Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giới khoa học cảnh báo loại khí độc gây thủng tầng ozone tăng đột biến: Không ai biết nguồn phát từ đâu?

Chủ nhật, 10:55 23/04/2023 | Chuyện đó đây

Các nhà khoa học mới đây phát hiện ra CFC, loại khí độc gây thủng tầng ozone bất ngờ tăng đột biến, và không ai biết nguồn phát đến từ đâu.

Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Geoscience, các nhà khoa học cảnh báo rằng nồng độ của chlorofluorocarbon (CFC), loại khí đã bị cấm từ năm 2010 vì làm thủng tầng ozone, hiện gia tăng nhanh chóng ở mức đáng bạo động trên bầu khí quyển của Trái Đất.

Giới khoa học cảnh báo loại khí độc gây thủng tầng ozone tăng đột biến: Không ai biết nguồn phát từ đâu? - Ảnh 1.

Chất thải của CFC xâm nhập vào bầu khí quyển gây phá hủy tầng ozone. Ảnh: Inhabitat

Trên thực tế, CFC là loại hóa chất thường được con người chủ yếu sử dụng trong ngành công nghiệp làm lạnh, dung môi... Tuy nhiên, các nhà khoa học phát hiện chất thải của CFC là nguyên nhân đằng sau gây phá hủy tầng ozone.

Theo Nghị định thư Montreal ra đời năm 1987 và có hiệu lực từ ngày 01/01/1989, CFC đã bị cấm sử dụng từ năm 2010 và dần được thay thế bằng HFC. Thế nhưng, các nhà khoa học bất ngờ khi phát hiện ra lượng CFC đã tăng cao trong một thời gian dài (từ năm 2010 – 2020) trên bầu khí quyển của Trái Đất.

Theo TS Luke Western tại ĐH Bristol (Anh), lượng khí CFC làm thủng tầng ozone vào năm 2020 tương đương với tổng lượng khí thải carbon của một quốc gia như Thụy Sĩ. Vì vậy, các tác động khí hậu vẫn còn khá lớn.

Vị chuyên gia này cho biết thêm, một trong những nguyên nhân khiến nồng độ CFC tăng cao có thể là do HFC, chất làm lạnh được thay thế cho CFC trước đây.

Tuy nhiên, điều đáng lo là các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra được nguồn phát thải của những chất hóa học này.

Tầng ozone đang trên đà hồi phục đáng kể. Giới khoa học từng công bố rằng dự kiến tầng ozone sẽ phục hồi hoàn toàn vào những năm 2060. Tuy nhiên, nếu lượng khí thải CFC vẫn tăng cao thì sẽ khiến quá trình hồi phục tầng ozone bị giảm, trong khi tốc độ biến đổi khí hậu lại tăng cao.

Giới khoa học cảnh báo loại khí độc gây thủng tầng ozone tăng đột biến: Không ai biết nguồn phát từ đâu? - Ảnh 2.

Tầng ozone dự kiến sẽ phục hồi hoàn toàn vào năm 2065. Ảnh: NASA

Trong nghiên cứu này, các nhà khoa học phát hiện ra một lượng khí CFC đang thải ra khí quyển ngày càng nhiều. Bên cạnh việc sử dụng như chất làm lạnh, khí CFC còn được tìm thấy ở trong màng bọc nhựa, lớp cách nhiệt và các bình xịt.

Hơn nữa, trên thực tế, CFC được phân thành nhiều loại khác nhau, chẳng hạn như CFC-113a, CFC-114a, CFC-115, CFC-13, CFC-112a. Tất cả các loại khí CFC này đều đã bị cấm sử dụng trên toàn cầu vào năm 2010 (theo Nghị định thư Montreal).

Vì sao khí độc gây thủng tầng ozone gia tăng?

Theo các nhà nghiên cứu, sở dĩ lượng khí CFC tăng cao là do loại khí độc này vẫn được sử dụng lén lút, trái phép. Bởi nếu theo đúng Nghị định thư Montreal, lượng khí phát thải phải giảm xuống kể từ sau khi hoạt động sản xuất, tiêu thụ những chất hóa học bị cấm năm 2010.

Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng, thực tế có một lỗ hổng trong Nghị định thư Montreal và điều này vô tình cho phép các loại khí CFC ngày càng phát triển và tăng cao.

Các công ty vẫn đang sử dụng CFC trong quá trình sản xuất các chất thay thế, mặc dù trên danh nghĩa CFC sẽ không hề xuất hiện ở trong thành phần hoặc thông tin liên quan đến sản phẩm. Điều này cũng cho thấy rằng CFC sẽ trở thành một loại vật liệu thô hay nguyên liệu để tạo ra các chất hóa học mới.

Giới khoa học cảnh báo loại khí độc gây thủng tầng ozone tăng đột biến: Không ai biết nguồn phát từ đâu? - Ảnh 3.

Việc cấm các hóa chất gây hại cho tầng ozone giúp bảo vệ Trái Đất. Ảnh: iStock

Họ sử dụng các chất như CFC-113a, CFC-114a và CFC-115 để tạo ra HFC (thay thế cho CFC trong máy lạnh, tủ lạnh…). Thế nhưng việc sản xuất HFC đôi khi cũng có hại nếu bị rò rỉ. Chất này có thể là loại khí nhà kính siêu độc, làm Trái Đất nóng lên gấp hàng trăm nghìn lần so với khí CO2.

Tuy nhiên, có một điều kỳ lạ là hai loại khí CFC-13 và CFC-112a dù không tồn tại trong quy trình sản xuất HFC nhưng vẫn có nồng độ tăng cao trong khí quyển.

Nhóm nghiên cứu đã sử dụng dữ liệu đo lường về nguồn CFC đến từ 14 địa điểm khác nhau ở trên thế giới, nhưng vẫn chưa thể tìm ra khu vực phát thải cụ thể.

Nhà nghiên cứu Stefan Reimann tại Viện Khoa học và Công nghệ vật liệu ở Thụy Sĩ, cho biết: "Chúng tôi không biết lượng khí độc này từ đâu tới và điều này thực sự đáng sợ".

Bản sửa đổi, bổ sung Kigali của Nghị định thư Montreal vào năm 2016 đã yêu cầu giảm 85% lượng tiêu thụ HFC cho đến năm 2047. Theo các chuyên gia, sửa đổi này đồng thời sẽ giúp giải quyết vấn đề phát thải CFC.

Lượng khí độc CFC càng tăng cao thì sẽ càng ảnh hưởng tới quá trình hồi phục tầng ozone, đồng thời có thể gây ra biến đổi khí hậu trầm trọng. Do đó, việc giảm lượng khí thải CFC và HFC sẽ là một chiến thắng dễ dàng đối với khí hậu.

Các nhà khoa học cũng cho biết cần tiến hành tìm hiểu thêm để đánh giá về nguồn gốc sự gia tăng khí CFC trong thời gian gần đây.

Bài viết tham khảo nguồn: Nature, Newscientist

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Viễn cảnh của Trái đất vào năm 2050, chuyên gia: Việt Nam nằm trong top 5 quốc gia dễ bị tổn thương nhất

Chuyện đó đây - 6 giờ trước

Nhân loại và Trái đất sẽ phải đối mặt với những gì vào năm 2050?

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Ngôi làng vắng lặng, không sầm uất, nhưng toàn người giàu về "ở ẩn", siêu xe Rolls-Royce, Lotus, Bentley chạy đầy ngoài đường

Chuyện đó đây - 11 giờ trước

Không chỉ cổ kính, ngôi làng nhỏ còn được "giấu mình" bằng những bức tường rào bằng đá, hàng cây sồi lâu năm để tránh xa tiếng ồn ào và ánh mắt dòm ngó của những người đi bên ngoài.

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Theo dõi thanh niên thất nghiệp kiếm 17 tỷ đồng/ngày, mua 4 căn biệt thự, xe sang, 140 cảnh sát ập vào quán cà phê, bắt giữ 23 đối tượng

Chuyện đó đây - 1 ngày trước

Cảnh sát Trung Quốc phát hiện điểm bất thường khi có một nhóm thanh niên xuất thân nông thôn nghèo nhưng lại có tiền mua xe hơi sang trọng để đua xe.

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Có ít của hồi môn, cô gái bị gia đình chồng hành hạ đến chết

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

Người thân của Karishma cố gắng "nịnh" nhà trai bằng cách đưa thêm tiền để bù vào số của hồi môn, nhưng gia đình chồng cô vẫn thấy chưa đủ và hành hạ cô đến chết.

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Cuộc sống công sở ở đất nước hạnh phúc nhất thế giới sẽ ra sao: Hãy hỏi người Phần Lan

Chuyện đó đây - 2 ngày trước

7 năm liên tiếp là đất nước hạnh phúc nhất thế giới, cuộc sống công sở tại quốc gia này cũng có nhiều điều khác biệt.

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

'Đỉnh lưu Pandabiz' Fubao: 'Công chúa nhà tài phiệt' kiếm tiền khủng cỡ nào cho Samsung dù chỉ nằm chơi?

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Được gọi với biệt danh "Công chúa nhà tài phiệt", Fubao được người dân Hàn Quốc hết mực cưng chiều và yêu mến.

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Cụ ông 60 tuổi đã nghỉ hưu vẫn kiếm gần 2 triệu tỷ đồng năm vừa qua, nhiều thứ 2 thế giới chỉ sau Mark Zuckerberg

Chuyện đó đây - 3 ngày trước

Những tỷ phú kiếm nhiều tiền nhất thế giới năm vừa qua đều là nhờ sa thải bớt lao động.

'Ghế nhựa hàng bia' được vinh danh là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ: Không biết có từ khi nào nhưng xuất hiện ở mọi ngóc ngách

'Ghế nhựa hàng bia' được vinh danh là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ: Không biết có từ khi nào nhưng xuất hiện ở mọi ngóc ngách

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Dù không được đánh giá cao về thẩm mỹ nhưng The New York Times vẫn bình chọn đây là một trong những là sản phẩm nội thất biểu tượng của thế kỷ.

Cảnh sát ập đến khám xét căn nhà gỗ của 'cựu sinh viên nghèo', phát hiện két sắt lạ dưới tầng hầm: 1 người bị bắt giữ, hơn 50.000 Bitcoin bị đánh cắp được thu hồi

Cảnh sát ập đến khám xét căn nhà gỗ của 'cựu sinh viên nghèo', phát hiện két sắt lạ dưới tầng hầm: 1 người bị bắt giữ, hơn 50.000 Bitcoin bị đánh cắp được thu hồi

Chuyện đó đây - 4 ngày trước

Sau hơn 1 thập kỷ che đậy hành vi sai phạm, đối tượng ăn cắp hơn 50.000 Bitcoin đã bị bắt giữ và chịu sự trừng phạt của pháp luật Mỹ.

Top