Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hải Dương kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ: Vững bước đi lên

GiadinhNet - Ngày 21/12, Sở Y tế Hải Dương tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm ngày truyền thống ngành DS-KHHGĐ.

TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ trao tặng bằng khen cho cá nhân và tập thể tỉnh Hải Dương có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ.

Tham dự Lễ kỷ niệm có TS. Đặng Thị Bích Liên, Ủy viên Ban Thường vụ tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, các đồng chí đại diện cho HĐND, đại diện lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh, lãnh đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố, lãnh đạo các Trung tâm DS-KHHGĐ của tỉnh, các đồng chí nguyên là lãnh đạo Uỷ ban DS-KHHGĐ và Uỷ ban DSGĐTE…
 
Về phía Tổng cục Dân số-KHHGĐ (Bộ Y tế), có sự tham dự của TS. Dương Quốc Trọng – Tổng cục trưởng; đại diện Vụ Kế hoạch Tài chính; Văn phòng Tổng cục...

Những con số ấn tượng

Thay mặt Sở Y tế Hải Dương, thầy thuốc ưu tú Đoàn Mạnh Tiến, Giám đốc Sở Y tế đã điểm lại các chặng đường lịch sử 50 năm công tác của ngành DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương từ năm 1961 đến nay.

Năm 1961, dân số Hải Dương là 842.782 người, tỷ lệ tăng dân số là 4,1%, nhưng đến năm 1975, tỷ lệ tăng dân số là 2,7%, tức đã giảm được hơn một phần ba. Tổng tỷ suất sinh cũng giảm từ 6,2 con/phụ nữ năm 1961 xuống còn 5,2 con/phụ nữ. Năm 1974, Hải Dương vinh dự là tỉnh được Trung ương chọn tổ chức Hội nghị tổng kết công tác sinh đẻ có kế hoạch toàn quốc lần thứ nhất do Thủ tướng Phạm Văn Đồng chủ trì. Hội nghị đã biểu dương Hải Dương là đơn vị dẫn đầu cả nước trong công tác sinh đẻ có kế hoạch, tỉnh đầu tiên đạt tỷ lệ 5% dân số đặt vòng tránh thai. Hội nghị toàn quốc tổng kết sinh đẻ có có kế hoạch lần thứ hai cũng được tổ chức tại Hải Dương. Tại Hội nghị này, Hải Dương đã vinh dự được đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba do Đảng và Nhà nước trao tặng.

Giai đoạn từ 1987-1999, công tác DS-KHHGĐ Hải Dương đã đạt vượt các mục tiêu đề ra. Tỷ lệ gia tăng dân số đã được kiềm chế và đã giảm từ 2,1% năm 1989 xuống còn 1,1% năm 1999. Tổng tỷ suất sinh giảm nhanh chóng từ 3 con/phụ nữ năm 1989 xuống còn 2,05 con/phụ nữ và đạt mức sinh thay thế năm 1999. Với những thành tích xuất sắc đã đạt được, Ủy ban DS-KHHGĐ tỉnh đã được tặng nhiều Cờ thi đua xuất sắc, bằng khen của Uỷ ban Quốc gia DS-KHHGĐ, UBND tỉnh… góp phần cùng cả nước đạt được giải thưởng về Dân số của Liên Hợp quốc năm 1999.

Vượt khó
 

Tại buổi lễ, TS. Dương Quốc Trọng - Tổng cục trưởng, TS. Đặng Thị Bích Liên - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó chủ tịch tỉnh Hải Dương đã trao tặng các cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc trong công tác DS-KHHGĐ những danh hiệu cao quý của Đảng, Nhà nước, Thủ tướng Chính phủ và Bộ Y tế.

Trong giai đoạn 2007-2008, hệ thống làm công tác DS-KHHGĐ cả nước biến động về tổ chức bộ máy làm ảnh hưởng không nhỏ đến tâm tư tình cảm của cán bộ làm công tác DS-KHHGĐ, Ban lãnh đạo Sở Y tế đã nhận thức đầy đủ, đúng đắn về vai trò và tầm quan trọng của tổ chức bộ máy.
 
Sở đã tích cực, chủ động tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện đúng theo tinh thần của Nghị định, Thông tư hướng dẫn. Đến tháng 6 năm 2008, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh và 12 Trung tâm DS-KHHGĐ các huyện, thành phố được thành lập với đầy đủ chức năng, nhiệm vụ và tổ chức, biên chế theo đúng hướng dẫn của Trung ương. Trụ sở và cơ sở vật chất, phương tiện được giữ nguyên. Có thể nói, Hải Dương là một trong những tỉnh đầu tiên trong toàn quốc sớm kiện toàn tổ chức bộ máy làm công tác DS-KHHGĐ và làm tốt công tác tham mưu cho Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo kịp thời.
 
Tham luận tại Hội nghị, bác sỹ Nguyễn Văn Sai, Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Hải Dương đã nhấn mạnh công tác DS-KHHGĐ từng bước được triển khai, thực hiện đầy đủ các nội dung theo hướng bao quát hơn, toàn diện hơn, chú trọng đến nâng cao chất lượng dân số và thích ứng với những biến đổi về cơ cấu dân số.
 
Ông cũng nêu lên những khó khăn, thách thức mà công tác DS-KHHGĐ Hải Dương đang phải đối mặt như chất lượng dân số còn hạn chế, “già hoá dân số”, vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh. Theo kết quả Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009 của Tổng cục Thống kê, Hải Dương là một trong 10 tỉnh, thành phố có chỉ số SRB (tỉ số giới tính khi sinh) cao nhất cả nước; tỷ trọng người 60 trở lên là 12%; chỉ số già hoá là 54%.

Chia sẻ tại Hội nghị, bác sỹ Trần Văn Đồng - nguyên Chủ nhiệm Uỷ ban DS-GĐ&TE tỉnh Hải Hưng (sau tách ra thành Hải Dương và Hưng Yên) đã nêu lên những bài học kinh nghiệm trong quản lý, xây dựng tổ chức bộ máy, đào tạo nhân lực, phối hợp liên ngành…

Đầu tư hơn nữa cho công tác dân số

Thay mặt Tổng cục DS-KHHGĐ, TS. Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng đã chúc mừng Hội nghị, chúc mừng những thành công của công tác DS-KHHGĐ Hải Dương trong 50 năm qua. Những thành công đó đã đóng góp tích cực vào sự thành công chung của ngành DS-KHHGĐ Việt Nam.
 
TS. Dương Quốc Trọng cũng chỉ ra những vấn đề thách thức lớn đối với công tác DS-KHHGĐ của cả nước nói chung và của Hải Dương nói riêng và đề nghị Hải Dương quyết liệt vào cuộc trong việc thực hiện Chiến lược DS-SKSS giai đoạn mới nhất trong vấn đề khống chế tốc độ gia tăng tỉ số giới tính khi sinh và nâng cao chất lượng dân số.
 
TS. Đặng Thị Bích Liên, Ủy viên Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chúc mừng những thành công của công tác DS-KHHGĐ Hải Dương, nhất là việc nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi sinh đẻ của người dân, quy mô gia đình đông con sang gia đình chỉ có từ 1-2 con. Những thành công đó đã đóng góp tích cực vào chương trình xoá đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội, nâng cao thu nhập người dân.
 

TS. Đặng Thị Bích Liên, Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương phát biểu lại Lễ kỷ niệm.

 
TS. Đặng Thị Bích Liên cũng cảm ơn và đánh giá cao những chỉ đạo đúng đắn, kịp thời, quyết liệt của Bộ Y tế, Tổng cục DS-KHHGĐ đối với Hải Dương. Phó chủ tịch cũng yêu cầu các cấp uỷ, chính quyền cần tiếp tục, tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo, chỉ đạo; Sở Y tế cần ổn định tổ chức bộ máy, nhân lực, nâng cao năng lực triển khai đồng bộ các giải pháp, quyết tâm thực hiện thành công Chiến lược DS-SKSS giai đoạn 2011-2020 và Nghị quyết Đảng bộ lần thứ 15.
 

Trải qua 50 năm xây dựng và trưởng thành, đến nay, tổng tỷ suất sinh (TFR) của Hải Dương thấp hơn mức trung bình của cả nước và mức trung bình của khu vực đồng bằng sông Hồng (năm 2009, TFR của Hải Dương là 1,99 con/phụ nữ còn cả nước là 2,03, đồng bằng sông Hồng: 2,11). Tuổi thọ trung bình của người dân Hải Dương là 74 tuổi, tỷ lệ áp dụng các biện pháp tránh thai là 75%. Với những thành tích đã đạt được, năm 2009, Hải Dương đã được Bộ Y tế tặng Cờ thi đua xuất sắc, năm 2011, được Thủ tướng Chính phủ tặng bằng khen.

Bài, ảnh: Lương Quang Đảng

thuhuyen
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Mỗi năm, có thêm khoảng 8.000 trẻ sinh ra mắc bệnh tan máu bẩm sinh

Dân số và phát triển - 14 giờ trước

GĐXH - Bệnh tan máu bẩm sinh (hay còn gọi bệnh Thalassemia) là một bệnh di truyền – bẩm sinh, có đặc điểm là gây tan máu nhiều và thường xuyên dẫn đến thiếu máu mãn tính.

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Hương Khê phát động chiến dịch chăm sóc SKSS/KHHGĐ năm 2024

Dân số và phát triển - 22 giờ trước

GĐXH - Sáng ngày 6/5, tại Trạm y tế xã Hương Trạch, Trung tâm y tế huyện Hương Khê, Hà Tĩnh phối hợp với UBND xã, Trạm y tế tổ chức Lễ phát động Chiến dịch truyền thông, cung cấp dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ, khám sàng lọc chăm sóc sức khỏe cho người dân và nâng cao chất lượng dân số năm 2024.

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Nghệ An tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

GĐXH - Ngày Thalassemia thế giới được tổ chức hàng năm vào ngày 8/5, giúp những người mắc bệnh này sống khỏe mạnh hơn, lâu hơn và hiệu quả hơn. Thông qua ngày Thalassemia người bệnh chia sẻ kiến thức, trao đổi thông tin, tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức có mục tiêu và giáo dục chất lượng về bệnh Thalassemia.

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

7 dấu hiệu phụ nữ bước vào thời kỳ tiền mãn kinh

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

thời kỳ tiền mãn kinh của phụ nữ (quá trình chuyển sang mãn kinh) thường bắt đầu ở độ tuổi 40. Giai đoạn này có thể bắt đầu ở bất kỳ thời điểm nào từ cuối độ tuổi 30 đến 50 và kéo dài trung bình 4 năm, thậm chí kéo dài đến 8 năm.

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Cách xử lý khi bị dị ứng bao cao su

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Nghe có vẻ rất hiếm gặp nhưng trên thực tế có một số người bị dị ứng khi sử dụng bao cao su. Vậy thực chất hiện tượng này là gì và cách xử lý như thế nào?

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Thừa Thiên Huế tuyên truyền hưởng ứng ngày Thalassemia thế giới

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

GĐXH - Theo Chi cục Dân số tỉnh Thừa Thiên Huế, tuyên truyền, giáo dục thay đổi hành vi, góp phần nâng cao ý thức và trách nhiệm của mỗi cá nhân trong việc thực hiện tầm soát, chẩn đoán, điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh…giúp phát hiện và điều trị sớm bệnh tan máu bẩm sinh.

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Cách xác định bạn có nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung không?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Ung thư cổ tử cung là loại ung thư phổ biến nhất gây tử vong ở phụ nữ.

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Một số bài thuốc quý trị chứng hay cáu giận

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

SKĐS - Cáu giận là cảm xúc mà hầu như ai cũng có nhưng có một số người đặc biệt hay cáu giận hơn so với người khác. Thực ra, hay cáu giận cũng là biểu hiện bệnh lý và có thể điều trị được.

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Bí quyết giúp phụ nữ tuổi 50 giảm cân và các triệu chứng mãn kinh

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Mãn kinh là một giai đoạn tự nhiên trong cuộc đời, thường ảnh hưởng đến phụ nữ trong độ tuổi từ 45 – 55, có thể gây tăng cân và các triệu chứng khó chịu khác.

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Người bị loãng xương có nên tập thể dục?

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Loãng xương được đặc trưng bởi sự mất canxi trong xương, khiến xương dễ bị gãy. Tập thể dục thường xuyên làm giảm tỷ lệ mất xương và bảo tồn mô xương, giảm nguy cơ gãy xương và té ngã…

Top