Học trò chuẩn bị thi cuối kỳ, thầy giáo "doạ nhẹ" vài câu gây tái mặt: Không dám lặp lại 1 hành động quen thuộc này!
Ví dụ thầy giáo đưa ra có phần gây hoang mang và phũ phàng, nhưng cũng đúng lắm đó các bạn sinh viên ơi!
Từ trước đến nay thường truyền tai nhau rằng: "Làm sinh viên rất nhàn, không phải trả bài mỗi ngày như thời phổ thông, chỉ cần đến lớp điểm danh là xong". Cứ thế, tin đồn ấy lan xa và trở thành một thứ động lực to lớn cho bao thế hệ học sinh phổ thông.
Thế nhưng, đó chỉ là phần nổi trong quá trình học. Đúng là thời sinh viên, thầy cô ít kiểm tra bài cũ, 15 phút hơn mà dành toàn thời gian giảng dạy. Nhưng khối lượng kiến thức đó không thể không học mà dồn vào cuối kỳ, cuối khoá để kiểm tra một thể. Vì thế mà có không ít bạn sinh viên đến khi trả bài cuối khoá mới bắt đầu cuống quýt đi học ngày học đêm.
Vì đã chứng kiến nhiều trường hợp sinh viên thức đêm dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ. Cho nên, khi hướng dẫn sinh viên làm bài, một thầy giáo đã nhắc nhở sinh viên của mình nên ôn tập từ sớm để tránh gây hại đến sức khoẻ trong một clip TikTok mới được chia sẻ gần đây.
Tuy nhiên, không phải là những lời lẽ thường thấy như: Các em nên học sớm để giữ gìn sức khoẻ, hay ôn sớm để kiến thức được chắc hơn... mà thầy giáo đưa ra một ví dụ thực tế khá đáng sợ.
Cụ thể, thầy tâm sự: "Mà tôi nói các em ấy, sinh viên K56 có một ông thủng dạ dày. Thức đêm nhiều quá, ngày chơi xong đến lúc làm bài tập lớn thì dồn. Dồn làm bài tập lớn, thức ngày thức đêm rồi uống cafe, loét dạ dày, đi cấp cứu... mà môn thì vẫn trượt!"
Câu chuyện thầy giáo này kể được lấy từ ví dụ thực tế, khá giống với tâm lý và hoàn cảnh của các sinh viên khi chủ quan cho rằng thời gian còn dài để phải chạy nước rút về sau. Chính vì tâm lý lo sợ, không biết bảo vệ sức khoẻ kết hợp với uống cafe nhiều nên dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ấy thế nhưng, sau tất cả những đau thương ấy thì vẫn bị... trượt môn.
Kết quả "trượt môn" này cũng hoàn toàn có thể lý giải được. Có lẽ nam sinh này vì nhập viện nên không có nhiều thời gian ôn tập như mong muốn. Cộng thêm tâm lý học dồn, học vớt vát nên không hiểu kĩ bài, dẫn đến chuyện bài kiểm tra không làm được.
Nhiều sinh viên có thói quen cuối môn mới bắt đầu lao đầu vào học. Nhiều bạn thức liền tù tì đến 3h sáng, ngày chỉ ngủ 3-4 tiếng là chuyện bình thường. Đây là thói quen cực tai hại, không chỉ ảnh hưởng đến kết quả thi mà còn gây nguy hại cho sức khoẻ. (Ảnh minh hoạ)
Sau khi nghe lời khuyên của thầy, sinh viên nào cũng thấm thía, bên cạnh đó là sợ hãi và tự hứa sẽ chủ động làm bài tập thật sớm để không bị rơi vào hoàn cảnh như ví dụ trên.
- Rồi xong, không sinh viên nào dám "nước đến chân mới nhảy" nữa luôn.
- Đã bị loét dạ dày rồi mà vẫn không qua môn thì không ai dám lười đâu thầy ơi!
- Đang hì hục làm Khoá luận tốt nghiệp, xem clip này xong em cũng xin phép đi ngủ.
- Thầy nói quá chuẩn, hầu như sinh viên nào cũng chủ quan, sát ngày mới chạy deadline ngập mặt.
Những lời của thầy giáo cực thấm và khiến cho nhiều bạn sinh viên thức tỉnh. Đây cũng là bài học dành cho các bạn sinh viên, đừng liều mình đến cuối kì mới học "chạy nước rút" nữa! Thông thường các thầy cô sẽ thông báo lịch thi trước hẳn 1 tháng khi đi dạy hoặc báo trên cổng thông tin trường đại học.
Do đó, sinh viên nên phân bổ thời gian học cho hợp lý, hạn chế việc thức khuya trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng đến sức khoẻ. Bên cạnh đó, việc ôn thi sớm cũng giúp bạn chủ động thời gian. Nếu gặp câu nào khó, bạn sẽ có thêm thời gian nghiền ngẫm hoặc hỏi chính giảng viên phụ trách mình.
Hà MãNam sinh Đường lên đỉnh Olympia trở thành tiến sĩ hàng không tại Pháp
Giáo dục - 14 giờ trướcTừ một sinh viên đến kỹ sư và nay là tiến sĩ hàng không, Minh Nhật luôn ấp ủ giấc mơ được đóng góp vào sự phát triển của nền công nghiệp hàng không vũ trụ tại Việt Nam.
Bộ GD&ĐT lý giải siết quy định xét tuyển sớm không quá 20%
Giáo dục - 1 ngày trướcĐại diện Vụ Giáo dục đại học lý giải việc dự kiến siết quy định các trường đại học xét tuyển sớm không vượt quá 20% chỉ tiêu của từng ngành, nhóm ngành đào tạo.
Giáo sư người Việt được bầu làm viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới
Giáo dục - 1 ngày trướcThiếu tướng, giáo sư Nguyễn Thế Hoàng, Phó Giám đốc Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vừa được bầu làm viện sĩ chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Thế giới (TWAS).
Thông báo tin vui cho hàng triệu thí sinh thi THPT 2025
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Năm 2025, kỳ thi tốt nghiệp THPT sẽ áp dụng các dạng câu hỏi trắc nghiệm mới và cách tính điểm không còn cào bằng như đã áp dụng từ năm 2008 đến nay.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dục - 1 ngày trướcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.
Nữ thủ khoa xinh đẹp là 'sinh viên của năm' tại Trường ĐH Y Hà Nội
Giáo dục - 1 ngày trướcBảo lưu Trường Đại Học Y Dược Hải Phòng để thi lại vào Trường ĐH Y Hà Nội, Ngọc Linh trở thành thủ khoa đầu vào ngành Răng - Hàm - Mặt. Ba năm sau, Linh thắng giải “Sinh viên của năm” tại ngôi trường này, nhờ sự năng động và tài năng.
Thành tích học tập cực đỉnh của hoa khôi trường Kinh tế
Giáo dục - 2 ngày trướcNgoài vẻ ngoài duyên dáng, nụ cười khả ái, Huyền Trang (trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội) khiến nhiều người ấn tượng với thành tích học ấn tượng.
Những người chưa thi chứng chỉ ngoại ngữ sẽ mừng thầm khi biết điều này
Giáo dục - 2 ngày trướcGĐXH - Quy chế thi đánh giá năng lực ngoại ngữ theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam dự kiến sẽ tăng cường các giải pháp để chống thi thay, thi hộ như bổ sung quy định yêu cầu các đơn vị cung cấp ảnh chụp của thí sinh trong quá trình làm bài thi trên hệ thống tra cứu và xác minh chứng chỉ.
Đội tuyển Việt Nam tỏa sáng tại Robothon Quốc tế 2024
Giáo dục - 2 ngày trướcNgày 24/11, cuộc thi Robothon Quốc tế 2024 đã diễn ra thành công rực rỡ tại thủ đô Bangkok, Thái Lan. Đội tuyển Việt Nam đã xuất sắc ghi dấu ấn với nhiều giải thưởng quan trọng trong hạng mục thi đấu Leanbot.
Nội dung bức thư của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi 1 học sinh Đắk Nông
Giáo dục - 3 ngày trướcBộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã viết thư động viên, khích lệ một nữ sinh tại tỉnh Đắk Nông.
Ngoại ngữ không còn là môn thi THPT bắt buộc: Nhiều học sinh lớp 12 ‘từ chối’ môn tiếng Anh
Giáo dụcGĐXH - Phương án thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 chỉ còn 4 môn, trong đó ngoại ngữ tự chọn dẫn đến số lượng thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh ở Nghệ An giảm rất nhiều. Thậm chí, có những lớp, trường không có thí sinh đăng ký dự thi môn tiếng Anh.