Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội tăng cường hoạt động giảm mất cân bằng giới tính

Là một trong những thành phố có tốc độ phát triển kinh tế xã hội, trình độ dân trí cao nhưng tại Hà Nội tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh (GTKS) cũng đang ở mức báo động.

Tỷ số giới tính khi sinh của Thành phố Hà Nội từ năm 2009 đến nay luôn ở mức cao hơn so với bình quân chung của cả nước (hiện tỷ số giới tính khi sinh ở Hà Nội là 114,5 trẻ trai/100 trẻ gái, toàn quốc là 112,7/100). Mất cân bằng GTKS sẽ ảnh hưởng không tốt tới thế hệ tương lai và các mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của Thành phố.

Tâm lý và sự lạm dụng tiến bộ khoa học

Cũng như cả nước, nguyên nhân dẫn tới tình trạng mất cân bằng GTKS ở Hà Nội là do phong tục, tập quán của người Việt ảnh hưởng bởi tư tưởng Nho giáo truyền thống, nối dõi tông đường… đã làm cho tâm lý ưa thích con trai ngày càng trở nên mạnh mẽ.

Do áp lực giảm sinh mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 -2 con, nhưng các cặp vợ chồng lại mong muốn trong số đó phải có con trai vì vậy họ đã sử dụng các dịch vụ lựa chọn giới tính trước sinh như một cứu cánh để đáp ứng được cả hai mục tiêu.

Hà Nội cũng có những nguyên nhân mang tính đặc thù, một số địa phương người dân có tâm lý sinh con dự phòng do hiện nay có nhiều rủi do trong cuộc sống như tai nạn giao thông, tật bệnh, tệ nạn xã hội… dẫn đến một số gia đình sinh thêm con thứ ba trở lên và áp dụng phương pháp lựa chọn giới tính thai nhi.

Ngày nay, người dân lạm dụng những tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trươc ssinh như: Áp dụng ngay từ trước lúc có thai (chế độ ăn uống, chọn ngày phóng noãn…); Trong lúc thụ thai (chọn thời điểm phóng noãn, chọn phương pháp thụ tinh, lọc rửa tinh trùng để chọn tinh tràng mang nhiễm sắc thể Y…); Hoặc khi đã có thai (sử dụng siêu âm, bắt mạch, chọc hút dịch ối…) để chẩn đoán giới tính, nếu là thai trai thì họ để lại, nếu là thai gái thì bỏ đi.

Đẩy mạnh tuyên truyền tránh mất cân bằng giới tính khi sinh
Đẩy mạnh tuyên truyền tránh mất cân bằng giới tính khi sinh

Lựa chọn giới tính thai nhi ngay từ lần sinh thứ nhất

Đặc biệt, theo khảo sát, tại Hà Nội mất cân bằng GTKS xảy ra ngay ở lần sinh thứ nhất, đặc biệt cao ở lần sinh thứ 3 trở lên, cho thấy khát vọng có con trai là rất mãnh liệt. Tỷ số GTKS thấp nhất ở các bà mẹ không biết chữ và tăng dần theo trình độ học vấn cao từ cao đẳng trở lên; ở nhóm dân cư giàu nhất, tỷ số GTKS cao nhất. Tình trạng này cho thấy vấn đề mất cân bằng GTKS có nguy cơ ngày càng lan rộng trong cộng đồng.

Tình trạng gia tăng tỷ số GTKS sẽ dẫn tới những hệ lụy khó lường về mặt xã hội, thậm chí cả an ninh chính trị… Khi các nam nữ thanh nhiên bước vào độ tuổi kết hôn (ở Việt Nam tình trạng này sẽ xảy ra vào khoảng năm 2025). Trước hết, tình trạng dư thừa nam giới trong độ tuổi kết hôn có thể sẽ dẫn tới tann vỡ cấu trúc gia đình, một bộ phận nam giới sẽ phải kết hôn muộn và nhiều người trong số họ không có khả năng kết hôn.

Một giải pháp tình thế được một số nước đang áp dụng, đó là kết hôn với người nước ngoài (còn gọi là nhập khẩu cô dâu) nhưng xem ra khó bền vững. Việc gia tăng tỷ số GTKS không những không cải thiện được vị thế của người phụ nữ mà thậm chí chòn làm gia tăng thêm sự bất bình đẳng giới như: Nhiều phụ nữ phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, mua dâm, buôn bán phụ nữ sẽ gia tăng… Vì thế, tỷ lệ GTKS được coi là là một trong những chỉ báo quan trọng để đánh giá mức độ bình đẳng giới.

Hà Nội tăng cường các hoạt động nhằm giảm thiếu mất cân bằng giới tính khi sinh

Với sự gia tăng tỷ số GTKS nhanh và trầm trọng Thành Ủy, HĐND, UBND Thành phố tập chung chỉ đạo các nội dung về giảm thiểu mất cân bằng GTKS, đưa tỉ số giới tính khi sinh là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá công tác Dân số-KHHGĐ.

Công tác phối hợp liên ngành tuyên truyền về thực trạng và hệ lụy của mất cân bằng GTKS rất được chú trọng. Chi cục DS- KHHGG đã phối hợp với các ban ngành, đoàn thể của Thành phố tổ chức hội thảo, truyền thông về giảm thiể GTKS theo ngành dọc của đơn vị; phát động cuộc thi sáng tác tiểu phẩm tuyên truyền về DS-KHHGĐ, mất cân bằng giới tính khi sinh và tổ chức công diễn những tiểu phẩm đạt giải cao. Thành lập đoàn thanh tra liên ngành tiến hành kiểm tra các nhà sách, các nhà xuất bản về các ấn phẩm có nội dung tuyên truyền về lựa chọn giới tính thai nhi; phối hợp với trường Chính trị Lê Hồng Phong lồng ghép nội dung đào tạo về dân số, MCBGTKS vào các lớp tại trường và các lớp tại các Trung tâm Chính trị quận huyện/thị xã.

Chi cục Dân số-KHHGĐ đã tham mưu cho Sở Y tế, UBND Thành phố triển khai các hoạt động truyền thông về chính sách Dân số-KHHGĐ, mất cân bằng GTKS cho lãnh đạo Đảng, chính quyền, các ban ngành đoàn thể quận/huyện/thị xã tại những địa bàn có tỉ lệ mất cân bằng GTKS cao; Tuyên truyền về hệ luỵ của mất cân bằng GTKS cho các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, các bậc ông bà, những người có uy tín trong cộng đồng.

Đội ngũ báo cáo viên DS-KHHGĐ nòng cốt được nâng cao năng lực về kỹ năng truyền thông, cung cấp các thông tin, kiến thức về mất cân bằng GTKS, các quy định của pháp luật về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi dưới mọi hình thức. Thành phố đã nhân bản hàng chục nghìn tờ rơi, sách mỏng tuyên truyền về mất cân bằng GTKS cung cấp cho các đơn vị có tỉ lệ mất cân bằng GTKS cao, làm tài liệu cấp phát cho các buổi truyền thông. Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng tăng cường tuyên truyền về giảm thiểu mất cân bằng GTKS.

Để phấn đấu đạt mục tiêu đưa tỷ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên cần phải triển khai đồng bộ, toàn diện các giải pháp, các hoạt động can thiệp rộng khắp trên địa bàn 30 quận/huyện/ thị xã; tập trung giải quyết các nguyên nhân và yếu tố ảnh hưởng chủ yếu đến mất cân bằng giới.

“Hiện nay, Hà Nội đang xây dựng và trình duyệt triển khai đề án “kiểm soát mất cân bằng GTKS thành phố Hà Nội đến năm 2020”. Đề án xây dựng và triển khai sẽ huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp ủy Đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể cũng như toàn xã hội trong việc khống chế tình trạng gia tăng tỷ số giới tính khi sinh, ổn định cơ cấu dân số góp phần nâng cao chất lượng dân số phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô”.

Theo Khoa học & Đời sống

Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Quảng Bình: Nỗ lực nâng cao nhận thức về phòng chống bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Với loại bệnh tan máu bẩm sinh, nếu không được điều trị thường xuyên, đầy đủ, bệnh nhân sẽ gặp nhiều biến chứng khiến chậm phát triển thể trạng, giảm sức học tập, lao động. Một số trường hợp không được phát hiện và điều trị sớm, bệnh nhân có thể tử vong từ khi còn nhỏ.

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

7 bệnh liên quan đến hen suyễn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Hen suyễn là một tình trạng hô hấp phổ biến được đặc trưng bởi viêm và thu hẹp đường thở, nhưng nó thường tồn tại cùng với các bệnh khác, làm trầm trọng thêm các triệu chứng và khiến việc điều trị trở nên phức tạp hơn…

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Chế độ ăn cho phụ nữ bị tắc tia sữa

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo đầy đủ dưỡng chất thiết yếu và hạn chế các thực phẩm có thể giúp phòng và điều trị khi bà mẹ cho con bú bị tắc tia sữa.

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Một nguyên nhân 'thầm lặng' có thể gây vô sinh ít ai ngờ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Phần lớn mọi người nhận thức được căng thẳng có ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất và tâm lý, nhưng không ngờ rằng nó có thể tác động đến khả năng sinh sản ở cả nam lẫn nữ. Đó chính là một trong những nguyên nhân khiến các cặp vợ chồng thụ thai khó khăn.

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Khi nào thời kỳ mãn kinh bắt đầu?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Quá trình chuyển đổi mãn kinh tự nhiên là một quá trình diễn ra dần dần trong vài năm. Nó thường bắt đầu khi một người ở độ tuổi 40 - 50, với độ tuổi mãn kinh trung bình là 52 tuổi.

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Quảng Ninh: Nỗ lực tuyên truyền giảm thiểu bệnh tan máu bẩm sinh Thalassemia

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nhằm giúp các bạn trẻ có sự lựa chọn đúng đắn về hôn nhân cũng như quyết định mang thai và sinh ra những đứa con không mắc bệnh Thalassemia - tan máu bẩm sinh, việc khám sức khỏe tiền hôn nhân vô cùng quan trọng. Theo đó, công tác tuyên truyền, tư vấn về Thalassemia cần được triển khai rộng khắp, qua đó thay đổi nhận thức mỗi người, mỗi gia đình.

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Top