Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội nghị lần thứ 2 Hiệp hội Dân số Châu Á: Những thách thức cấp bách

Thứ năm, 11:39 30/08/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 26/8 tại Bangkok (Thái Lan) diễn ra Hội nghị lần thứ 2 của Hiệp hội Dân số Châu Á (APA) thu hút sự tham dự của trên 700 nhà nhân khẩu học và chuyên gia dân số từ 50 nước trên thế giới.

Hội nghị lần thứ 2 của Hiệp hội Dân số Châu Á thu hút  sự tham dự của trên 700 nhà nhân khẩu học và chuyên gia dân số từ 50 nước trên thế giới. Ảnh: P.V.

APA được thành lập năm 2008 và số thành viên đến nay lên tới 1.300 người.

Cần có các giải pháp chính sách kịp thời

Ngoài chuyên gia đến từ các quốc gia châu Á, còn có các chuyên gia của các châu lục khác, Hiệp hội Nghiên cứu khoa học dân số Quốc tế, Hiệp hội Dân số Mỹ, Viện Nghiên cứu về sự nổi trội trong già hoá dân số của Australia, Đại diện UNFPA khu vực châu Á- Thái Bình Dương, Thái Lan và UNFPA tại các nước Á châu khác.

Về phía Việt Nam, tham dự Hội nghị có các chuyên gia của Tổng cục DS-KHHGĐ, Tổng cục Thống kê, các chuyên gia nghiên cứu chính sách dân số ở một số Trường Đại học và Viện nghiên cứu.

Hội nghị diễn ra trong 4 ngày (26-30/8) với 100 phiên họp. 800 bài diễn thuyết và panô, tranh ảnh đã được trình bày, trưng bày. Trong bài phát biểu chào mừng, Giáo sư Babatunde Osotimehin- Giám đốc điều hành UNFPA đã đề cập đến kết quả giảm sinh nhanh chóng giúp cho tốc độ gia tăng dân số trong khu vực chậm lại. Giáo sư cho rằng: Sự thay đổi này đã và sẽ làm tăng nhanh tỷ lệ người cao tuổi của nhiều nước trong châu lục đến năm 2050. Do vậy đòi hỏi mỗi quốc gia cần có các giải pháp chính sách kịp thời, đầy đủ về chăm sóc y tế, các hệ thống hỗ trợ gia đình và bảo trợ xã hội.

Giám đốc UNFPA chia sẻ: “Ở các nước khác, khi mức sinh giảm thấp hơn mức hiện tại, số lượng dân số trẻ trong độ tuổi lao động sẽ tăng nhanh ngoài sự mong đợi. Đội ngũ này luôn khao khát tìm được cơ hội, việc làm phù hợp nên các quốc gia phải có chính sách đầu tư thỏa đáng cho giáo dục và đào tạo chuyên môn...”.

Giáo sư Babatunde Osotimehin nhấn mạnh đến những khuynh hướng quan trọng khác như đô thị hoá và quá trình di dân quốc tế. Trước thực trạng này đòi hỏi chúng ta phải có những chính sách tiên phong để đón đầu! Cố tình lựa giới tính khi sinh do tâm lý ưa thích con trai đã ngày càng làm trầm trọng thêm vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh ở rất nhiều quốc gia.

Rốt ráo khắc phục tình trạng bất bình đẳng về y tế

Các nghiên cứu của UNFPA gần đây đã chỉ rõ: Nếu mô hình hôn nhân theo tuổi và giới không thay đổi như hiện nay thì đến năm 2030, hơn 50% đàn ông Trung Quốc và Ấn Độ sẽ đứng trước nguy cơ không tìm được người bạn đời...

Bên cạnh đó còn phải kể đến tình trạng bất bình đẳng trong và giữa các nước, đặc biệt trong lĩnh vực y tế. Bất chấp những thành tựu đạt được với chương trình DS-KHHGĐ đã được mở rộng, tỷ lệ tử vong mẹ, trẻ sơ sinh hiện còn cao ở Nam Á là không thể chấp nhận được.

Nhiều đại biểu đã chia sẻ: “Những người nghèo sống ở khu vực nông thôn, người thiểu số, thanh niên, đặc biệt là nhóm yếu thế đang thụ hưởng dịch vụ chăm sóc SKSS được coi là những khách hàng đặc biệt nhưng vẫn rất khó khăn trong việc tiếp cận các phương tiện tránh thai hiện đại...”.          

UNFPA khuyến khích các đại biểu dự Hội nghị tham gia hỗ trợ nước mình đánh giá kết quả đạt được kể từ Hội nghị Dân số - Phát triển tại Cairô năm 1994. UNFPA kêu gọi: Đến năm 2015 toàn thế giới sẽ được tiếp cận với các dịch vụ chăm sóc SKSS.

Tại Hội nghị, Giáo sư Babatunde Osotimehin đã chia sẻ Báo cáo phân tích kết quả điều tra toàn cầu hiện đang được hoàn tất - đây là một nội dung quan trọng đánh giá ICPD sau 20 năm thực hiện, sẽ được công bố tại Diễn đàn toàn cầu ICPD về thanh niên, được tổ chức tại Bali từ ngày 4 đến ngày 6/12/2012.     

Ngoài việc tham gia Hội nghị trên, PGS.TS. Trần Văn Chiến và TS. Nguyễn Quốc Anh (Tổng cục DS-KHHGĐ) đã tham dự Hội thảo tư vấn về Chính sách dân số mới của Thái Lan (giai đoạn 2012-2016) theo lời mời của UNFPA tại Thái Lan.

Thay mặt Nhóm biên soạn chính sách, bà Suwanee Khamman- Phó Tổng thư ký Văn phòng thuộc Ủy ban Phát triển kinh tế và xã hội của Thái Lan đã ghi nhận và cảm ơn những ý kiến đóng góp quí báu của các chuyên gia Việt Nam vào nội dung cũng như những bài học kinh nghiệm thực hiện thành công chiến lược và chính sách dân số của Việt Nam.

Châu Á và châu Phi chiếm tới 86% mức tăng dân số đô thị toàn cầu

Liên Hợp Quốc đã công bố nghiên cứu về triển vọng đô thị hóa toàn cầu năm 2011, trong đó dự báo châu Á và châu Phi chiếm tới 86% mức tăng dân số đô thị toàn cầu, dẫn đầu thế giới về tăng dân số đô thị trong 4 thập kỷ tới.

Dân số đô thị châu Á đã tăng từ 1,9 tỷ người năm 2011 lên 3,3 tỷ người năm 2050, dân số đô thị châu Phi sẽ tăng từ 414 triệu người lên 1,2 tỷ người trong cùng thời gian này. Liên Hợp Quốc nhấn mạnh tốc độ tăng chưa từng thấy dân số đô thị sẽ mở ra các cơ hội mới cải thiện các dịch vụ công và giáo dục của châu Phi và châu Á, do các dịch vụ dễ tiếp cận hơn khi dân số sống tập trung hơn. Tuy nhiên, dân số đô thị tăng nhanh cũng tạo ra các thách thức mới về cung cấp việc làm, nhà ở, năng lượng và cơ sở hạ tầng, sự mở rộng các khu ổ chuột và môi trường đô thị ngày càng tồi tệ hơn.

Theo nghiên cứu, các nước có dân số đô thị tăng lớn nhất trong 4 thập kỷ tới là Ấn Độ, Trung Quốc, Nigeria, Mỹ và Indonesia. Trong 4 thập kỷ từ 2010 đến 2050, dân số đô thị ở Ấn Độ sẽ tăng thêm 497 triệu người, Trung Quốc - 341 triệu, Nigeria - 200 triệu, Mỹ - 103 triệu và Indonesia thêm 92 triệu người. Tốc độ tăng dân số đô thị ở các nước này trong 40 năm tới cao hơn rất nhiều so với 40 năm vừa qua (1970-2010), đặc biệt là ở Nigeria, trong 40 năm qua chỉ tăng 67 triệu, nhưng 40 năm tới sẽ tăng thêm tới 200 triệu người.                  
 
P.Vinh
PGS.TS. Trần Văn Chiến 
(Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ)
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Người cao tuổi không ăn cơm, hại nhiều hơn lợi

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Việc loại bỏ cơm khỏi khẩu phần ăn có thể gây hại cho sức khỏe người cao tuổi, dẫn đến thiếu năng lượng, suy dinh dưỡng, rối loạn đường huyết và nhiều hệ lụy khác.

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Có nên ngừng cho con bú khi trẻ bắt đầu mọc răng không?

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Nhiều bà mẹ lo lắng rằng khi con mọc răng, việc bú mẹ sẽ trở nên đau đớn và nghĩ đến việc cai sữa, không cho con bú nữa. Điều đó có nên không?

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Al hỗ trợ bác sĩ siêu âm phát hiện dị tật thai nhi nhanh hơn

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Theo kết quả một nghiên cứu mới, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể giúp các bác sĩ siêu âm xác định bất thường nào khi siêu âm sàng lọc thai kỳ ở tuần thứ 20 nhanh gấp đôi mà không làm giảm độ chính xác của chẩn đoán.

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Nhiễm trùng đường tiết niệu ở nam giới dễ nhầm với bệnh lây truyền qua đường tình dục

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Mặc dù nam giới ít bị nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI) hơn phụ nữ nhưng đây cũng có thể là mối quan tâm đáng kể về sức khỏe, đặc biệt là khi không được điều trị.

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

4 tác hại nghiêm trọng khi phụ nữ mang thai uống phải sữa giả

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Sữa giả không chỉ đơn giản là không có giá trị dinh dưỡng mà nó còn có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho sức khỏe người dùng, đặc biệt là phụ nữ mang thai cần được chăm sóc dinh dưỡng và đảm bảo an toàn sức khỏe.

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Các triệu chứng chính của bệnh Chlamydia ở phụ nữ

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

Chlamydia là một bệnh lây truyền qua đường tình dục (STI) phổ biến do nhiễm vi khuẩn Chlamydia trachomatis gây ra. Phụ nữ chủ yếu nhiễm Chlamydia khi quan hệ tình dục qua đường âm đạo, hậu môn hoặc miệng với chồng/ đối tác bị nhiễm trùng.

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

5 câu hỏi thường gặp về hội chứng tiền kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Hội chứng tiền kinh nguyệt là một tập hợp các triệu chứng về thể chất, tâm lý và cảm xúc mà nhiều phụ nữ gặp phải trong khoảng thời gian 1 - 2 tuần trước khi bắt đầu kỳ kinh nguyệt.

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Cảnh báo nguy cơ đột quỵ khi lạm dụng thuốc tránh thai hàng ngày

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH – Theo các chuyên gia, với những trường hợp lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai liên tục trong một thời gian quá dài, không có thời gian "nghỉ" là không đúng với hướng dẫn chuyên môn của viên uống tránh thai đường uống, có nguy cơ gây hệ lụy.

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Chế độ ăn cho người bị cường kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Chế độ ăn uống khoa học, vận động thể chất đều đặn là những yếu tố quan trọng giúp chị em có sức khỏe tốt và chu kỳ kinh nguyệt ổn định.

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Mẹ bầu tiếp xúc với phthalate trong mỹ phẩm, con có thể bị ảnh hưởng thần kinh

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Mặc dù được sử dụng rộng rãi trong nhiều sản phẩm gia đình nhưng phthalate không tốt cho sức khỏe. Phụ nữ mang thai tiếp xúc với chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất và sự phát triển não bộ trẻ sơ sinh.

Top