Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hà Nội:Rốt ráo giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh

Thứ sáu, 11:28 08/07/2011 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Mất cân bằng giới tính khi sinh (MCBGTKS) đang là một trong vấn đề "nóng" của công tác DS-KHHGĐ Hà Nội.

Theo ông Nguyễn Đình Lân - Phó Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, tỉ lệ này tại Hà Nội đang ở mức cao.
 
Tỉ số giới tính khi sinh (TSGTKS) ở Hà Nội tăng nhanh đột biến trong vài năm trở lại đây. Nếu giai đoạn 2001 - 2005, tỉ số này vẫn nằm ở ngưỡng bình thường của tự nhiên là 107 trẻ sơ sinh trai/100 trẻ sơ sinh gái thì từ 2006 đến nay, tốc độ gia tăng đáng kể. Từ năm 2005 - 2007, tỉ số này ở Hà Nội cũ tăng lên 110/100, Hà Tây là 115/100 (2007).
 
Năm 2008, Hà Nội là 124/100, Hà Tây 112/100. Sau thời điểm sáp nhập Hà Tây vào Hà Nội, TSGTKS năm 2009 và 2010 là 117/100. Theo số liệu mới nhất của Chi cục DS-KHHGĐ Hà Nội, ước 6 tháng đầu năm 2011 tỉ số này là 118/100.

Ông Lân cho biết, nguyên nhân căn bản vẫn là tâm lý nặng nề phải có con trai nối dõi tông đường của nhiều người dân. Đặc biệt mong muốn này tập trung ở những gia đình sinh con một bề là gái, gia đình làm nghề, gia đình có kinh tế khá giả. Bên cạnh nguyên nhân được các chuyên gia dân số đặt ra là có sự lạm dụng siêu âm, chẩn đoán và lựa chọn giới tính thai nhi, còn có nguyên nhân do chính sách an sinh chưa tốt, người già vẫn trông cậy vào sự nuôi dưỡng của con cái, chính sách ưu tiên cho nữ còn có nhiều bất cập, một số ngành đòi hỏi phải có lao động là nam...

Hà Nội đã triển khai nhiều hoạt động nhằm ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng MCBGTKS, tuy nhiên công tác truyền thông vận động vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Khó khăn khách quan là do trình độ dân trí của người dân không đồng đều, tập quán sinh hoạt, văn hóa của người Á Đông coi trọng con trai. Bên cạnh đó, lãnh đạo các cấp một số nơi chưa quan tâm nhiều đến vấn đề MCBGTKS.

Ông Nguyễn Đình Lân cho biết thêm, Hà Nội sẽ tổ chức các tụ điểm truyền thông, tuyên truyền mạnh mẽ về giảm thiểu MCBGTKS. Chi cục sẽ tổ chức triển khai các lớp đào tạo về MCBGTKS cho các CTV dân số và các cán bộ một số ban, ngành để tuyên truyền thực hiện giảm thiểu MCBGTKS. Biên soạn, sản xuất và nhân bản các loại tài liệu truyền thông tuyên truyền tới cộng đồng, đưa vấn đề MCBGTKS đậm đặc trên các phương tiện báo, đài.

Ngoài biện pháp truyền thông, ông Lân cho hay phải cần có những nghiên cứu, tiếp tục theo dõi số liệu MCBGTKS, xác định các yếu tố tác động của từng vùng, từng quận huyện để đề xuất các giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Tăng cường giám sát, kiểm tra, xử lý việc chẩn đoán GTKS, nạo hút thai, lựa chọn giới tính thai nhi... Bên cạnh đó, cần có chính sách tổng thể trong việc cải thiện hệ thống an sinh xã hội, đặc biệt chính sách an sinh xã hội cho người cao tuổi. Xây dựng chính sách nhằm nâng cao vị thế, quyền năng của phụ nữ, xóa bỏ bất bình đẳng giới - nguyên nhân gốc rễ của sự ưa thích con trai.
 
Mai Việt
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Bị thủy đậu khi mang thai nguy hiểm thế nào?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Tỷ lệ phụ nữ mang thai mắc thủy đậu không cao hơn so với mặt bằng chung tỷ lệ mắc bệnh thủy đậu ở người lớn, tuy nhiên mức độ nghiêm trọng của bệnh thường nặng nề hơn.

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Nghệ An tổ chức Hội thi 'Người cao tuổi sống vui, sống khoẻ'

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Hội thi là hoạt động thiết thực nhằm nâng cao vai trò trách nhiệm cho cấp ủy Đảng, chính quyền và nhân dân về chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về người cao tuổi. Đồng thời, khẳng định vai trò, sự cống hiến của người cao tuổi đối với mọi mặt của đời sống...

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Ung thư buồng trứng có chữa được không?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Ung thư buồng trứng là căn bệnh thường tiến triển âm thầm và triệu chứng không rõ ràng khiến nhiều người chủ quan, khi đi khám đã ở giai đoạn muộn. Vậy ung thư buồng trứng có chữa được không, làm thế nào để phát hiện sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Có phải trẻ béo phì dễ dậy thì sớm?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Trẻ béo phì có nguy cơ cao dậy thì sớm hơn so với trẻ có cân nặng bình thường. Vậy nguyên nhân tại sao trẻ béo phì lại dễ bị dậy thì sớm và có thể phòng ngừa được không?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Phụ nữ mang thai bị đa ối nên điều chỉnh chế độ ăn như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Đa ối là khi lượng nước ối vượt quá mức bình thường ảnh hưởng đến sức khỏe cả mẹ và bé. Mặc dù chế độ ăn không phải là yếu tố quyết định duy nhất nhưng việc điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý có thể hỗ trợ cải thiện tình trạng này.

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Giảm nguy cơ sinh non khi bà mẹ được quản lý thai nghén đầy đủ

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Nguy cơ sinh non sẽ được giảm thiểu tối đa nếu thai phụ được khám thai và thực hiện sinh tại cơ sở y tế có đầy đủ phương tiện kỹ thuật cùng đội ngũ y bác sỹ trợ giúp.

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Với phương châm "đưa chính sách đến gần dân," xã Hùng Tiến, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng triển khai đồng bộ nhiều hoạt động giúp người dân tiếp cận dịch vụ y tế chất lượng (chăm sức khỏe sinh sản, hỗ trợ người cao tuổi) và phát huy vai trò của đội ngũ cộng tác viên dân số.

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Bổ ích hội thi rung chuông vàng tìm hiểu kiến thức về dân số và chăm sóc sức khoẻ sinh sản

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Hội thi giúp cho học sinh nâng cao những kỹ năng hoạt động, kiến thức chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên. Đồng thời, tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích để học sinh thể hiện tài năng, trí tuệ, sự sáng tạo.

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Gần 150.000 em bé chào đời nhờ kỹ thuật thụ tinh trong ống nghiệm

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Sau 25 năm, Việt Nam có gần 300.000 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm được thực hiện, 147.000 em bé ra đời khoẻ mạnh. Trong đó, có gần 3.000 trẻ được chào đời tại Bệnh viện Hùng Vương nhờ kỹ thuật IVF.

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

5 biểu hiện cho thấy bạn đã mắc hội chứng ống cổ tay

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng ống cổ tay là tình trạng phổ biến trong cộng đồng. Hiện số người mắc hội chứng này ngày càng tăng do liên quan đến công việc có sử dụng nhiều tới độ linh hoạt, tỉ mỉ và lặp đi lặp lại của cổ tay.

Top