Hà Nội
23°C / 22-25°C

Giữ bếp lửa yêu thương

Thứ bảy, 07:00 21/02/2015 | Gia đình

GiadinhNet - Từ Hàn Quốc, chị gọi điện về thông báo năm nay lại không được về quê hương ăn Tết. Nghe tin, tự dưng thấy buồn, chợt thấy thương ba mẹ chị. Vậy là, thêm một cái Tết nữa, bữa cơm đoàn viên của gia đình chị thiếu vắng thành viên.

Giữ bếp lửa bập bùng cũng là cách gắn kết tình thân

Với những gia đình có con cái làm ăn xa, mỗi năm cha mẹ chỉ mong chờ đến dịp Tết để đoàn viên, sum vầy bên mâm cơm gia đình ấm cúng, để được lắng nghe những thanh âm rộn rã đầy ắp tiếng nói cười, được chia sẻ những vui buồn của một năm cũ đã qua…

Văn hóa truyền thống

Trong quan niệm truyền thống của người Việt Nam, bữa cơm gia đình có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nhờ bữa cơm, các thành viên trong gia đình thể hiện sự quan tâm, sẻ chia buồn vui, gắn kết tình cảm thắm thiết giữa các thế hệ. Sâu xa hơn, bữa cơm là nơi nuôi dưỡng, sưởi ấm và gìn giữ hạnh phúc. Thế nên mới có câu: “Râu tôm nấu với ruột bầu/ Chồng chan vợ húp gật đầu khen ngon” và những vần thơ cháy lòng về bếp lửa gia đình: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm/Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi/Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui/Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ/Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt.

Có thể nói, bữa cơm gia đình, đặc biệt là bữa ăn của những nhà có nhiều thế hệ, là môi trường văn hóa, không gian văn hóa thể hiện quá trình nối tiếp và bảo lưu những giá trị gia đình người Việt. Ở đó, ta gặp được bàn tay dịu dàng, khéo léo của người phụ nữ với nụ cười hồn hậu cùng tiếng chạm bát đũa rộn rảng và mùi thức ăn quen thuộc. Bữa cơm ấm ấp đầy ắp tiếng nói cười trong không khí gia đình chính là nguồn sinh lực, giúp các thành viên thư giãn, giảm bớt những mệt mỏi, căng thẳng của cuộc sống thường nhật.

Mai một theo cuộc sống hiện đại

Đất nước chuyển sang nền kinh tế thị trường, cùng với sự phát triển của xã hội, con người như bị cuốn theo cơn lốc của bộn bề công việc với bao lo toan của cuộc mưu sinh. Bữa cơm gia đình với đầy đủ thành viên đã không được duy trì thường xuyên như trước. Thay vào đó, nó ngày càng rời rạc, có người này lại vắng người kia. Lâu dần, ta mặc nhiên chấp nhận sự thay đổi đó. Có chăng, cảm thấy hụt hẫng, tủi thân hơn cả là những người lớn tuổi. Không ít người than thở rằng, họ cảm thấy cô đơn trong chính ngôi nhà của mình. Bưng bát cơm, dù đầy thịt cá vẫn muốn chảy nước mắt vì không có con cháu bên cạnh. Những lúc như vậy, thèm sao một bữa cơm đạm bạc ngày nào với dưa cà, mắm muối nhưng chứa đựng biết bao tình cảm yêu thương.

Hơn nữa, nhiều ông chồng sau giờ làm thích tụ tập bạn bè, chén chú chén anh. Không ít phụ nữ cảm thấy mệt mỏi với việc nội trợ bếp núc sau một ngày miệt mài nơi công sở, nhất là khi mâm cơm bày ra mà thiếu vắng “trụ cột gia đình”. Bếp lửa của không ít gia đình hiện đại vì thế càng trở nên lạnh lẽo. Cái thời cả nhà quây quần bên nồi cơm nghi ngút khói, vừa ăn vừa xuýt xoa, trò chuyện, chia sẻ những khó khăn, buồn vui trong ngày giờ đã không còn. Bữa cơm gia đình theo nghĩa sum vầy đúng nghĩa giờ chỉ còn trong dịp lễ Tết, giỗ chạp…

Sum vầy – yêu thương

Không phải ngẫu nhiên mà người Việt thường da diết nhớ những bữa cơm đoàn tụ gia đình, nhớ đến khói lam chiều cùng các món ăn dân dã, đậm đà hương vị quê hương. Bởi lẽ, ở xứ người, dù sống chung dưới một mái nhà nhưng cha mẹ, con cái thường ít sum họp trong bữa ăn. Có người thậm chí còn không được gặp con bởi từ tờ mờ sáng, chúng đã rời khỏi nhà và trở về khi tối mịt, bố mẹ đã ngon giấc. Thế nên, mỗi lần về thăm cố hương, điều mà người Việt xa xứ thèm “đứt ruột” là được ăn bữa cơm gia đình đúng nghĩa.

Tết là dịp đoàn viên của mọi gia đình Việt. Nhà nhà trang hoàng nhà cửa, chuẩn bị những món ăn ngon được thực hiện bởi chính các thành viên thay vì những thức ăn nhanh, thực phẩm làm sẵn được “bê” từ các siêu thị, cửa hàng. Những món ăn ngày Tết cũng vì thế trở thành nỗi nhớ da diết trong tâm khảm bao thế hệ người Việt. Chúng chứa đựng trong đó biết bao thành ý, yêu thương mà người làm ra muốn gửi đến những người thân yêu. Ở đó, ta bắt gặp vẻ đẹp riêng có của người phụ nữ Việt Nam với những phẩm chất đã trở thành “thương hiêu”: công-dung-ngôn-hạnh, Ở đó, người phụ nữ trở về với nếp nhà, với vai trò chủ nhân căn bếp.

Có lẽ, cũng chính vì lẽ đó mà những năm gần đây, các chương trình dạy nấu ăn thường được nhà đài chú trọng. Nó nhắc nhở mỗi người dù đi đâu về đâu cũng đừng quên giữ ngọn lửa trong gian bếp gia đình. Bởi, đó là nơi níu giữ, gieo yêu thương và gắn kết nghĩa tình gia đình, giúp nó mãi mãi ấm áp và bùng cháy.

Ẩm thực là nét văn hóa độc đáo. Giữ cho văn hóa ẩm thực gia đình sáng mãi chính là giữ sức khỏe của mỗi thành viên. Đó cũng là cách giữ gìn hạnh phúc.

P.Thủy

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mẹ cô dâu ở Quảng Trị mặc áo dài nhảy dân vũ 'cực sung' gây sốt mạng

Mẹ cô dâu ở Quảng Trị mặc áo dài nhảy dân vũ 'cực sung' gây sốt mạng

Gia đình - 3 giờ trước

Mẹ cô dâu cùng nhóm bạn đã có màn nhảy dân vũ sôi động trong đám cưới của con gái ở Quảng Trị.

Tình đến – Tiền đầy ví: Top cung hoàng đạo hưởng trọn vượng khí cuối 2025

Tình đến – Tiền đầy ví: Top cung hoàng đạo hưởng trọn vượng khí cuối 2025

Gia đình - 5 giờ trước

GĐXH - Khi người khác còn đang loay hoay tìm hướng đi, 4 cung hoàng đạo dưới đây lại bước vào thời kỳ rực rỡ nhất cả về tình yêu lẫn tiền tài.

Người phụ nữ lén truy cập camera, theo dõi gia đình mới của chồng cũ

Người phụ nữ lén truy cập camera, theo dõi gia đình mới của chồng cũ

Chuyện vợ chồng - 8 giờ trước

Người phụ nữ đã lén truy cập vào hệ thống camera an ninh để theo dõi chồng cũ và gia đình mới của anh.

Chung sống 2 năm không đăng ký kết hôn, ngày chia tay chồng đòi lại sính lễ

Chung sống 2 năm không đăng ký kết hôn, ngày chia tay chồng đòi lại sính lễ

Chuyện vợ chồng - 20 giờ trước

Chung sống 2 năm nhưng chưa đăng ký kết hôn, ngày chia tay, người chồng bất ngờ đòi lại sính lễ nhưng bị vợ từ chối.

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão

Có 2 con trai nhưng không thể ở cùng, cụ ông cay đắng rút ra 3 chân lý tuổi già sau một năm sống ở viện dưỡng lão

Gia đình - 20 giờ trước

GĐXH - Sau một năm sống ở viện dưỡng lão, cụ ông 65 tuổi nhận ra: Có ba điều tưởng nhỏ mà lại là điểm tựa lớn nhất để tuổi già không cô đơn, không bất lực, không buồn bã.

45 tuổi trở đi, người khôn ngoan tránh xa 4 kiểu vay mượn “rước họa vào thân”

45 tuổi trở đi, người khôn ngoan tránh xa 4 kiểu vay mượn “rước họa vào thân”

Gia đình - 21 giờ trước

GĐXH - Dưới đây là 4 thứ người khôn ngoan tuyệt đối không "vay mượn" khi bước vào giai đoạn 45–55 tuổi, bởi một lần vướng vào, có thể đánh mất cả bạn bè, tiền bạc lẫn thanh danh.

5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh

5 câu hãy thử nói thường xuyên, bạn sẽ thấy EQ cao có thể thay đổi cả vận mệnh

Gia đình - 22 giờ trước

GĐXH - Không cần nói lời hoa mỹ hay trình bày dài dòng, người có EQ cao chỉ cần 5 kiểu câu đơn giản này cũng đủ khiến người khác cảm thấy được tôn trọng, lắng nghe và tin tưởng.

Cô gái bị bỏ rơi ở bãi đỗ xe lúc mới sinh, xúc động gặp bố đẻ sau 24 năm

Cô gái bị bỏ rơi ở bãi đỗ xe lúc mới sinh, xúc động gặp bố đẻ sau 24 năm

Gia đình - 1 ngày trước

Không thể gặp mẹ đẻ, cô gái từng bị bỏ rơi khi mới chào đời đã có cuộc đoàn tụ đầy xúc động với bố đẻ sau hơn 2 thập kỷ tìm kiếm nguồn cội.

Miệng nhanh hơn não: Những cung hoàng đạo càng nói càng mất điểm

Miệng nhanh hơn não: Những cung hoàng đạo càng nói càng mất điểm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Thẳng thắn là một phẩm chất tốt, nhưng với những cung hoàng đạo này, "thẳng như ruột ngựa" lại dễ khiến họ bị hiểu lầm, mất lòng và rơi vào cảnh cô lập lúc nào chẳng hay.

Lấy hết tài sản trong nhà, người đàn ông bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai

Lấy hết tài sản trong nhà, người đàn ông bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Một người đàn ông 55 tuổi ở Rampur, bang Uttar Pradesh, đã lấy hết của cải trong gia đình, rồi bỏ trốn cùng vợ sắp cưới của con trai mình.

Top