Học sinh 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy sao dạy được học trò?
Không ít thầy cô hoang mang, lo sẽ “gặp khó” để đạt 6.5 IELTS. Song phụ huynh và nhiều chuyên gia giáo dục cho rằng điều này là cần thiết.
Thông tin Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức rà soát, đánh giá trình độ giáo viên tiếng Anh theo chuẩn quốc tế, dự kiến từ ngày 5 đến 25/6 đang thu hút sự quan tâm của nhiều giáo viên và phụ huynh.
Học sinh có chuẩn, giáo viên cũng phải đạt chuẩn
Có con đang học lớp 8, chị Lê Thu Phương (Đống Đa) cho biết, ngay từ đầu cấp 2, gia đình chị đã đầu tư sát sao cho con trong việc học ngoại ngữ. Với mức chi gần 60 triệu/ năm tại các trung tâm Anh ngữ, đến giữa năm lớp 7, con chị đã có thể tự tin giao tiếp với người nước ngoài.
"Do được tiếp xúc với các giáo viên bản xứ từ sớm nên phát âm của con khá tốt. Nhiều lần đi học trên trường về con kể lại với mẹ rằng, cô giáo tiếng Anh của con hay phát âm sai. Điều này khiến mình cảm thấy lo lắng".
Theo chị Phương, chương trình học tại các trường hiện nay vẫn chú trọng vào ngữ pháp, giáo viên không được cập nhật thường xuyên, do đó, việc khảo sát để nâng chuẩn cho giáo viên là điều cần thiết.
"Giáo dục luôn cần những người giỏi thực sự. Đối với tiếng Anh, giáo viên không đạt chuẩn sao dạy được học trò? Học sinh có chuẩn đầu vào, chuẩn đầu ra thì giáo viên cũng cần phải có những chuẩn nhất định", chị Phương nói.
Một giáo viên dạy ngoại ngữ bậc THCS tại Hà Nội cho biết, ngoài chương trình học trên trường, chị vẫn phải cho con theo học trung tâm để phát triển thêm các kỹ năng nghe, nói.
Theo chị, hầu hết thầy cô hiện nay đều cảm thấy lo lắng trước các cuộc thi sát hạch là bởi lớp giáo viên lâu năm hiện tại vốn đều là những người học tiếng Nga, tiếng Trung chuyển qua dạy tiếng Anh.
"Vì thế mới có giai đoạn, giáo viên buổi sáng đi dạy, chiều vẫn phải đi bổ túc tiếng Anh. Chuyện cô giáo phát âm sai cũng không phải hiếm".
Bên cạnh đó, cũng theo cô giáo này, giáo viên hiện nay đang bị áp lực bởi bài vở kiểm tra, do đó mục tiêu cao nhất vẫn là rèn luyện ngữ pháp để học sinh có thể đạt kết quả cao trong các bài thi.
"Lâu nay thầy cô luôn tập trung tối đa cho việc chuẩn bị bài vở của các bài học trong chương trình phổ thông. Trong khi, bài dạy trên lớp và bài thi IELTS rất khác. Giáo viên cảm thấy lo lắng là vì thế", giáo viên này nói.
Còn đối với anh Trần Tâm, một phụ huynh có con đang học cấp THPT lại cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.
"Trong trường con trai tôi đang theo học, có rất nhiều bạn đến cuối năm lớp 12 đã đạt 7.0 - 7.5 IELTS. Học sinh đạt 7.5 IELTS, giáo viên không trên mức ấy thì sao dạy được học trò?
Tôi nghĩ rằng, khi có nền tảng tiếng Anh tốt thì việc ôn luyện cũng không mất quá nhiều thời gian. Giáo viên đã được đào tạo 4 năm trong trường đại học, điểm số ấy dĩ nhiên phải đạt được. Nếu ở mức 6.5 các thầy cô vẫn chưa đạt thì giáo viên cần phải nghiêm túc xem lại việc trau dồi chuyên môn của mình", anh Tâm cho hay.

Nhiều phụ huynh cho rằng, yêu cầu giáo viên tiếng Anh phải đạt tối thiểu 6.5 IELTS không quá khó.
6.5 IELTS không khó
Thầy Hiệu trưởng Trường Marie Curie Nguyễn Xuân Khang cho hay, thế hệ học sinh hiện nay ở cả trường công lẫn trường tư đều được đầu tư học tiếng Anh rất nhiều.
"Như ở Trường Marie Curie, nhiều học sinh học hết lớp 9 có thể đạt IELTS 6.5 – 7.0; hết lớp 12 có thể đạt 7.5 – 8.0. Do đó, trình độ giáo viên phải được nâng cấp kịp thời".
Thầy Nguyễn Quốc Bình, Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lê Quý Đôn cũng cho rằng việc kiểm tra, đánh giá giáo viên là cần thiết để đảm bảo chất lượng dạy và học.
Ủng hộ việc giáo viên cần phải đạt tối thiểu IELTS 6.5, theo thầy Bình, điều này nên được đưa vào thành quy định bắt buộc.
"Nếu những giáo viên được tuyển dụng không đạt được chuẩn tối thiểu này thì sẽ không được tham gia giảng dạy ở trong các trường" - thầy Bình nói.
Đồng quan điểm, chị Nguyễn Thúy, giảng viên khoa tiếng Anh, Trường ĐH Hà Nội đánh giá việc nâng chuẩn bằng cách áp một mức điểm IELTS đối với giáo viên là điều hợp lý.
"Việc đạt mức điểm 6.5 IELTS đòi hỏi giáo viên phải có mức giao tiếp cơ bản, kiến thức và kỹ năng đủ để giao tiếp, đọc hiểu các tài liệu đơn giản nhằm tự mình phát triển được chuyên môn.
Bên cạnh đó, khi có chuyên môn, giáo viên sẽ tránh được việc biến tiếng Anh thành môn chỉ để "giải bài tập" hoặc dùng "mẹo mực".
Theo chị Thúy, việc khảo sát này không "đánh đố" giáo viên, bởi lẽ khi tham gia vào công tác giảng dạy, giáo viên đã phải đạt chứng chỉ B2 hoặc C1.
"Giữa các chứng chỉ đã có sự quy đổi tương đương. Do vậy, người đã đạt C1 hoàn toàn có thể tham gia thi IELTS. Chỉ cần làm quen dạng đề, chắc chắn kết quả sẽ tương đương nhau".
Theo Vietnamnet

Tìm thấy thi thể cuối cùng vụ cháy ở Hưng Yên, thông tin về nhân thân gây xót xa
Thời sự - 6 giờ trướcNạn nhân cuối cùng trong vụ cháy xưởng tái chế phế liệu ở Hưng Yên vừa được lực lượng chức năng tìm thấy.

Triệu tập những kẻ hành hung cô gái tại công viên ở Bắc Ninh
Pháp luật - 7 giờ trướcCông an phường Nam Sơn, Bắc Ninh đã triệu tập những người liên quan vụ hành hung một cô gái ở công viên Lãm Làng ngày 28/6.

Thực hiện theo trình tự này, hàng triệu người dân dễ dàng xem quê quán, địa chỉ mới trên VNeID sau sáp nhập
Đời sống - 8 giờ trướcGĐXH - Ngay sau khi việc sáp nhập đơn vị hành chính trên cả nước hoàn tất, ứng dụng định danh điện tử VNeID cũng đã cập nhật lại thông tin cá nhân của từng công dân.

Đang đi cấy lúa, hai vợ chồng ở Hà Nội bị sét đánh ngã quỵ
Thời sự - 9 giờ trướcNgười chồng cho biết khi ông đang cấy lúa, bỗng cảm nhận có nguồn điện mạnh từ tia sét đánh xuống ngay bên cạnh nên choáng váng ngã quỵ xuống ruộng. Một lúc sau định thần lại được, người chồng nhìn sang vợ cũng thấy bà ngã quỵ.

Chủ tịch HĐND tỉnh Thái Nguyên 'đưa chính quyền 2 cấp vào hoạt động ngay'
Thời sự - 10 giờ trướcGĐXH - Sáng ngày 1/7, HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức kỳ họp thứ Nhất HĐND tỉnh Thái Nguyên khóa XIV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền theo quy định. Đây là kỳ họp đầu tiên của HĐND tỉnh Thái Nguyên mới sau khi thực hiện chủ trương hợp nhất hai tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn theo Nghị quyết của Quốc hội.

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sống - 12 giờ trướcGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.

Người dân Hà Nội làm thủ tục thuận tiện trong ngày đầu vận hành chính quyền 2 cấp
Thời sự - 12 giờ trướcGĐXH - Từ sáng sớm, nhiều người dân ở Hà Nội đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai, xác nhận nơi cư trú, đăng ký xe.

Bắt cặp vợ chồng cầm đầu đường dây sản xuất 70.000 chai dầu gió giả ở TP.HCM
Pháp luật - 13 giờ trướcCặp vợ chồng chỉ đạo nhân viên sản xuất các sản phẩm giả thương hiệu nước ngoài như: dầu gió con Ó, kem dưỡng ẩm Thái Lan, dầu ông già Thái Lan, dầu lăn Hàn Quốc...

Nhiều chính sách mới, thiết thực có hiệu lực từ 1/7/2025
Đời sống - 13 giờ trướcGĐXH - Thêm nhiều trường hợp phải đóng BHXH, bỏ 8 tội danh có khung hình phạt tử hình, mở rộng đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng… là những chính sách mới sẽ có hiệu lực từ đầu tháng 7/2025.

Các xã, phường mới ở Hà Nội vận hành ra sao trong ngày đầu tiên hoạt động theo mô hình chính quyền 2 cấp?
Thời sự - 15 giờ trướcGĐXH - Ngày 1/7, các xã, phường ở TP Hà Nội chính thức hoạt động theo mô hình chính quyền địa phương 2 cấp. Từ sáng sớm, nhiều người dân đã có mặt tại các trụ sở hành chính mới để làm các thủ tục liên quan đến cư trú, chứng thực, giấy tờ đất đai...

Người lao động lại sắp được nghỉ dài 4 ngày?
Đời sốngGĐXH - Theo Thông báo 6150/TB-BLĐTBXH, dịp lễ Quốc khánh 2/9 năm 2025, người lao động sẽ được nghỉ 4 ngày.