Hô "biến" chuối xanh thành chuối chín, người mua cần lưu ý khi mua để không tổn hại đến sức khỏe
GiadinhNet - Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn chuối cũng tốt, nhất là ăn phải chuối bị “thúc” chín bằng các loại hóa chất độc hại.
Mới đây, thông tin hàng ngàn buồng chuối non bị nghi “đầu độc” bằng hóa chất để "thúc" chín ở Gia Lâm, Hà Nội đã khiến nhiều người hoang mang. Theo đó, chỉ sau một đêm, hàng loạt buồng chuối xanh trên cây xuất hiện dấu hiệu bị nứt toác, rơi lả tả, chín vàng khắp vườn.
Hiện vụ việc vẫn đang trong quá trình điều tra và chưa có kết luận chính thức về loại hóa chất này, nhưng theo nhiều hộ dân tại đây, có thể, chuối đã bị vẩy loại thuốc thúc chín của Trung Quốc.
Điều này khiến nhiều người bất an về tác hại đáng sợ của loại thuốc “hô biến” chuối xanh thành chuối chín này, nhất là khi loại thuốc này có thể được sử dụng để dấm chuối bán ra thị trường hiện nay.
Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã từng phát hiện nhiều cơ sở buôn chuối sử dụng các loại hóa chất để giúp chuối mau chín, có màu vàng đẹp. Đơn cử, năm 2015, các cơ quan chức năng tỉnh Bình Dương đã phát hiện và tiêu hủy 200kg chuối bị ngâm với thuốc diệt cỏ để cho cứng trái và sử dụng khí đá để làm chuối mau chín, gây hại cho sức khỏe người dùng.

Cẩn trọng với chuối bị thúc chín bằng các loại hóa chất. Ảnh minh họa
Theo các chuyên gia, để đánh giá mức độ nguy hại của các loại hóa chất bảo quản cũng như kích chín chuối ra sao thì phải phụ thuộc vào độc tố của loại hóa chất đó và hàm lượng sử dụng như thế nào. Tuy nhiên, dù là loại hóa chất nào, nếu tùy tiện sử dụng, nhất là các loại hóa chất trôi nổi, không rõ nguồn gốc xuất xứ, thành phần hóa học… thì đều tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe.
Do đó, để bảo đảm an toàn tuyệt đối, người tiêu dùng nên mua chuối xanh về nhà để chín tự nhiên hoặc mua ở những cửa hàng có uy tín. Bên cạnh đó, những người kinh doanh nên sử dụng các biện pháp như để chuối chín tự nhiên, coi đó là trách nhiệm với cộng đồng, với sức khỏe người tiêu dùng.
Phân biệt chuối chín tự nhiên và chuối ngâm hóa chất
Về màu sắc: Chuối chín tự nhiên thường có màu vàng đậm, trên vỏ đôi khi có những lốm đốm màu đen, sờ không nhẵn. Chuối chín bằng thuốc có vỏ vàng tươi, bắt mắt hơn, vỏ chuối căng mịn như lúc còn xanh.
Về độ đàn hồi: Khi bóp vào quả chuối chín tự nhiên sẽ thấy mềm tay còn với chuối dấm thuốc, dù vỏ đã vàng nhưng bóp vẫn thấy cứng tay.
Về mùi vị: Chuối chín bằng thuốc ăn sẽ có cảm giác bị sượng, thậm chí hơi chát, không được ngọt và có mùi thơm như chuối chín cây.
Theo kinh nghiệm của những người trồng chuối lâu năm, khi chọn mua chuối chín, nên chọn những nải chuối chín lác đác, tức là quả chín, quả xanh hoặc đang ngả màu vàng. Không nên chọn chuối chín đều một màu và có màu vàng tươi hơn mức bình thường.
Một số lưu ý khi ăn chuối
Chuối là loại trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Tuy nhiên, không phải lúc nào ăn chuối cũng tốt. Theo đó, cần lưu ý:
- Không nên ăn chuối chưa chín vì chúng có chứa mủ, loại mủ này dễ gây kích ứng dạ dày.
- Không nên ăn quá nhiều chuối chín trong cùng một thời điểm để tránh dẫn tới đau đầu.
- Không nên ăn chuối lúc đói vì trong chuối có 2 chất magie và kali có thể gây tình trạng mất cân bằng cho hệ tim mạch, chướng bụng. Ăn chuối khi đói có thể khiến người dùng bị “cồn ruột”, gây khó chịu.
- Những người bị tiểu đường type 2, người mắc bệnh tim mạch, người bị bệnh thận nên kiêng ăn chuối chín để tránh bệnh nặng hơn.
- Nên ăn tối đa 3 quả chuối/ngày sau các bữa ăn để đem lại hiệu quả tốt nhất.
N.Mai

Người phụ nữ 47 tuổi ở Bắc Ninh phải nhập viện phẫu thuật cắt tử cung từ dấu hiệu nhiều chị em Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 34 phút trướcGĐXH - Thường xuyên đau tức vùng hạ vị, đau nhiều trong kỳ kinh nguyệt, người phụ nữ ở Bắc Ninh đi khám phát hiện bị lạc nội mạc tử cung, đa u xơ tử cung và polyp cổ tử cung.

Người bệnh tiểu đường đo đường huyết, chỉ số đường đường huyết cao bao nhiêu là nguy hiểm?
Bệnh thường gặp - 2 giờ trướcGĐXH - Đường huyết đo ở thời điểm bất kỳ trong ngày sẽ nguy hiểm khi > 200 mg/dL đối với cả bệnh nhân mắc và không mắc bệnh tiểu đường.

10 người ăn bơ thì 9 người vứt bỏ thứ này mà không hay là 'báu vật' dưỡng tim, làm đẹp, tốt cho tiêu hóa
Sống khỏe - 3 giờ trướcNhiều người sẽ phải “tiếc hùi hụi” khi nhận ra từ trước tới giờ toàn vứt bỏ phần này trong quả bơ trong khi nó cực kỳ hữu ích.

5 vật dụng thiết yếu hàng ngày có vẻ bền này thực chất có 'hạn sử dụng' ngắn, cần thay sớm kẻo thành 'ổ vi khuẩn'
Sống khỏe - 14 giờ trướcNhiều người có xu hướng chỉ chú ý đến ngày hết hạn in trên sản phẩm. Tuy nhiên, thời hạn sử dụng của một số vật dụng sẽ giảm đi rất nhiều sau khi chúng ta bắt đầu sử dụng.

Chuyên gia chỉ ra cách phân biệt sữa giả - sữa thật đáng chú ý
Sống khỏe - 16 giờ trướcGĐXH - Vụ việc 'sữa giả' đang khiến hàng triệu phụ huynh hoang mang, bởi hình thức sữa giả ngày càng khó nhận biết.

4 loại đồ uống có khả năng gây ung thư cao nhất là đây, nhiều người sốc nặng vì đang uống mỗi ngày!
Sống khỏe - 17 giờ trướcRất nhiều người sẽ phải bất ngờ khi nhận ra mình đang uống những loại nước là “đồng phạm” của nhiều bệnh ung thư từ ngày này qua ngày khác.

Cơ thể thừa đường sẽ phát ra 7 tín hiệu, thay đổi ngay để tránh mắc bệnh mãn tính và hụt collagen quá nhiều
Sống khỏe - 18 giờ trướcGiảm thiểu tiêu thụ đường là một biện pháp quan trọng để bảo vệ sức khỏe và duy trì làn da khỏe mạnh.

Thời điểm ăn tối giúp người bệnh tiểu đường ổn định đường huyết tốt nhất
Bệnh thường gặp - 21 giờ trướcGĐXH - Người bị tiểu đường cũng cần duy trì thời gian ăn tối cố định trong ngày. Thói quen này giúp điều hòa nhịp sinh học và ổn định insulin, ổn định đường huyết.

Các thuốc điều trị loét thực quản
Sống khỏe - 23 giờ trướcLoét thực quản là một dạng loét trong hệ thống tiêu hóa, làm tổn thương các mô của thực quản. Việc dùng thuốc sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân gây loét…

Người phụ nữ 65 tuổi ở Hà Nội bị đột quỵ thừa nhận một sai lầm mà rất nhiều người Việt mắc phải
Bệnh thường gặp - 1 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân có tiền sử tăng huyết áp nhưng không điều trị đều đặn. Bác sĩ cho biết đây là một trong những yếu tố nguy cơ hàng đầu dẫn đến đột quỵ.

Uống thuốc bổ gan thế nào cho đúng cách?
Bệnh thường gặpGĐXH - Các loại thuốc bổ gan chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh nên không thể thay thế thuốc đặc trị. Nếu uống, cần uống đúng và uống đủ.