Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hạn chế thấp nhất nạn bạo hành gia đình

Thứ hai, 16:44 29/10/2007 | Gia đình

Giadinh.net - Từ ngày 27 - 28/10, tại Hà Nội, được sự hỗ trợ ban đầu của tổ chức Hỗ trợ phát triển Đức, dưới sự điều hành của Trung tâm Nghiên cứu và Ứng dụng khoa học về Giới, gia đình, phụ nữ và vị thành niên, mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình tại Việt Nam (gọi tắt là VDOP.NET) chính thức ra đời.

Nhân sự kiện này, phóng viên Báo GĐ&XH đã có cuộc phỏng vấn bà Nguyễn Vân Anh - Ban Cố vấn thành lập và điều hành mạng VDOP.NET.

Việc thành lập mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình có ý nghĩa như thế nào, thưa bà?

Trong nhiều năm qua, có rất nhiều tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phòng chống bạo hành gia đình (BLGĐ) nhưng chưa thực sự có mối liên kết một cách hệ thống để chia sẻ kinh nghiệm cũng như tạo ra sức mạnh trong lĩnh vực này.

Mạng lưới phòng chống bạo lực gia đình (VDOP.NET) sẽ là tập hợp những tổ chức, cá nhân trong nước và các tổ chức quốc tế tại Việt Nam có cùng mối quan tâm phòng chống BLGD.

Đây cũng là nơi để những người quan tâm có thể chia sẻ kinh nghiệm, những sáng kiến và phối hợp hoạt động nhằm hạn chế chấm dứt BLGĐ nói chung và bạo lực với phụ nữ nói riêng tại Việt nam.

Xin bà cho biết quy mô và hoạt động của mạng lưới này?

Vì mới ra mắt nên chúng tôi chưa thể nói được cụ thể quy mô hoạt động của mạng lưới một cách cụ thể. Tuy nhiên, trước mắt, ngay hôm ra mắt (ngày 27/10) đã có 8 tổ chức, cá nhân đăng ký làm thành viên của mạng lưới.

Về hoạt động của VDOP.NET, bên cạnh việc vận động thông qua Dự luật phòng chống BLGĐ, các tổ chức cá nhân trực tiếp làm công tác này phải được chia sẻ học hỏi kinh nghiệm và phối hợp cùng nhau để hỗ trợ chính phủ thực hiện luật phòng chống BLGĐ. Mạng lưới hoạt động trên cơ sở đảm bảo các thành viên đều bình đẳng về cơ hội, trách nhiệm và quyền lợi khi tham gia VDOP.NET.

Những quan niệm sai lầm làm cho bạo lực gia đình diễn ra và tồn tại dai dẳng:

- Là chồng thì anh ta có quyền dạy vợ chứ sao?
- Vợ tôi, tôi đánh!
- Ngày xưa, bố tôi vẫn đánh mẹ tôi đấy thôi?
- Đấy là chuyện riêng của nhà người ta, mình quan tâm làm gì?
- Chuyện của em, có nói cũng chẳng ai giúp được đâu?
- Nói ra làm gì cho xấu! Phụ nữ thì phải chịu vậy thôi!

Dưới góc nhìn của một nhà nghiên cứu xã hội học lâu năm, bà có ý kiến gì về những điểm mới trong Dự luật phòng chống BLGĐ?

Theo tôi, điểm mới nhất trong Dự luật phòng chống BLGĐ đó là, việc cách ly người bạo lực và nạn nhân của BLGĐ. Ngoài ra, có nhiều điểm trong Dự luật theo tôi là tiến bộ, đó là quy định về việc áp  dụng biện pháp phê bình và đưa vào cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng đối với những người có hạnh vi BLGĐ.

Tuy nhiên, để biết được nó có được áp dụng thành công trong thực tiễn hay không thì người làm luật cần phải có nghiên cứu kỹ. Mạng lưới VDOP.NET sẽ là tổ chức đầu tiên tập hợp những cá nhân, tổ chức, cơ quan quan tâm đến vấn đề phòng chống bạo hành gia đình.

Thông qua mạng lưới này, các thành viên sẽ chia sẻ thông tin, trao đổi kinh nghiệm hỗ trợ nhau trong phòng chống BLGĐ. Sau ngày ra mắt mạng lưới, chúng tôi đã thảo luận và lấy ý kiến của những người trong cuộc về những bất cập trong Dự luật. Từ đó, sẽ có những đề nghị cụ thể trong kỳ họp quốc hội sắp tới.

BLGĐ là một phạm trù xưa nay vẫn chưa được thống nhất về quan điểm, không thực sự rõ ràng. Hơn nữa, đó là câu chuyện ở phía sau cánh cửa. Tính khả thi của Dự luật có vì thế mà bị ảnh hưởng?

Xét trên tổng thể, hành vi này còn do công tác quản lý xã hội kém hiệu quả; các tổ chức, đoàn thể xã hội chưa quan tâm đúng mức đến việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên; trong khu dân cư vẫn còn những người sống theo quan điểm “đèn nhà ai nhà nấy rạng”. Các hành vi bạo lực thường xảy ra đằng sau cánh cửa khép kín.

Như vậy, việc khắc phục tình trạng bạo lực trong gia đình đòi hỏi phải sử dụng nhiều biện pháp đồng bộ và mang tính toàn diện. Trong khi đó, một số quy định mới như các hành vi bạo lực trong gia đình, các biện pháp liên quan như việc cấm tiếp xúc với nạn nhân, giáo dục tại cộng đồng... được xây dựng không xuất phát từ điều kiện kinh tế - xã hội và phong tục tập quán, tâm lý của người Việt Nam, mà dựa trên cơ sở kết quả các chuyến nghiên cứu, khảo sát kinh nghiệm ở nước ngoài, luật pháp của nước ngoài.

Lâm Vũ

hoaianh
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Trung vận giàu có, tài lộc đổ về gọi tên 6 cung hoàng đạo ưu tú này

Gia đình - 2 giờ trước

GĐXH - Với 6 cung hoàng đạo dưới đây có thể tận hưởng hạnh phúc gia đình, vô lo về tiền bạc từ tuổi trung niên trở lên.

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Muốn sống nhẹ nhàng thảnh thơi thì phải biết đóng lại 3 CÁNH CỬA này, ai không hiểu cả đời khó lòng sung sướng

Gia đình - 3 giờ trước

Khi tuổi đã ngấp nghé nửa thế kỷ, ta cần phải làm "phép trừ" cho cuộc đời mình.

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

6 đặc điểm cần có của người cha lý tưởng trong mắt các con

Nuôi dạy con - 9 giờ trước

GĐXH - Để trở thành một người cha tốt, họ cần hội đủ những đặc điểm dưới đây.

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Ở nhà con trai suốt 8 năm, cuối cùng tôi đã hiểu ra: Đâu mới là điểm tựa để năm cuối đời ung dung, hạnh phúc nhất

Gia đình - 9 giờ trước

Sau tất cả những gì đã trải qua, cụ ông này chiêm nghiệm ra được cuộc sống tuổi già nên dựa vào ai.

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

28 tuổi, xinh đẹp thành đạt, nhà to ô tô sang nhưng vẫn bị người yêu 'đá': Tưởng đau khổ hóa ra là may mắn

Chuyện vợ chồng - 21 giờ trước

Tôi không muốn mình sống như những cô vợ khác, bố mẹ mình không được chăm phải chăm bố mẹ chồng.

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Về thăm quê, bố mẹ chồng đòi phụng dưỡng 3,5 triệu đồng/tháng, nghe xong tôi lập tức quay về thành phố: 10 năm sau, nhận được 1 mảnh giấy mà xấu hổ

Chuyện vợ chồng - 1 ngày trước

Sau khi cưới 1 năm, bố mẹ chồng yêu cầu vợ chồng con trai gửi tiền hàng tháng để trang trải chi phí sinh hoạt. Con dâu vô cùng khó chịu trước đề nghị này.

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

5 nàng giáp có bao nhiêu tiêu hết bấy nhiêu, khó có thể trở thành 'tay hòm chìa khóa' trong gia đình

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Đây là những con giáp nữ sẵn sàng tiêu cạn tháng lương chỉ để thỏa mãn thú vui mua sắm.

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Tiết học của giáo sư tại Đại học Harvard thay đổi cuộc đời của hàng nghìn sinh viên: Hạnh phúc không khó tìm nếu biết nạp cho mình 3 'chất dinh dưỡng'

Gia đình - 1 ngày trước

"Những người hạnh phúc nhất là biết tận hưởng cuộc sống của họ. Họ cảm thấy hài lòng với các hoạt động của mình và họ cảm thấy ý nghĩa về lý do tại sao họ đang sống. Đây là protein, carbohydrate và chất béo của hạnh phúc", vị giáo sư chia sẻ.

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Đừng hy vọng 5 cung hoàng đạo nam này đặt tình yêu lên trên hết bởi họ là những người coi trọng sự nghiệp hơn chuyện tình cảm

Gia đình - 1 ngày trước

GĐXH - Với 5 cung hoàng đạo nam này, họ có thể từ bỏ tình yêu của mình vì công danh sự nghiệp.

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Tiến sĩ tâm lý đại học Michigan: Khi cha mẹ la mắng con, nỗi đau tinh thần trẻ phải chịu đựng không kém gì nỗi đau thể xác

Nuôi dạy con - 1 ngày trước

GĐXH - Tiến sĩ Ethan Cross (nhà tâm lý học đến từ đại học Michigan, Mỹ) chỉ ra nỗi đau tinh thần và thể xác có ảnh hưởng đến não bộ rất giống nhau.

Top