Học trò trường chuyên phải vào viện tâm thần, vì sao?
GiadinhNet - Áp lực học hành, thi cử cùng những băn khoăn, trăn trở không được giải tỏa khiến không ít học sinh giỏi trường chuyên, lớp chọn phải vào viện tâm thần điều trị.
Khám cho một nữ bệnh nhân mắc chứng rối loạn tâm thần tại Viện Sức khỏe tâm thần. Ảnh: TL
Đang học giỏi, bỗng bị tâm thần
M.A (15 tuổi) là học sinh trường THPT chuyên của một tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ. Từ nhỏ đến lớn, M.A luôn là niềm tự hào của gia đình khi vượt qua tất cả các kỳ thi rất dễ dàng, bố mẹ không phải bận tâm.
Lên lớp 10, vào học trường chuyên, cạnh tranh với rất nhiều bạn học giỏi, M.A có chút “sốc” vì mất vị trí nhất lớp như bao năm qua. Để bằng bạn bè, em càng lao vào đọc tài liệu, tìm hiểu rất nhiều vấn đề xã hội trên Internet.
Nhưng càng đọc, càng tìm hiểu, M.A càng thấy mơ hồ, hoang mang về cuộc sống, tương lai. Lên lớp 12, thời điểm các học sinh trường chuyên đã có những quyết định thi vào các trường đại học, M.A vẫn quẩn quanh với những trăn trở, bế tắc. Kết quả học của nữ sinh này giảm sút. M.A liên tục buồn chán, lo lắng, thấy việc học không có giá trị gì, nhưng em lại ít ngủ, mất ngủ liên tục, chỉ thích lướt Facebook cho qua ngày, trong khi bài vở trì trệ. Càng nghĩ về thời gian học giỏi đỉnh cao, M.A càng hoang mang, bế tắc về tương lai.
Buồn bã, bứt rứt, M.A ban đầu còn gặm đến trơ trọi cả móng tay. Thời gian sau, em còn tự cào mặt, xước xát, rỉ máu. Được bố mẹ phát hiện và đưa đến Viện Sức khoẻ tâm thần (Bệnh viện Bạch Mai), M.A vẫn luôn giữ trong đầu những băn khoăn, hoang mang.
Chia sẻ tại Hội nghị khoa học Tâm lý lâm sàng lần thứ nhất của Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai, các chuyên gia cho hay, số lượng bệnh nhân điều trị nội trú ngày càng tăng, trung bình 200-250 lượt/ngày, gấp rất nhiều lần so với trước đây. TS.BS Dương Minh Tâm - Trưởng phòng Điều trị rối loạn liên quan stress, Viện Sức khoẻ tâm thần cho biết, gần đây có sự gia tăng đáng kể của bệnh nhân trẻ tuổi là học sinh, sinh viên mắc các rối loạn liên quan đến nghiện chất, stress. Đây là thực trạng đáng báo động.
Chuyên gia về sức khỏe tâm thần này cho hay, ông đã từng tiếp nhận nhiều trẻ lứa tuổi 13 - 14 nhập viện vì biểu hiện chán nản, học hành giảm sút. Tuy nhiên, trước áp lực quá lớn đến ngay từ phía người thân và các tác động của môi trường, xã hội làm trẻ “nhiễu” thông tin, tạo nhiều xáo trộn, trăn trở trong suy nghĩ.
“Điều đặc biệt là rất nhiều cháu ngoan, học giỏi, trường chuyên lớp chọn. Các cháu thích tìm hiểu thế giới, xã hội, vì thế càng nhiều băn khoăn, so sánh, trăn trở và hoang mang vô định. Nhiều trẻ đến Viện Sức khoẻ tâm thần trong tình trạng buồn phiền, khổ sở, bế tắc, lo lắng. Trẻ không hiểu học nhiều để làm gì, không định hướng được tương lai, luôn vang vang trong đầu suy nghĩ: Tại sao phải học môn này? Tại sao phải thi cử? Sau này mình sẽ ra sao? Trong khi vẫn phải học, phải thi...”, TS Dương Minh Tâm nói.
Khi không tìm được lối thoát, không ít trẻ tìm đến các trò chơi không lành mạnh như đua xe, chơi game online để khỏa lấp lo lắng của bản thân… Số khác thì lại mắc phải hội chứng tự ngược đãi bản thân (tự cưỡng bức) bằng cách cắn móng tay, cào rách mặt như trường hợp của M.A, số khác nhổ cả mảng tóc, dùng dao lam rạch chảy máu tay để thoả mãn, giải toả, né tránh áp lực, stress bản thân đang mắc phải. Nặng hơn có cháu rủ nhau đi tự tử.
Cha mẹ khó khăn trong nhận diện rối loạn tâm thần ở con
Theo ThS Trịnh Thanh Hương (cán bộ tâm lý, Viện Sức khoẻ tâm thần), sức khoẻ tâm thần trẻ em có ảnh hưởng lớn tới sự phát triển của trẻ và xã hội. Việc xác định sớm, chẩn đoán chính xác, điều trị hiệu quả có vai trò quan trọng đến thay đổi chất lượng cuộc sống của người có vấn đề về sức khoẻ tâm thần.
Nhận thức của cha mẹ về bệnh tâm thần cũng góp phần làm tăng/giảm gánh nặng việc chăm sóc. Vì thế, theo ThS Hương, cha mẹ có những nhận diện, đánh giá ban đầu về các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em là rất cần thiết. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, cha mẹ thường dễ bỏ qua giai đoạn tiền bệnh lý quan trọng nhằm phát hiện sớm các vấn đề sức khoẻ tâm thần ở con cái họ.
Một nghiên cứu của Viện Sức khoẻ tâm thần mới nhất trên 63 cha mẹ của các trẻ từ 6-18 tuổi, được chẩn đoán mắc rối loạn tâm thần cho thấy, có tới 83% cha mẹ cho rằng con mình không có rối loạn tâm thần và hành vi, chỉ 8% đánh giá đúng rằng con mình có rối loạn.
Cũng qua nghiên cứu này cho thấy, cha mẹ trẻ nhận diện các vấn đề chung về sức khoẻ tâm thần của trẻ rất khác nhau. Tỷ lệ cha mẹ đánh giá trẻ có rối loạn tâm thần cao nhất là vấn đề xã hội (46%); vấn đề chú ý (27%) và vấn đề xâm khích (13%). Trong khi đó, những cha mẹ cho rằng con mình có vấn đề rối loạn về tư duy, hay các biểu hiện lo âu, thu mình, trầm cảm, phàn nàn cơ thể… chỉ 8%.
“Điều này cho thấy, những rối loạn có biểu hiện ra bên ngoài bằng hành vi (hướng ngoại) thì cha mẹ nhân diện tốt hơn. Trong khi những hành vi ẩn (hướng nội) thì khó nhận biết. Nó phản ánh rằng, cha mẹ có khó khăn trong nhận diện bệnh lý tâm thần ở con cái mình”, ThS Thanh Hương cho biết.
Nhiều cha mẹ có thể nhận diện được một vài biểu hiện của hành vi hướng nội như: Căng thẳng, xấu hổ, buồn, mệt mỏi, bởi đây là những biểu hiện đặc trưng. Trong khi đó, cha mẹ hoàn toàn không thể nhận diện biểu hiện “định tự sát” hay “tự thương tích” ở trẻ khi cho rằng, biểu hiện này là không đúng.
“Trong khi đây được coi là vấn đề quan trọng số một và được ưu tiên điều trị bởi tính chất nguy hiểm, có thể gây tử vong với trẻ” - ThS Thanh Hương nói và nhận định - “Phải chăng cha mẹ chưa coi trọng những biểu hiện này bởi cho rằng trẻ còn nhỏ, chỉ dọa người lớn chứ chưa thể thực hiện hành vi này?”.
Nếu cha mẹ khó nhận diện hành vi hướng nội thì với hành vi hướng ngoại cha mẹ thường nhận diện khá tốt, với các biểu hiện như: Ít hứng thú công việc, bướng bỉnh/cáu kỉnh, dễ nổi khùng/nóng tính, dễ thay đổi cảm xúc đột ngột, hay cãi cọ, không thấy có lỗi sau khi làm những việc không nên làm…
Điều này theo vị chuyên gia tâm lý của Viện Sức khoẻ tâm thần là dễ hiểu, bởi có lẽ cha mẹ thường hay chú ý dến các vấn đề bên ngoài xem trẻ có hỗn láo không, có quậy phá không, có hoàn thành công việc, học tập hay không. Tuy nhiên, cũng theo ThS Hương, nhiều cha mẹ lại đánh giá thấp các biểu hiện như: Sử dụng chất gây nghiện (trừ thuốc lá), lấy cắp bên ngoài, bỏ nhà đi, đe dọa mọi người, trốn học… “Phải chăng cha mẹ đang nhầm lẫn giữa tính khí của trẻ (hư, hay phá bĩnh) với các biểu hiện tâm thần?”, ThS Thanh Hương nhận định.
Vấn đề về tư duy và chú ý của trẻ cũng được đề cập đến. Hầu hết các ông bố, bà mẹ có con bị rối loạn tâm thần được khảo sát trong nghiên cứu đều nói “Không” với các biểu hiện như: Nhìn thấy sự vật không có thực; nghe được âm thanh/tiếng nói không có thực; ý nghĩ kỳ quặc; cất giấu các đồ vật không cần thiết; hành vi bất thường. Theo ThS Thanh Hương, trong Tâm thần học, đây là các biểu hiện chính, then chốt khi đánh giá rối loạn tư duy.
ThS Trịnh Thanh Hương nhận định: “Một kết quả trong nghiên cứu cũng cho thấy, trẻ khi ở với bố thì các vấn đề thu mình được ghi nhận nhiều hơn khi trẻ ở với mẹ/cả bố và mẹ/người chăm sóc khác. Điều này cũng dễ hiểu, bởi khi trẻ ở với bố, những tình cảm riêng tư, thân mật, cử chỉ yêu thương, chia sẻ sẽ ít hơn”.
Võ Thu
Bé gái sơ sinh bị bỏ trong túi bóng đặt trước cửa bệnh viện ở Hà Nội
Y tế - 1 ngày trướcGĐXH – Trẻ bị bỏ vào túi bóng đặt tại cửa khoa cấp cứu của bệnh viện trong tình trạng tím tái toàn thân, không tự thở, tim mờ.
Mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ 19 tuổi vào rừng hái lá ngón để ăn
Y tế - 2 ngày trướcDo mâu thuẫn với chồng, người phụ nữ trẻ ở Quảng Nam đã vào rừng hái 6 lá ngón ăn để tự tử, rất may được cứu sống kịp thời.
Ăn thịt chó bị đánh bả, 8 người phải nhập viện
Y tế - 3 ngày trướcSau khi ăn thịt một con chó bị đánh bả, 8 người dân tại TP Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) có biểu hiện sốt, đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy phải nhập viên cấp cứu.
Thanh niên 32 tuổi ở Vĩnh Phúc bị nhồi máu cơ tim vì làm điều này khi tập thể thao
Y tế - 3 ngày trướcGĐXH - Huấn luyện viên thể hình 32 tuổi nhập viện trong tình trạng đau tức ngực dữ dội, khó thở, vã mồ hôi… Ngay khi tiếp nhận người bệnh, các bác sĩ bệnh viện E nhận thấy ở người bệnh có những triệu chứng điển hình của nhồi máu cơ tim cấp.
Tai nạn bất ngờ trong vườn nhà khiến người đàn ông trẻ 'chạy không kịp'
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 23 tuổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng đau đớn, mất vận động đùi trái, xương đùi vỡ nát thành nhiều mảnh sau khi bị cây đổ đè trúng.
Loại thịt khiến anh tử vong, em gái nguy kịch sau khi ăn
Y tế - 4 ngày trướcTrong lúc bố mẹ vắng nhà, 2 anh em ruột ở Đắk Lắk đã bắt cóc làm thịt. Sau khi ăn xong, cả hai đều bị ngộ độc, người anh tử vong còn em gái đang nguy kịch.
Sốt cao liên tục, người đàn ông 36 tuổi nguy kịch vì căn bệnh nguy hiểm này
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Bệnh nhân làm việc trong môi trường tiếp xúc trực tiếp với đất và nước ô nhiễm đã tạo điều kiện cho vi khuẩn gây bệnh Whitmore.
Vi phẫu tạo hình cho bé trai 11 tuổi bị pháo nổ làm vỡ hàm, mất môi và những ca tổn thương nặng vùng hàm mặt
Y tế - 4 ngày trướcGĐXH - Đây là ca bệnh đặc biệt và nhỏ tuổi nhất được thăm khám tại chương trình Phẫu thuật vi phẫu quốc tế được tổ chức thực hiện tại Bệnh viện E.
Nam thanh niên 26 tuổi vào viện tâm thần 2 lần vì sở thích nguy hiểm
Y tế - 4 ngày trướcNam thanh niên 26 tuổi phải vào viện tâm thần 2 lần do thường xuyên hút thuốc lá điện tử pha với cần sa.
Người phụ nữ 41 tuổi ở Phú Thọ vỡ tử cung nguy kịch khi mang thai lần 2
Y tế - 5 ngày trướcGĐXH – Tại bệnh viện, bệnh nhân có biểu hiện choáng, sắc mặt tái nhợt, tim thai giảm thấp, huyết áp không đo được.
Sốt cao không dứt, người đàn ông đi khám phát hiện mắc bệnh Whitmore
Y tếSốt cao, mua thuốc uống không đỡ, anh T. nhập viện tại Bệnh viện Trung ương Huế cơ sở 2, xác định dương tính với Whitmore.