Hà Nội
23°C / 22-25°C

Gỡ bỏ quan niệm trọng nam, khinh nữ

Thứ hai, 10:12 25/02/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Từ năm 2011 đến nay, Vĩnh Phúc đã lựa chọn mỗi xã hai học sinh gái là con trong gia đình sinh con một bề có thành tích học tập xuất sắc tiêu biểu để trao phần thưởng.

> Giao lưu trực tuyến: "Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái"

Gỡ bỏ quan niệm trọng nam, khinh nữ 1

Việc các địa phương áp dụng các biện pháp hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là góp phần từng bước gỡ bỏ quan niệm trọng nam – khinh nữ.  Ảnh: P. V.

Đây cũng là cách làm mà Hà Tĩnh, Thái Bình và một số địa phương có tỷ số giới tính khi sinh (GTKS) cao trong cả nước đã áp dụng để tuyên truyền sâu rộng, hạn chế tình trạng gia tăng tỷ số GTKS.

Tôn vinh trẻ em gái và phụ nữ

Bà Nguyễn Thị Hương – Phó Trưởng phòng Dân số, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Từ năm 2010, Vĩnh Phúc dành 480 triệu đồng từ nguồn kinh phí địa phương để triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS. Nhằm động viên, khích lệ những gia đình sinh con gái chăm ngoan, học giỏi, từ năm 2010, tỉnh đã chọn ra 160 học sinh nữ là con trong các gia đình sinh hai con gái nghèo, có thành tích học tập xuất sắc tiêu biểu tại 80 xã để trao tặng các phần thưởng.

Truyền thống này đã được duy trì từ 3 năm nay, đặc biệt, từ năm 2011, cùng với nguồn kinh phí từ Chương trình mục tiêu quốc gia, mỗi năm, tỉnh này dành hơn 400 triệu để duy trì và phát triển Đề án. Cùng với đó, Vĩnh Phúc mở rộng số xã được chọn các học sinh nữ để trao tặng ra 137/137 xã.

“Phần thưởng cho các cháu bao gồm đồ dùng học tập, cặp, sách vở, tiền mặt – những phần thưởng mang tính chất động viên, khuyến khích các em cũng như gia đình. Tuy vậy, đã có nhiều trường hợp, các em học sinh nữ được trao phần thưởng năm trước, càng tiếp thêm động lực để năm tiếp theo lọt vào danh sách chọn lựa trao phần thưởng”, bà Hương nói. 

Nhân rộng các mô hình hay

Hà Tĩnh là một địa phương còn khó khăn, công tác dân số vẫn gặp rất nhiều thách thức, đặc biệt là tình trạng chênh lệch tỷ số GTKS ngày càng cao. Ông Nguyễn Huy Tú – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh cho biết: Trong nhiều năm, Hà Tĩnh đã triển khai Đề án can thiệp giảm thiểu tình trạng mất cân bằng GTKS bằng nhiều hình thức, trong đó, nổi bật với hoạt động hội thảo truyền thông; phối hợp cùng Hội LHPN các huyện, thị tổ chức hội nghị biểu dương những phụ nữ nghèo sinh 2 con gái biết vươn lên làm ăn kinh tế, nuôi con khỏe, dạy con ngoan; phối hợp cùng Phòng GD-ĐT các huyện trao thưởng những trẻ em gái học cuối cấp 2, là con trong gia đình sinh con một bề là gái có thành tích học tập xuất sắc.

Theo đó, từ năm 2010 đến nay, chương trình được triển khai, mở rộng tại 10/12 huyện, thị, thành phố trong toàn tỉnh, với 121/262 xã. Ông Tú cho biết thêm: Mỗi  năm, cứ vào dịp 20/10 hoặc cuối năm học, tỉnh lại phối hợp trao phần thưởng cho mỗi học sinh nữ là 500.000đ. Từ năm 2013, chương trình vẫn lựa chọn tại mỗi xã từ 2-4 trường hợp xuất sắc để trao thưởng, với số xã được mở rộng ra 147 xã.

Học tập kinh nghiệm của nhiều địa phương, tại Hải Phòng, ông Nguyễn Đức Tuynh – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ thành phố chia sẻ: Hiện Ngành Dân số đang xây dựng Dự thảo trình UBND thành phố phê duyệt kinh phí hoạt động năm 2013, trong đó có nhấn mạnh việc thưởng khuyến khích cho những gia đình sinh con một bề là gái, với mức thưởng là 500.000đ/suất.

Quan trọng nhất là sự tôn vinh của cộng đồng, xã hội

“Về việc thưởng tiền, theo tôi chủ trương là tốt nhưng vẫn cần phải triển khai thí điểm, thăm dò, vì điều kiện thực tế nước ta cũng chưa cho phép. Thêm vào đó, nếu làm không khéo cũng khiến một số gia đình động chạm “lòng tự ái” bởi họ sinh ra con gái không phải “nhăm nhăm” để được thưởng tiền. Quan trọng nhất là sự nhìn nhận bình đẳng của xã hội”, ông Nguyễn Huy Tú – Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hà Tĩnh.

Đó là quan điểm của ông Nguyễn Huy Tú khi đề cập đến chính sách hỗ trợ đối với các gia đình sinh con một bề là gái hiện nay của một số địa phương cũng như với đề xuất của Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đang gây sự quan tâm của dư luận và báo giới hiện nay.

Theo ông Tú, những đề xuất của Tổng cục DS-KHHGĐ rất kịp thời, là sự cảnh báo cho xã hội về tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Việc các địa phương áp dụng biện pháp hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái cho thấy sự tôn vinh của xã hội, từng bước gỡ bỏ quan niệm trọng nam – khinh nữ.

“Về phía Nhà nước, việc hỗ trợ chính sách cho các gia đình sinh con gái một bề là đúng đắn, nhưng cụ thể chính sách này ra sao phải tham khảo ý kiến, điều tra, xem xét của các bộ, ngành liên quan, nếu không sẽ có những điểm không phù hợp với thực tiễn. Điều người dân cần là sự tôn vinh, nhìn nhận đúng của xã hội về việc sinh con trai hay con gái là tự nhiên chứ không phải vấn đề tiền nong...”, ông Tú nêu quan điểm.

Quan điểm này cũng được lãnh đạo ngành Dân số nhiều địa phương ủng hộ. Theo đó, tùy vào các đối tượng cụ thể, việc hỗ trợ tiền có ý nghĩa khác nhau. Ví dụ con gái trong các gia đình nghèo, khó khăn vươn lên học giỏi, việc hỗ trợ học phí là điều hết sức cần thiết. Phụ nữ sinh con một bề là gái vươn lên làm kinh tế, nuôi dạy con ngoan, xây dựng gia đình hạnh phúc thì cũng cần có chính sách động viên kịp thời. “Về việc thưởng tiền, theo tôi chủ trương là tốt nhưng vẫn cần phải triển khai thí điểm, thăm dò, vì điều kiện thực tế nước ta cũng chưa cho phép. Thêm vào đó, nếu làm không khéo cũng khiến một số gia đình động chạm “lòng tự ái” bởi họ sinh ra con gái không phải “nhăm nhăm” để được thưởng tiền. Quan trọng nhất là sự nhìn nhận bình đẳng của xã hội...”, ông Tú nói.

Tự hào khi con gái chăm ngoan học giỏi

Chia sẻ về điều này, bà Nguyễn Thị Huê – Phó Giám đốc Sở Y tế kiêm Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Thái Bình cho biết: Ngay từ đầu năm 2012, khi tỷ số GTKS của tỉnh đã ở mức rất cao (113 bé trai/100 bé gái), với ý tưởng bên cạnh giải pháp truyền thông, cần có những hoạt động biểu dương, khen thưởng những gia đình sinh con một bề là gái học giỏi chăm ngoan phát triển kinh tế, để họ được tự hào, không tủi thân khi sinh “toàn con gái”, tỉnh đã đề nghị các xã, huyện lập danh sách trao thưởng.

“Toàn tỉnh Thái Bình có rất nhiều gia đình đáp ứng được các tiêu chí của phần thưởng, nhưng vì kinh phí eo hẹp nên nhân Tháng Hành động quốc gia về dân số, Ngày Dân số Việt Nam, chúng tôi đã tổ chức gặp mặt biểu dương 32 gia đình. Phần thưởng cho mỗi gia đình là một chiếc quạt trị giá gần 1 triệu đồng. Sau khi nhận phần thưởng, phản hồi của các gia đình rất tốt. Dù sao, tâm lý chung của người Á Đông vẫn là “trăm đồng tiền công không bằng một đồng tiền thưởng”, họ thực sự rất phấn khởi”, bà Huê nói.

Chia sẻ kế hoạch năm 2013, lãnh đạo ngành Dân số tỉnh Thái Bình cho biết vẫn duy trì hoạt động khen thưởng tại tỉnh, nhưng rất mong muốn các cấp ủy chính quyền, ban, ngành tham gia cùng, để ngày càng nhiều gia đình được tôn vinh, động viên.

Đối với Trung ương, theo bà Huê, cần phải có nhiều văn bản chính sách nhất là về bình đẳng giới, các phụ cấp nhất định cho những gia đình sinh hai con gái. “Bởi tâm lý chung của người già vẫn là trông cậy con trai, do đó để họ thực sự yên tâm dưỡng già cần có các chính sách an sinh xã hội. Ngoài ra, chúng tôi cũng kiến nghị nên ưu tiên cho nữ giới trong việc học hành, thi cử, tuyển dụng…”, bà Huê nêu quan điểm.

Giao lưu trực tuyến “Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái

Vào 15 - 17 giờ ngày 28/2 tới, báo điện tử Giadinh.net.vn (Báo GĐ&XH) sẽ tổ chức buổi giao lưu trực tuyến “Đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ, bàn về việc cần thiết ra đời đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ cho các gia đình sinh con một bề là gái" cũng như hiệu quả, tác động của các giải pháp, chính sách hỗ trợ sinh con một bề.

Chương trình dự kiến có sự tham gia của các khách mời: TS Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ; Ông Đào Văn Dũng - Vụ trưởng Vụ Các vấn đề xã hội – Ban Tuyên giáo Trung ương; Bà Trần Thanh Bình – Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam.

Độc giả quan tâm có thể gửi câu hỏi về vấn đề này từ hôm nay. Câu hỏi xin gửi tới địa chỉ: Toasoan@giadinh.net.vn.       
 
GĐ&XH

Thu Nguyên

baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 23 giờ trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Một số phương pháp tập luyện hỗ trợ điều trị rối loạn xuất tinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chứng rối loạn xuất tinh xuất hiện ngày càng nhiều ở nam giới với các nguyên nhân khác nhau. Một số phương pháp tập luyện có thể hỗ trợ điều trị chứng bệnh này hiệu quả.

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Bố chồng lên kế hoạch tỉ mỉ để dụ dỗ con trai có quan hệ bất chính với con gái đại gia

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Tôi được một phen sáng con mắt khi biết âm mưu của bố chồng mình.

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Câu hỏi thường gặp cho người bị rong kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Rong kinh là tình trạng chảy máu kinh nhiều hơn bình thường về lượng hoặc thời gian. Để chẩn đoán chính xác do nguyên nhân nào cần đi khám để được điều trị phù hợp.

Top