Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ

Thứ ba, 11:01 17/09/2013 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Ngày 17/9, tại Bắc Giang, Tổng cục DS-KHHGĐ (Bộ Y tế) đã tổ chức Hội thảo Nâng cao hiệu quả truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ (Khu vực phía Bắc).

Tham dự Hội thảo có TS Dương Quốc Trọng, Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, TS Lê Cảnh Nhạc – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn Linh – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh Bắc Giang. Tham dự hội thảo còn có lãnh đạo các vụ, đơn vị Tổng cục, lãnh đạo Sở Y tế, Chi cục DS-KHHGĐ 31 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc.
 
Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ 1
Chèo là hình thức nghệ thuật được nhiều địa phương phía Bắc sử dụng trong truyền thông về DS-KHHGĐ. Tại Bắc Giang, mỗi năm có gần 50 cuộc truyền thông tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn sử dụng hình thức nghệ thuật này.

Lý giải vì sao phải phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ, TS Dương Quốc Trọng cho biết: Năm 2011, chúng ta có dịp tổng kết lại 50 năm thực hiện công tác DS-KHHGĐ, với 10 bài học kinh nghiệm thành công. Trong đó, bài học đầu tiên là tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự chỉ đạo điều hành của chính quyền, phối hợp của các ban, ngành đoàn thể.  
Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ 2
TS Dương Quốc Trọng nhấn mạnh về sự thành công của công tác DS-KHHGĐ không thể không kể đến sự vào cuộc, tham gia tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể các cấp.
 
Nếu những người làm Dân số cho rằng công tác DS-KHHGĐ là của riêng ngành Dân số thì chắc chắn chúng ta sẽ thất bại. Công tác Dân số đòi hỏi phải có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. Vì thế, ngay khi đưa công tác dân số về với y tế, ngay năm 2008, nếu không chấn chỉnh lại thì mọi người sẽ hiểu rằng đây chỉ là một mảng của công tác y tế, như thế chúng ta sẽ thất bại, điều đó đã được chứng minh qua 30 năm (1960-1990), tất cả các kỳ Nghị quyết đề ra đều không thành công vì chỉ đơn thuần coi đây là vấn đề kỹ thuật y tế.
 
Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ 3
TS Lê Cảnh Nhạc - Phó Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ; ông Ong Thế Viên - Giám đốc Sở Y tế Bắc Giang tại Hội thảo.
 
Ngay năm 2008, chúng tôi đã đề nghị và được Đảng, Nhà nước, Chính phủ nhanh chóng thành lập Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tại các cấp. Rất may mắn, trong một thời gian ngắn, 100% các tỉnh thành, huyện/thị/thành, xã/phường/thị trấn đã thành lập Ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ. Do đó, chắc chắn, công tác DS-KHHGĐ phải có sự vào cuộc của cấp ủy đảng, chính quyền và các ban, ngành, đoàn thể tùy theo chức năng nhiệm vụ, cách tiếp cận và đối tượng của mình để làm công tác DS-KHHGĐ.
 
"Không phải ngành nào cũng được “ưu tiên” khi ngày truyền thống của ngành lại được các ngành khác kỷ niệm như ngành Dân số. Ngày 26/12 hàng năm, ngoài ngành Dân số, các ngành khác như công an, quân đội, phụ nữ, thanh niên, công đoàn… cũng đồng thời kỷ niệm. Điều đó chứng tỏ có sự tham gia tích cực các ngành, đoàn thể và trong thời gian tới, chúng ta sẽ tiếp tục phát huy lợi thế này" - TS Trọng nói.

Ngoài ra, theo TS Trọng, sau hơn 1 nhiệm kỳ qua, mô hình Trung tâm DS-KHHGĐ trực thuộc Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh, cán bộ chuyên trách là nhân viên trạm y tế xã đã bộc lộ những bất cập.
 
“Chúng tôi đã khảo sát các địa phương, xin ý kiến các đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh, huyện, xã và những người làm công tác dân số, kết quả cho thấy: trên 70% ý kiến đề nghị Trung tâm Dân số trực thuộc UBND, cán bộ chuyên trách dân số là viên chức thuộc Trung tâm Dân số làm việc tại UBND xã. Ý kiến đó cách đây một vài năm có thể chưa đồng thuận nhưng đến nay, đã nhận được sự đồng thuận cao trong lãnh đạo Bộ Y tế, Ban cán sự đảng bộ. Bộ trưởng Bộ Y tế cũng liên tục khẳng định điều này. Bắc Giang là tỉnh vừa mới triển khai mô hình này. Tôi cho rằng, đây là mô hình rất tốt vì chúng ta rất cần sự vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, vào cuộc của ban, ngành, đoàn thể, nếu như Trung tâm Dân số vẫn thuộc Chi cục Dân số thì trong chừng mực nào đó, người ta vẫn hiểu đây là một đơn vị sự nghiệp của tỉnh nằm trên địa bàn huyện chứ không phải là “con đẻ” của huyện" - Tổng cục trưởng nhấn mạnh.

Vậy, nội dung và cách thức truyền thông trong thời gian tới sẽ tập trung vào điều gì khi công tác DS-KHHGĐ có rất nhiều vấn đề mới? TS Trọng cho rằng: Nếu trước đây, khi nói đến công tác DS-KHHGĐ, chúng ta chỉ nghĩ đến giảm sinh, thì bây giờ, chúng ta không chỉ giảm sinh nữa, mà phải tập trung nâng cao chất lượng dân số, cải thiện sức khỏe bà mẹ trẻ em, tận dụng cơ hội dân số vàng, kiểm soát tốc độ gia tăng dân số, kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh.
 
"Trước đây chúng ta chỉ truyền thông một chiều về việc sinh con ít để có điều kiện làm kinh tế, thoát nghèo đói… nhưng hiện nay, nhiều người phát hiện ra rằng: đối tượng đẻ nhiều còn là các gia đình giàu có, có nhà còn sinh tận 4-5 con. Nhưng tôi quan sát thấy, người giàu ở Tp HCM sinh không nhiều con bằng người giàu ở thành phố Hà Nội, vậy từng địa phương cũng phải có phương thức truyền thông khác nhau" - ông nói.
 
Tổng cục trưởng cũng nhấn mạnh: Trong thời gian qua, chúng ta truyền thông DS-KHHGĐ qua các phương tiện truyền thông đại chúng (đài truyền hình, truyền thanh, qua băng rôn, khẩu hiệu, tờ rơi…); truyền thông trực tiếp “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng”… Trong thời gian tới, chúng ta cần đánh giá lại để xem phương thức nào là hiệu quả nhất. “Theo tôi cần tận dụng lợi thế của khoa học công nghệ để đạt hiệu quả nhanh và tốt nhất. Mỗi địa phương cần tính phương án, giải pháp phù hợp với văn hóa, phong tục, sự phát triển kinh tế và xã hội của mình” – TS Trọng nhấn mạnh.
 
Hội thảo Nâng cao hiệu quả hoạt động truyền thông phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể về DS-KHHGĐ 4
Ông Nguyễn Văn Linh cho biết: Tại Bắc Giang, ngân sách địa phương hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ năm 2013 đạt gần 22 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 khoảng 5 tỷ đồng.

Đồng tình với quan điểm phải có sự phối hợp chặt chẽ của các ban, ngành, đoàn thể trong truyền thông DS-KHHGĐ, ông Nguyễn Văn Linh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang, Trưởng ban chỉ đạo công tác DS-KHHGĐ tỉnh khẳng định: Kinh nghiệm thực tế cho thấy, ở nơi đâu có sự vào cuộc, lãnh đạo chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền, sự tham gia tích cực của các ban, ngành, đoàn thể thì nơi đó, công tác DS-KHHGĐ sẽ tốt hơn. Đặc biệt, theo tôi rất cần sự vào cuộc của các vị chánh xứ, trùm trưởng, các chức sắc tôn giáo, các già làng, trưởng bản… Khi tôi làm việc với Hội đồng trị sự của tỉnh, tôi luôn đề nghị các vị trong Hội đồng động viên con cháu, các con chiên, phật tử của mình thực hiện tốt công tác DS-KHHGĐ, đặc biệt là vấn đề giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh.

Chia sẻ về việc Bắc Giang vừa triển khai mô hình đưa Trung tâm DS-KHHGĐ về trực thuộc UBND huyện, thành phố, ông Nguyễn Văn Linh nói: Khi triển khai, mô hình này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để cấp ủy đảng, chính quyền chỉ đạo có hiệu quả cao nhất công tác DS-KHHGĐ. Dân số sẽ là cơ quan tham mưu trực tiếp cho cơ quan của huyện vừa cụ thể, vừa sát với thực tế. Đến nay, mô hình đã bàn giao xong và hoạt động trở lại.

Ông Nguyễn Văn Linh cũng thông tin, tại Bắc Giang, năm 2013 dự kiến ngân sách địa phương hỗ trợ công tác DS-KHHGĐ đạt gần 22 tỷ đồng, cao hơn năm 2012 khoảng 5 tỷ đồng. Hiện nay, các cán bộ chuyên trách Dân số được hưởng thêm phụ cấp ngành Y tế bằng 30% mức lương tối thiểu, 3.540 cộng tác viên hưởng thêm 100.000đ/người/tháng.

Các đại biểu tại Hội thảo cũng đã lắng nghe bà Nguyễn Thị Hiền – Vụ trưởng Vụ Truyền thông – Giáo dục (Tổng cục DS-KHHGĐ) báo cáo kết quả triển khai các hoạt động truyền thông lồng ghép về công tác DS-KHHGĐ với các sở, ban, ngành, đoàn thể và các cơ quan truyền thông đại chúng giai đoạn 2008-2012 và định hướng giai đoạn 2013-2015; nghe Vụ trưởng Vụ Cơ cấu và chất lượng dân số Nguyễn Thị Ngọc Lan báo cáo về chủ đề Kiểm soát tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, phòng chống tảo hôn, kết hôn cận huyết; Tư vấn và khám sức khỏe tiền hôn nhân; Sàng lọc trước sinh, sơ sinh; Chăm sóc sức khỏe người cao tuổi dựa vào cộng đồng; nghe bà Vũ Thị Liên Hương – Phó Vụ trưởng Vụ Quy mô dân số - KHHGĐ báo cáo về các chủ đề duy trì mức sinh thấp hợp lý, KHHGĐ và tiếp thị xã hội các phương tiện tránh thai…

Võ Thu

vothu
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

2 thực phẩm "đầu độc" cậu nhỏ còn nhanh hơn hút thuốc nếu dùng nhiều

Dân số và phát triển - 8 giờ trước

Không thể phủ nhận rằng hút thuốc gây hại tới sức khỏe sinh sản theo nhiều cách. Nhưng bên cạnh đó, còn có nhiều thói quen ăn uống khác cũng “đầu độc” cậu nhỏ của nam giới không kém.

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

8 điều nên làm để phục hồi sức khỏe sau sinh

Dân số và phát triển - 9 giờ trước

Sau sinh, khu vực xung quanh hậu môn, âm đạo (đáy chậu) của người mẹ thường sưng đau và cần một thời gian để lành lại. Vì vậy, người mẹ cần được chăm sóc, nghỉ ngơi đầy đủ trong vài tuần sau khi sinh để hồi phục sức khỏe hoàn toàn.

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Hai con sinh đôi không giống nhau, bố lập tức đi xét nghiệm ADN

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

Thấy con trai song sinh không giống nhau, anh Kiên đi xét nghiệm ADN, kết quả được chuyên gia đánh giá cực hiếm gặp.

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Người yêu cũ mang con đến nhà, người đàn ông quyết đi xét nghiệm ADN: Kết quả được hé lộ

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

Người đàn ông tên Dũng (*) đã quyết định đến Trung tâm Phân tích ADN và Công nghệ di truyền để xét nghiệm quan hệ huyết thống cùng đứa trẻ được người yêu cũ đặt trước cửa nhà anh.

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Thói quen của hàng triệu nam giới Việt có hại cho chuyện sinh con

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Bên cạnh làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch hay ung thư, hút thuốc lá còn tác động tiêu cực lên khả năng sinh sản của nam giới và bộ gene của tinh trùng.

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Bài tập xua tan nỗi lo mất ngủ, khó ngủ

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Mất ngủ, khó ngủ thường gây cảm giác khó chịu, lo lắng... ảnh hưởng tới năng suất lao động và học tập. Thực hiện một số bài tập hiệu quả dưới đây giúp bạn ngủ nhanh và thức dậy sảng khoái hơn.

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Ung thư vú tiến triển như thế nào?

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Cho dù đã được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú, việc tìm hiểu tất cả thông tin có sẵn có thể khiến người bệnh hiểu hơn. Dưới đây là tổng quan đơn giản về ung thư vú và các giai đoạn bệnh, phân tích về cách ung thư vú lây lan, chẩn đoán và điều trị.

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Người phụ nữ ở Đồng Nai nặng 100kg mang thai bé 4,6kg, nhập viện với nhiều biến chứng nguy hiểm

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Một bệnh viện ở Đồng Nai đã tiếp nhận trường hợp đặc biệt của sản phụ 35 tuổi, nặng 100 ký, thai trên 38 tuần, em bé to, nặng 4,6kg.

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Biện pháp điều trị nấm Candida âm đạo

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

Nấm Candida âm đạo gây kích ứng, ngứa dữ dội và tiết dịch nhiều ở âm đạo và âm hộ, bệnh rất dễ tái phát.

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Phổ biến kiến thức về sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho cán bộ y tế, dân số

Dân số và phát triển - 1 tuần trước

GĐXH - Ngày 20/3, ông Phan Nam Bình, Chi cục trưởng Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Bình cho biết, đơn vị vừa tổ chức hội nghị tập huấn về chương trình sàng lọc trước sinh, sơ sinh cho đội ngũ cán bộ y tế, dân số cơ sở tại huyện Lệ Thủy.

Top