thông tin quảng bá về cuộc thi online tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 - Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, trên banner lại có hình chìm của người lính Mỹ và hai em bé. Ngay sau đó, fanpage đã gỡ banner và thay banner mới.
Liên quan đến vụ việc, chiều 21/12, đại diện lãnh đạo Trường Đại học Tôn Đức Thắng cho hay, đây là một hoạt động của sinh viên tìm hiểu về ngày 22/12. Sinh viên làm nhiệm vụ thiết kế đã tìm và chọn một bức ảnh đã được làm mờ trong kho ảnh miễn phí của phần mềm thiết kế để sử dụng giới thiệu cuộc thi trên mạng xã hội. Sinh viên đã chủ quan đưa hình ảnh lên trang khi chưa được kiểm tra, chưa được sự đồng ý của lãnh đạo cơ sở.
Cũng theo đại diện Trường Đại học Tôn Đức Thắng, nhà trường đã yêu cầu cán bộ phụ trách cơ sở, cá nhân sinh viên giải trình lý do chọn hình ảnh này và xem xét trách nhiệm cụ thể.
Trường đại học treo áp phích in cờ Trung Quốc
Ngày 20/12, trên mạng xã hội lan truyền hình ảnh Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội dựng áp phích với nội dung "Chào mừng 78 năm thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam, 33 năm ngày hội quốc phòng toàn dân, 50 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không" nhưng in hình quốc kỳ của Trung Quốc. Hình ảnh cũng đã khiến dư luận vô cùng bức xúc.
Sau đó, Trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội cho hay, tấm áp phích được xác định đặt tại cơ sở 2 của trường ở huyện Từ Sơn (tỉnh Bắc Ninh). Nhà trường đã xác định được 2 người tự ý thực hiện và đã tạm đình chỉ công tác để xem xét mức độ kỷ luật. Theo đó, trường đã ra các quyết định tạm đình chỉ công tác đối với ông N.V.C. (nhân viên Phòng Quản trị B) và ông T.M.H. (Phó chủ nhiệm Khoa Giáo dục quốc phòng và an ninh) với lý do "tự ý làm pano khi không được sự đồng ý của Ban giám hiệu và Chủ nhiệm khoa, hình thức của pano có hình ảnh không phù hợp". Thời gian đình chỉ công tác với 2 người là 30 ngày, từ 13h ngày 20/12 đến 13h ngày 20/1/2023.

Nhiều tin vui liên tiếp đến với giáo viên, lương của nhà giáo được xếp cao nhất
Giáo dục - 13 giờ trướcNhiều chủ trương, quy định mới được đề xuất thay đổi theo hướng tích cực với ngành giáo dục trong thời gian tới đây, được các giáo viên háo hức, mong đợi.

Từ 2026, cả nước tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc 'nhà gần trường'
Giáo dục - 17 giờ trướcBộ GD&ĐT lên phương án tuyển sinh lớp 1, lớp 6 theo nguyên tắc nhà gần trường thay vì theo địa giới hành chính (phân tuyến) như hiện nay từ năm học 2026 - 2027.

Tỷ lệ 'chọi' lớp 10 trường ngoại thành Hà Nội nhảy vọt, phụ huynh ngã ngửa
Giáo dục - 1 ngày trướcNhiều phụ huynh Hà Nội ví việc vào lớp 10 công lập như chơi xổ số, khi những trường ngoại thành vốn điểm chuẩn thấp nay lại trở thành tâm điểm cạnh tranh khốc liệt.

Đề xuất cách tính lương dạy thêm cho giáo viên
Giáo dục - 2 ngày trướcBộ GD&ĐT vừa công bố dự thảo Thông tư quy định chế độ trả lương dạy thêm giờ đối với giáo viên trong các cơ sở giáo dục công lập để lấy ý kiến đóng góp.

Danh sách hàng loạt trường đại học nhận hồ sơ xét học bạ từ tháng 5
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Nhiều trường đại học đã ra thông báo bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển học bạ trong tháng 5. Dưới đây là danh sách các trường đại học dự kiến nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển trong tháng 5.

Cùng công bố tỷ lệ chọi lớp 10, TPHCM làm điều khác biệt với Hà Nội
Giáo dục - 2 ngày trướcBiết tỷ lệ chọi lớp 10, những ngày này học sinh TPHCM có thể điều chỉnh nguyện vọng phù hợp, trong khi đó học sinh Hà Nội lại không thể. Đó là sự khác biệt trong tuyển sinh lớp 10 ở hai thành phố lớn nhất cả nước.

Học phí các trường kinh tế, cao nhất 230 triệu đồng/năm
Giáo dục - 3 ngày trướcCác trường đào tạo ngành Kinh tế công bố mức học phí dự kiến năm học 2025 - 2026, từ 16 - 230 triệu đồng/năm học.

Top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025
Giáo dục - 3 ngày trướcDưới đây là top 10 trường THPT dễ trúng tuyển lớp 10 nhất TP.HCM năm 2025, mời phụ huynh học sinh cùng tham khảo.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?

Giáo viên mầm non đón tin vui khi sắp được hưởng mức phụ cấp lên đến 80%
Giáo dục - 3 ngày trướcGĐXH - Theo đề xuất của Bộ GD&ĐT, tăng phụ cấp từ 35% lên 45% cho giáo viên mầm non ở vùng thuận lợi và lên 80% ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.

Tỷ lệ chọi thi vào lớp 10 Hà Nội năm nay có gì biến động?
Giáo dụcGĐXH - Sở GD&ĐT Hà Nội đã công bố số lượng đăng ký nguyện vọng thi vào lớp 10 các trường THPT. Tỷ lệ chọi vào lớp 10 năm nay có biến động?