Hàn Quốc: Hệ lụy của mức sinh quá thấp
GiadinhNet - Việt Nam và Hàn Quốc có nhiều nét tương đồng. Bối cảnh về công tác dân số Việt Nam hiện nay khá giống với những gì mà Hàn Quốc phải đối mặt vào những thập kỷ 80, 90 như mức sinh thấp (đang xảy ra ở một số địa phương), mất cân bằng giới tính khi sinh, già hóa dân số, dân số và phát triển. Những chính sách ứng phó của chính phủ Hàn Quốc trong giai đoạn này là những bài học kinh nghiệm quý báu đối với chúng ta..

Chưa kịp mừng đã vội lo
Theo Báo cáo số liệu dân số thế giới năm 2014 của Văn phòng Tham chiếu Dân số Hoa Kỳ, dân số Hàn Quốc hiện nay là 50,4 triệu người. Số con trung bình trên một phụ nữ Hàn Quốc trong độ tuổi sinh đẻ hiện nay chỉ có 1,2 con, thuộc hàng thấp nhất thế giới (năm 2014, trên thế giới có Đài Loan, HongKong, Andorra có số con trung bình/phụ nữ 15-49 là 1,1 con). Các nhà khoa học Hoa Kỳ dự báo đến năm 2050, dân số Hàn Quốc còn khoảng 48,1 triệu người. Chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra lời cảnh báo làm chấn động người dân xứ sở kim chi là: “Vào năm 2750, người Hàn Quốc sẽ biến mất khỏi thế giới” ?!). Nguyên nhân cũng chỉ bởi mức sinh quá thấp!
Sau đại chiến thế giới lần thứ 2 và đặc biệt là sau chiến tranh Nam-Bắc Triều Tiên (1950-1953), mức sinh và mức chết của Hàn Quốc rất cao. Năm 1960, trung bình mỗi phụ nữ độ tuổi sinh đẻ có 6,0 con (Việt Nam khi đó khoảng 6,4 con/phụ nữ), tốc độ gia tăng dân số vào khoảng 3%/năm. Năm 1962, Chính phủ Hàn Quốc chính thức bắt đầu chương trình DS-KHHGĐ của mình với mục tiêu phát triển kinh tế và giảm mức sinh. Sau 21 năm (năm 1983) , Hàn Quốc đạt mức sinh thay thế với trung bình 2,1 con/phụ nữ 15-49 (Việt Nam cũng là một trong ít nước trên thế giới sớm thực hiện chương trình DS-KHHGĐ, từ 1961, nhưng do cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài đến tận năm 1975 nên phải đến năm 2006, Việt Nam mới đạt mức sinh thay thế (2,1 con), tức sau 45 năm).
Tuy nhiên, ngay sau khi đạt mức sinh thay thế, mức sinh của Hàn Quốc đã “tuột dốc” đến chóng mặt. Ngay trong thập kỷ 80 đó, mức sinh của Hàn Quốc xuống còn khoảng 1,8-1,6 con. Thập kỷ 90 xuống còn 1,6-1,4 con và những năm 2000s xuống dưới mức 1,4 con. Năm 2001 mức sinh của Hàn Quốc cán mốc 1,3 con, mức sinh mà các nhà nhân khẩu học châu Âu gọi là mức thấp nhất (từ 1,3 con trở xuống). Năm 2005 xuống còn có 1,08 con và đến nay là 1,2 con.
Như vậy, để đạt mức sinh thay thế là rất lâu. Hàn Quốc- một trong những quốc gia có sự phát triển kinh tế-xã hội thần kỳ, là thành viên của OECD, cũng phải mất 21 năm. Nhưng để giữ được mức sinh thay thế hoặc mức sinh trong khoảng 1,8-2,1 con thì lại là điều vô cùng khó. Hàn Quốc chưa cần đến 3 năm đã trượt ra ngoài khoảng mức sinh lý tưởng đó. Ngay sau đó, Chính phủ Hàn Quốc đã phải đưa ra một loạt chính sách nhằm cứu vãn mức sinh trở lại.
Ứng phó của Chính phủ xứ kim chi
Có nhiều nguyên nhân để dẫn đến việc mức sinh của Hàn Quốc tuột dốc nhanh và ở mức thấp rất nghiêm trọng như vậy. Những tác động của mức sinh thấp sẽ dẫn đến những thay đổi căn bản đối với sự phát triển kinh tế-xã hội bởi dân số là cái gốc và nền tảng của sự phát triển. Suy cho cùng mọi sự phát triển cũng vì con người. Như các nhà lãnh đạo Hàn Quốc đã dùng hình ảnh mạnh mẽ để cảnh báo về hệ lụy của vấn đề này là “Người Hàn Quốc sẽ biến mất trên bản đồ thế giới vào năm 2750”.
Đầu thập kỷ 80, sau khi đạt mức sinh thay thế và tỷ lệ sử dụng các biện pháp tránh thai cao, Chính phủ đã chuyển hướng chính sách về cung cấp phương tiện tránh thai nhằm hướng đến một thị trường tự do về phương tiện tránh thai trong đó có vai trò tích cực của lĩnh vực tư nhân và các kênh thương mại. Cùng với chính sách về thị trường tự do phương tiện tránh thai, Hàn Quốc cũng phát triển, mở rộng các chương trình bảo hiểm y tế. Năm 1989, Hàn Quốc chính thức dừng chính sách miễn phí phương tiện tránh thai, tức sau 6 năm đạt mức sinh thay thế (lúc này, số con trung bình/phụ nữ 15-49 của Hàn Quốc là 1,5 con).
Vào lúc này, lĩnh vực dân số của Hàn Quốc lại phải đối mặt với vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh với việc lạm dụng các công nghệ khoa học kỹ thuật để lựa chọn giới tính thai nhi. Một vấn đề khác là tỷ trọng dân số cao tuổi ngày một tăng nhanh. Trước tình hình đó, chính phủ Hàn Quốc đã phải nhóm họp nhằm đưa ra những quyết sách quan trọng không chỉ giải quyết các vấn đề đặt ra đối với công tác dân số mà còn đáp ứng yêu cầu vẫn đảm bảo duy trì sự phát triển kinh tế-xã hội hay nói cách khác là giải quyết vấn đề dân số và phát triển.
Tháng 12 năm 1994, Ủy ban chuyên trách xây dựng Chính sách Dân số (Population Policy Deliberation Committee) của Chính phủ Hàn Quốc đã được thành lập nhằm nghiên cứu lại toàn bộ các chính sách dân số của Hàn Quốc, những vấn đề thách thức của công tác dân số Hàn Quốc hiện nay, xem xét mối quan hệ giữa dân số và phát triển kinh tế-xã hội nhằm định hướng các chính sách dân số và phát triển kinh tế-xã hội trong thế kỷ 21. Từ đó, một loạt cách chính sách tích cực về dân số của Hàn Quốc đã ra đời.
Năm 1996, chính sách mới về dân số của Hàn Quốc được ra đời trong đó nhấn mạnh đến các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản nhằm nâng cao chất lượng dân số. Năm 2003, Ủy ban về Già hóa dân số và Xã hội tương lai được thành lập. Hai năm sau, năm 2005, Luật về mức sinh thấp và xã hội già hóa đã được ban hành. Trên cơ sở của đạo luật này, các chương trình hành động đã ra đời với 3 giai đoạn: Giai đoạn I: 2006-2010; giai đoạn II: 2011-2015; giai đoạn III: 2016-2020.
Những chương trình chính sách trên nhằm giảm các áp lực về kinh tế-xã hội cho việc sinh con và nuôi dạy con như miễn/giảm chi phí y tế khi mang thai, sinh con, hỗ trợ dinh dưỡng, hỗ trợ thu nhập đối với những gia đình khó khăn, miễn giảm chi phí học tập của con, hỗ trợ việc làm/thu nhập của cha mẹ, các dịch vụ chăm sóc y tế. Các chương trình chính sách không chỉ hỗ trợ cho cha mẹ và đứa trẻ mà còn hỗ trợ các thành viên khác trong gia đình, hỗ trợ và xây dựng môi trường thân thiện, nhưng trước đó là khuyến khích nam nữ kết hôn, và sinh con. Những chương trình về giới và bình đẳng giới cũng không thể thiếu trong các chính sách này.
Có thể nói, những chính sách mà chính phủ Hàn Quốc đưa ra nhằm cứu vãn mức sinh để đẩy mức sinh tăng lên; tạo nền tảng ổn định cho sự phát triển kinh tế-xã hội và để xây dựng một xã hội già hóa thịnh vượng, thân thiện. Hiện tại, chính phủ Hàn Quốc đã chi 19 tỷ won cho các chương trình này.
Mặc dù chính phủ Hàn Quốc đã đưa ra nhiều chính sách khuyến khích nhằm vực dậy mức sinh nhưng những số liệu từ Văn phòng thống kế Hàn Quốc cho thấy, tổng tỷ suất sinh của nước này vẫn dao động ở mức 1,2-1,29 con trong những năm gần đây. Hàn Quốc mất 2 thập kỷ để đạt mức sinh thay thế và là nước duy nhất hiện nay trên thế giới thành công trong việc đưa tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh trở lại mức tự nhiên sau hơn 2 thập kỷ. Những thích ứng với mức sinh thấp nhằm xây dựng xã hội ổn định, văn minh, tạo nền tảng vững chắc cho xã hội có dân số già nói riêng và những bước tiến thần kỳ trong phát triển kinh tế nói chung của Hàn Quốc đã và đang được nhiều nước trên thế giới quan sát, học tập.
ThS. Lương Quang Đảng

Nguy cơ suy tim ở phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ
Dân số và phát triển - 7 giờ trướcViệc cắt bỏ buồng trứng có thể khiến phụ nữ phải đối mặt với tình trạng suy tim khi về già. Đặc biệt có nguy cơ tăng lên đối với phụ nữ cắt bỏ buồng trứng khi còn trẻ.

Thuốc dùng trong điều trị xuất tinh ngược dòng
Dân số và phát triển - 23 giờ trướcXuất tinh ngược dòng là một nguyên nhân quan trọng gây vô sinh ở nam giới. Việc điều trị sớm, đúng cách sẽ mang lại cơ hội có con cho bệnh nhân.

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi
Dân số và phát triển - 2 ngày trướcViệc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?
Dân số và phát triển - 3 ngày trướcNhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn
Dân số và phát triển - 4 ngày trướcTheo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục
Dân số và phát triển - 5 ngày trướcMặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả
Dân số và phát triển - 6 ngày trướcSữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcChlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcHội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày
Dân số và phát triển - 1 tuần trướcGĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Giao lưu trực tuyến: Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên, thanh niên và tầm quan trọng của tư vấn khám sức khỏe trước khi kết hôn
Dân số và phát triểnGĐXH - Theo các chuyên gia, sức khỏe sinh sản của vị thành niên, thanh niên được coi là một trong những yếu tố quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lượng dân số, chất lượng nguồn nhân lực và tương lai của giống nòi.