Hà Nội lựa chọn ai, nơi nào để tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên?
GiadinhNet - Theo kế hoạch phân bổ 117.600 liều vaccine mua của AstraZeneca, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hà Nội được Bộ Y tế bố trí 8.000 liều.
Trong chiều nay (8/3), thành phố có kế hoạch phân bổ số lượng vaccine cụ thể cho các nhóm đối tượng theo tinh thần của Nghị quyết 21 ngày 26/2 của Thủ tướng Chính phủ và sự chỉ đạo của UBND thành phố.
Ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội, cho biết ngày mai, 9/3, Hà Nội sẽ bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 tại Bệnh viện Thanh Nhàn. Dự kiến có 30 nhân viên y tế đầu tiên sẽ được tiêm tại đây.

Tiêm vaccine COVID-19 cho nữ nhân viên y tế Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cơ sở 2, sáng 8/3.
Tiếp theo, sẽ có khoảng 300 cán bộ của CDC Hà Nội được tiêm vaccine COVID-19 và các nhóm đối tượng theo Nghị quyết 21. Đây là những trường hợp thường xuyên phải tiếp xúc với nguồn bệnh.
Sở Y tế Hà Nội giao CDC Hà Nội xây dựng kế hoạch chi tiết việc triển khai thực hiện tiêm chủng vaccine COVID-19, chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan để tiếp nhận, phân bổ và sử dụng vaccine, đồng thời thực hiện việc rà soát, lập danh sách những đối tượng cần được tiêm trong đợt này. Cùng với đó, phối hợp các đơn vị bố trí điểm tiêm chủng vaccine COVID-19, giám sát việc triển khai tại các điểm tiêm, quản lý, theo dõi đối tượng sau tiêm chủng.
TS Trần Thị Nhị Hà, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội, cho biết việc tiếp nhận và sử dụng vaccine COVID-19 sẽ được thành phố triển khai thực hiện cho các nhóm đối tượng và theo từng giai đoạn cụ thể, bảo đảm công tác phòng, chống dịch bệnh một cách hiệu quả.
GS.TS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội đồng chuyên môn điều trị COVID-19, cho biết thống kê của quốc tế cho thấy cán bộ y tế chiếm 10% ca nhiễm, tại Việt Nam tỉ lệ này rất thấp. Đến nay sau hơn 1 năm có dịch, nhân viên y tế vẫn an toàn, nhờ những kinh nghiệm trong những lần chống đại dịch trước như SARS 2003 và cập nhật những hướng dẫn phòng vệ.
Tiêm vaccine là một dị nguyên đưa vào cơ thể, bất kỳ thuốc, hoá chất, sinh phẩm nào đưa vào cơ thể đều có tác dụng phụ. Thông thường, người tiêm sẽ đau ở nơi tiêm, có người áp xe nơi tiêm, nặng hơn là sốc phản vệ. Theo GS Kính, thuốc kể cả kháng sinh đều có thể xảy ra sốc phản vệ khi đưa vào cơ thể. Do đó, việc thăm khám, hỏi kỹ tiền sử bệnh tật (có dị ứng, sốc, bệnh nền, yếu tố nguy cơ...), cùng đó sự chuẩn bị cơ sở vật chất để xử lý những biến cố bất lợi, hay sốc phản vệ, rất quan trọng.
Thông thường, với vaccine COVID-19, sau 2 mũi tiêm cơ bản (cách nhau 21 ngày) sẽ có miễn dịch trong cơ thể người tiêm.
Võ Thu

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tế - 18 giờ trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.

Chạy đua với thời gian, hồi sinh 5 cuộc đời từ nghĩa cử hiến tạng
Y tế - 2 ngày trướcGĐXH - Bệnh viện E vừa triển khai thành công lấy đa tạng từ người cho chết não, để hồi sinh sự sống cho 3 người bệnh và đem lại ánh sáng cho 2 người bệnh khác.

Nam thanh niên 30 tuổi ở Phú Thọ có sán dây dài hơn 3 mét do thường xuyên ăn món quen thuộc này
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chỉ định thụt tháo để chuẩn bị nội soi đại tràng. Sau thụt, các bác sĩ ghi nhận một con sán dây dài hơn 3 mét được thải ra theo phân, còn sống.

Người đàn ông ở Hải Dương nguy kịch do dùng thuốc điều trị viêm gan B theo cách này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan giai đoạn F4 – giai đoạn nặng. Cùng lúc, ông được chẩn đoán thêm đái tháo đường type 2, làm tăng nguy cơ tổn thương gan.

'Thủ phạm' khiến bé gái 7 tuổi gặp vấn đề ở vùng kín suốt gần 1 năm
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Sau khi thăm khám, các bác sĩ phát hiện dị vật đã ăn sâu và dính chắc vào niêm mạc âm đạo của bệnh nhi, rất khó lấy ra bằng kỹ thuật thông thường.

Chấn động: Bé gái 3 tháng tuổi bị người thân xâm hại tình dục
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH - Tại bệnh viện, các bác sĩ phát hiện bé bị rách màng trinh và tổn thương âm đạo khoảng 1,5 cm.

Giây phút căng thẳng của 2 bác sĩ trên chuyến bay TPHCM - Hà Nội cứu bé gái co giật
Y tế - 6 ngày trướcMáy bay vừa cất cánh, một bé gái bất ngờ co giật, tím tái nhưng đã được các bác sĩ có mặt trên chuyến bay hỗ trợ cấp cứu thành công.

Người mẹ kể lại giây phút con trai 13 tuổi đột quỵ lúc sáng sớm
Y tế - 6 ngày trướcKhi chuẩn bị đến trường, Đ. đột ngột nôn ói, rơi vào hôn mê sâu, nguy kịch tính mạng. Bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị đột quỵ.

Cúc áo gãy đôi nằm trong đường thở bé gái 5 tuổi
Sống khỏe - 1 tuần trướcBố mẹ đều đi làm, trẻ ở nhà chơi một mình nên không ai biết cháu đã nuốt phải dị vật từ lúc nào.

Nhiều đề xuất được kỳ vọng tăng thêm nguồn tạng quý giá, cứu sống nhiều người bệnh đang chờ ghép
Sống khỏe - 1 tuần trướcSau 19 năm thực hiện, Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến lấy xác, Việt Nam đã thực hiện hơn 9.500 ca ghép tạng, phát triển mạng lưới gồm 27 cơ sở đủ năng lực kỹ thuật, từng bước làm chủ nhiều kỹ thuật ghép phức tạp như ghép tim – gan đồng thời, khí quản, phổi…

Người phụ nữ 61 tuổi suy gan nặng, nguy cơ tử vong cao do chủ quan với dấu hiệu này
Y tếGĐXH - Tại bệnh viện, bệnh nhân được chẩn đoán xơ gan mất bù, viêm gan B mạn tính, suy gan rất nặng, nguy cơ tử vong cao nếu không được ghép gan kịp thời.