Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hi hữu: Thai phụ suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn vượt cạn thành công

Thứ tư, 17:27 23/09/2020 | Y tế

GiadinhNet – Mắc suy thận mạn giai đoạn cuối, bệnh nhân B.T.O là một trong số những bệnh nhân hiếm hoi có thai, giữ được thai và duy trì được thể trạng đến ngày thai nhi đủ điều kiện chào đời. Mới đây, bệnh nhân đã vượt cạn thành công bé trai với cân nặng 2,3kg.

Bệnh nhân may mắn này là B.T.O (SN 1989), xã Kim Bôi, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình. Đóng góp vào niềm vui lớn lao đó của thai phụ và gia đình là công sức thầm lặng của đội ngũ cán bộ y tế Khoa Thận nhân tạo, BVĐK tỉnh Hòa Bình, nơi thai phụ đã chạy thận lọc máu chu kỳ 6 lần/tuần trong suốt 5 tuần trước sinh.

Bệnh nhân có tiền sử viêm cầu thận mạn từ năm 06 tuổi, đã được điều trị tại Bệnh viện Nhi TƯ nhưng không duy trì thuốc mà về nhà uống thuốc lá nam, không tái khám thường xuyên. Thai phụ đã có con gái 06 tuổi và chưa từng phát hiện bệnh suy thận mạn. Trong đợt có thai lần hai, bệnh nhân mệt mỏi nhiều, buồn nôn, ăn uống kém, đi khám phát hiện bệnh thận mạn giai đoạn V có chỉ định lọc máu chu kỳ.

Hi hữu: Thai phụ suy thận mạn giai đoạn cuối vẫn vượt cạn thành công  - Ảnh 2.

Con trai thai phụ B.T.O chào đời khỏe mạnh trong niềm vui của gia đình và những cán bộ y tế: Ảnh NT

Nhớ lại cảm xúc khi được nghe thông báo từ Bệnh viện Bạch Mai về việc em bé của bệnh nhân B.T.O đã chào đời khỏe mạnh, BS.CKI Quách Thị Dung, Phó trưởng khoa phụ trách Khoa Thận nhân tạo (BVĐK Hòa Bình) vẫn còn nguyên cảm giác vui mừng xúc động như chào đón thành viên mới của chính gia đình mình. BS Dung cho biết, bệnh nhân O vào viện trong tình trạng người mệt mỏi, gầy yếu, được chẩn đoán viêm cầu thận mãn khi mang thai tuần thứ 27.

"Người bình thường có thai khó một, bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ có thai và việc duy trì được thai nghén đến khi đủ tuổi thai càng khó. Khi bị suy thận, các độc tố trong máu thường cao nên thai nhi khó có thể phát triển bình thường. Để đảm bảo sức khỏe của mẹ và thai nhi, lọc máu sẽ được thực hiện với một quy trình đặc biệt và có sự kết hợp theo dõi với nhiều chuyên khoa. Trong đó, phải điều chỉnh lại lọc máu từ 3 buổi/tuần lên 6 buổi/tuần để đảm bảo thải độc tốt hơn. Mỗi lần lọc phải sử dụng quả lọc dây máu mới thay vì được dùng lại như các bệnh nhân chu kỳ khác.

Đồng thời điều chỉnh các loại thuốc điều trị thiếu máu, tăng huyết áp, suy dinh dưỡng, điều trị rối loạn chuyển hoá can xi – phospho, dự phòng tiền sản giật, thúc đẩy sự phát triển của phổi thai nhi để vừa hỗ trợ điều trị tốt vừa không ảnh hưởng đến thai nhi. Khoa cũng phối hợp với các bác sĩ Sản khoa theo dõi điều chỉnh tăng cân, theo dõi từng chỉ số, tình trạng nước ối, siêu âm theo dõi sự phát triển của thai nhi, rau thai…" – BS Dung cho hay.

Được biết, hơn một tháng lọc máu chu kỳ cho bệnh nhân, các bác sỹ đã thực hiện mọi biện pháp với tinh thần trách nhiệm cao nhằm giảm thiểu thấp nhất rủi ro có thể xảy ra. Bên cạnh đó, khi biết hoàn cảnh của sản phụ rất khó khăn, trong khi phải đồng chi trả lọc máu với số tiền lớn lên tới 15 triệu đồng/tháng, các bác sĩ Khoa Thận nhân tạo đã phối hợp với phòng ban chức năng của bệnh viện kêu gọi các nhà hảo tâm giúp bệnh nhân để phần nào giải quyết được nỗi lo kinh tế của gia đình.

Ngay sau đợt điều trị 5 tuần ổn định tại BVĐK tỉnh Hòa Bình, các bác sĩ Khoa Thận nhân tạo đã chuyển bệnh nhân lên Bệnh viện Bạch Mai. Ở tuần thai thứ 33, bệnh nhân được chỉ định kết thúc thai kỳ để đảm bảo sức khỏe cho cả hai mẹ con. Ngày 07/09/2020, bé Bùi Đan Huy, con trai bệnh nhân B.T.O đã chào đời trong niềm vui mừng của tất cả gia đình, các y bác sĩ hai tuyến. Đến nay, Đan Huy có sức khỏe tốt, cân nặng 2,3kg và đã được xuất viện về với bố mẹ ngày 23/09/2020.

Các bác sĩ cho biết, theo chương trình nghiên cứu Đa Trung tâm của Châu Âu, trong hơn 10 năm tại một số quốc gia như Bỉ, Đan Mạch, Pháp, Anh… ghi nhận 23 trường hợp có thai trong khi chạy thận nhân tạo đăng ký theo dõi, chăm sóc sinh con. Trong số đó, chỉ có 52% trẻ được sinh và sống bình thường. Tại Việt Nam, tỷ lệ phụ nữ mắc bệnh suy thận mạn mức độ V mang thai cũng là một con số cực ít. Trường hợp bệnh nhân O có thể coi là trường hợp hy hữu.

Qua trường hợp bệnh nhân này, BS Dung khuyến cáo:

- Các thai phụ nên đi khám thai định kỳ theo khuyến cáo để phát hiện ra các bệnh kèm theo nói chung và bệnh thận mạn nói riêng và có hướng điều trị thích hợp, vì các triệu chứng ốm nghén 3 tháng đầu rất giống với triệu chứng bệnh thận mạn nên dễ gây nhầm lẫn.

- Tất cả phụ nữ mắc bệnh thận mạn tính cần phải biết được những rủi ro đối với chức năng của thận của người mẹ, sự ảnh hưởng tới thai nhi khi họ mang thai và phải được theo dõi bởi bác sỹ chuyên khoa.

- Các biện pháp tránh thai cần được cân nhắc sử dụng tối đa đối với bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn V có lọc máu chu kỳ do bệnh nhân thường bị rối loạn kinh nguyệt rất khó theo dõi, khi có thai thì rất dễ gây sẩy thai và sức khỏe thai nhi kém sau này.

Phương Thuận – Nguyễn Tuyết


Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Nam bác sĩ hiến giác mạc của mẹ để mang lại ánh sáng cho 2 người

Y tế - 1 ngày trước

Nam bác sĩ quyết định hiến tặng giác mạc người mẹ theo di nguyện của bà để mang lại ánh sáng cho hai người bệnh

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Cô gái 20 tuổi ở Phú Thọ bị u nang buồng trứng xoắn khi mang thai ở tuần thứ 9 may mắn thoát nạn

Y tế - 1 ngày trước

GĐXH - Ca phẫu thuật tiến hành thành công trong 1 giờ, không xảy ra tai biến, không tạo cơn co tử cung, thai nhi trong buồng tử cung hoàn toàn ổn định, không bị ảnh hưởng.

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Người đàn ông ở Bắc Giang nguy kịch sau khi uống 10 lít nước kiềm pha muối mỗi ngày

Y tế - 2 ngày trước

GĐXH – Nghe theo thầy lang, mỗi ngày, bệnh nhân uống khoảng 10 lít nước kiềm pha muối và không ăn bất cứ loại thực phẩm nào.

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Có thể phát hiện sớm nguy cơ, giúp phòng ngừa ung thư, đột quỵ từ sớm

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Đây là nội dung được đưa ra tại tọa đàm “Sức khỏe về gen và chống lão hóa” diễn ra ngày 26/9 tại Hà Nội.

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Bác sĩ kể chuyện cứu sống bệnh nhân trong tình cảnh 'ngàn cân treo sợi tóc'

Y tế - 3 ngày trước

Khi tình trạng bệnh nhân nguy kịch với chỉ số sinh tồn rất thấp các bác sĩ tiến hành ca mổ khẩn. Với sự nỗ lực của ekip mổ, bệnh nhân được cứu sống ngoạn mục.

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

'Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống': Nâng cao nhận thức cộng đồng về chăm sóc sức khỏe sinh sản

Y tế - 3 ngày trước

GĐXH - Hưởng ứng Ngày Tránh thai thế giới (26/9), Báo Phụ Nữ Việt Nam tổ chức Tọa đàm với chủ đề "Phụ nữ hiện đại, tự chủ cuộc sống".

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Vụ 220 người ngộ độc tại Vĩnh Long: Có 3 loại vi sinh vật trong thức ăn

Y tế - 4 ngày trước

Các món thức ăn gồm ngô xào củ cải thịt nạc; đậu hũ rán; ngô xào chay; đùi gà chiên nước mắm; thịt lợn xào đậu, cà rốt; rau xà lách, dưa leo, cà chua; trái cây (táo, chuối).

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Sau 6 ngày bị gạch rơi vào chân, người đàn ông ở Hưng Yên nhập viện cấp cứu

Y tế - 4 ngày trước

GĐXH – Trong quá trình xây đắp tường chống lũ, ông K bị gạch rơi vào chân. 6 ngày sau, ông xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng nên được đưa đi cấp cứu.

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Người nhận tim của nam thanh niên 32 tuổi chết não ở Hà Nội được xuất viện

Y tế - 4 ngày trước

Sau 1 tháng thực hiện ghép tim xuyên Việt, bệnh nhân L.A.H. đã khoẻ mạnh và được về với gia đình.

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Gạch rơi vào chân khi đắp tường phòng lũ, người đàn ông cứng miệng không thể há to

Y tế - 4 ngày trước

Khi cùng người dân đắp tường phòng lũ do bão số 3 Yagi vừa qua, ông K. bị vết thương nhỏ do gạch rơi vào chân. Sau đó, ông K. xuất hiện tình trạng khó há miệng tăng dần, khó nuốt, bụng cứng...

Top