Hà Nội
23°C / 22-25°C

Hội thảo Sàng lọc trước sinh và sơ sinh lần 5: Giọt máu nhỏ, hiệu quả lớn

Thứ tư, 15:38 19/12/2012 | Dân số và phát triển

GiadinhNet - Nhiều vấn đề nóng liên quan đến sàng lọc trước sinh, sơ sinh cũng như Đề án Nâng cao chất lượng dân số khu vực phía Nam đã được đại biểu thảo luận sôi nổi.

Hội thảo Sàng lọc trước sinh và sơ sinh lần 5: Giọt máu nhỏ, hiệu quả lớn 1

Tập huấn cho cán bộ y tế cơ sở kỹ thuật lấy mẫu máu gót chân trẻ sơ sinh. Ảnh: Thanh Dũng.

Hội thảo do Tổng cục DS-KHHGĐ, Vụ Sức khỏe bà mẹ trẻ em (Bộ Y tế) và BV Từ Dũ - TPHCM đồng chủ trì vừa được tổ chức với sự tham dự của lãnh đạo ngành dân số 23 tỉnh, thành phía Nam cùng các chuyên  gia đầu ngành trong nước và quốc tế...

Tiến bộ đặc biệt

Trong số các tiến bộ khoa học liên quan đến sàng lọc trước sinh được báo cáo tại Hội thảo, đáng chú ý nhất là báo cáo sử dụng mẫu máu khô để sàng lọc trước sinh sớm của TS. Anna Hart người Canada. Vị chuyên gia thuộc Perkin Elmer-đơn vị hàng đầu thế giới về cung ứng giải pháp, chiến lược sàng lọc, đã giới thiệu mô hình sàng lọc trước sinh tương tự mô hình sàng lọc sơ sinh bằng mẫu máu khô lấy từ gót chân trẻ sơ sinh mà Việt Nam đang áp dụng. Điều khác biệt ở chỗ, giọt máu khô trong sàng lọc trước sinh được lấy từ đầu ngón tay thai phụ ở quý 1 thai kỳ.

Mặc dù nhấn mạnh sự tiện lợi về nhiều mặt khi ứng dụng tiến bộ mới này so với quy trình sàng lọc trước sinh sử dụng huyết thanh hiện nay, song TS. Anna  Hart cũng khuyến cáo các xét nghiệm trên huyết thanh vẫn chỉ ra nhiều chỉ số hơn. “Vì vậy, những nơi đang áp dụng sàng lọc trước sinh sử dụng huyết thanh nên giữ nguyên. Tiến bộ mới này có nhiều ý nghĩa khi được ứng dụng ở những nơi chưa được triển khai sàng lọc trước sinh”, TS. Anna Hart nói.

TS. Anna Hart cũng dẫn ra một số quốc gia đang xem xét đưa ứng dụng tiến bộ này trong sàng lọc trước sinh như: Ấn Độ, Trung Quốc, Ukraine, Hà Lan, Tây Ban Nha, Hy lạp, Brazil, Argentina. Riêng Hoa Kỳ, Nga, Canada, Italia, Bồ Đào Nha đã ứng dụng tại một số địa phương.

TS. Dương Quốc Trọng-Tổng cục trưởng Tổng cục DS-KHHGĐ đánh giá cao tiến bộ này, đặc biệt trong bối cảnh công tác sàng lọc trước sinh tại Việt Nam còn chưa có điều kiện triển khai rộng khắp, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa. “Tiến bộ sàng lọc trước sinh bằng giọt máu khô có ý nghĩa đặc biệt với hoàn cảnh của nước ta. Trong năm 2013, chúng ta sẽ thực hiện thí điểm trên một địa phương, sau đó tổ chức đánh giá, rút kinh nghiệm. Nếu kết quả tốt đẹp thì mới tiến hành ứng dụng đại trà”, Tổng cục trưởng chỉ đạo.

Mở rộng địa bàn sàng lọc sơ sinh
 

Nhiều báo cáo tiến bộ mới liên quan đến sàng lọc trước sinh tại Hội thảo như: Sàng lọc trước sinh sớm hơn ở thai 9-10 tuần; Giá trị PLGF trong sàng lọc quý 1 thai kỳ (GS. Howard Cuckle-Hoa Kỳ); Giá trị MCH & MCV trong sàng lọc Thalassemia trước sinh (Ths.BS Nguyễn Khắc Hân Hoan); Chương trình sàng lọc lệch bội nhiễm sắc thể (BS. Trịnh Nhựt Thư Hương). Bạn đọc quan tâm tham khảo tại địa chỉ www.tudu.com.vn.

Đề án Nâng cao chất lượng dân số thông qua sàng lọc trước sinh và sơ sinh tại 23 tỉnh, thành phía Nam được bắt đầu từ năm 2007. Theo thống kê từ BV Từ Dũ-Trung tâm sàng lọc phía Nam, giai đoạn 1 của Đề án (2007-2010) đã thực hiện xét nghiệm sàng lọc sơ sinh trên 82.142 trẻ. Giai đoạn 2 của đề án bắt đầu từ năm 2011 đến 2015. Thống kê riêng trong năm 2012 đã có 75.647 trẻ/23 tỉnh, thành được sàng lọc sơ sinh bằng mẫu máu gót chân. Qua thời gian thực hiện, phía Trung tâm Sàng lọc thuộc BV Từ Dũ cho rằng cần tiếp tục mở rộng sàng lọc sơ sinh trên diện rộng hơn nữa. Đơn vị này cũng đặt mục tiêu sàng lọc sơ sinh cho 100.000 trẻ trong năm 2013. Đồng thời giới thiệu mẫu giấy thấm lấy mẫu mới với nhiều cải tiến về chất lượng giấy và hình thức trình bày.
 
Dịp này, đại diện ngành DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng có những chia sẻ thiết thực về kinh nghiệm vận động các nguồn lực thực hiện sàng lọc sơ sinh. Theo Chi cục trưởng Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, BS. Tôn Thất Khoa: Ngoài nguồn lực từ TƯ ngành cần xây dựng đề án một cách cụ thể làm cơ sở tăng cường nguồn lực ngân sách địa phương. BS. Khoa cũng đề cập đến công tác truyền thông, như là yếu tố đầu tiên quyết định sự thành công trong sàng lọc sơ sinh tại địa phương mình. Theo BS. Khoa: Nên duy trì tồn kho mẫu lấy máu gót chân để tránh bị động thiếu mẫu. Đồng thời kiến nghị đưa sàng lọc sơ sinh trở thành hoạt động thường qui của khoa sản để đảm bảo 100% trẻ được sàng lọc sơ sinh. Phương án này được đa số các đại biểu đồng tình.
 
Thanh Giang
baoin
Bình luận
Xem thêm bình luận
Ý kiến của bạn
Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Các chất dinh dưỡng cha mẹ cần bổ sung cho con khi dậy thì

Dân số và phát triển - 3 giờ trước

Chăm sóc dinh dưỡng đúng cách trong tuổi dậy thì không chỉ giúp trẻ phát triển tối ưu về thể chất mà còn đặt nền móng cho sức khỏe tâm lý và tinh thần. Do đó, việc định hướng thói quen ăn uống khoa học, lựa chọn thực phẩm lành mạnh là vô cùng quan trọng.

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Ngày Dân số Thế giới 11/7: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò, quyền lợi và trách nhiệm trong vấn đề sinh sản

Dân số và phát triển - 4 giờ trước

Văn phòng Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc tại Việt Nam đã công bố thông điệp chính thức của Ngày Dân số Thế giới 11/7/2025: "Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi".

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Quyền tự quyết sinh sản và hành trình 'gỡ' định kiến ở Nghệ An

Dân số và phát triển - 17 giờ trước

Trong một thế giới đang chuyển mình, quyền sinh sản không chỉ là lựa chọn cá nhân mà còn là thước đo tiến bộ xã hội. Ở Nghệ An, hành trình phá vỡ định kiến "trọng nam khinh nữ" đang được chính quyền và ngành y tế kiên trì thúc đẩy để mỗi người phụ nữ dù ở vùng sâu hay nơi phố thị đều được trao quyền quyết định tương lai sinh sản của chính mình.

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

5 điều chị em cần biết về u xơ tử cung

Dân số và phát triển - 1 ngày trước

U xơ tử cung là một bệnh lý lành tính khá phổ biến ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, đặc biệt là sau tuổi 30. Nếu bạn đang băn khoăn về u xơ tử cung, hãy tìm hiểu 5 điều quan trọng sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng này.

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Ngày 9/7, Sở Y tế TP Huế tổ chức Tọa đàm chào mừng Ngày Dân số Thế giới 11/7 và lồng ghép triển khai các văn bản, chính sách về công tác Dân số trong tình hình mới.

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Hà Nội mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7

Dân số và phát triển - 2 ngày trước

GĐXH - Sáng 8/7, UBND thành phố Hà Nội tổ chức lễ mít tinh kỷ niệm Ngày Dân số Thế giới 11/7 với chủ đề: “Quyền tự quyết về sinh sản trong một thế giới đang thay đổi”.

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Ai dễ mắc herpes sinh dục?

Dân số và phát triển - 3 ngày trước

Herpes sinh dục là một bệnh nhiễm trùng phổ biến gây ra các vết loét hoặc mụn nước ở bộ phận sinh dục. Tìm hiểu những người dễ mắc herpes sinh dục.

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

5 lý do chị em nên ăn dứa trong kỳ kinh nguyệt

Dân số và phát triển - 4 ngày trước

Dứa không chỉ là một loại quả ngon miệng cho chế độ ăn uống mà còn có thể giúp kiểm soát những vấn đề khó chịu mỗi kỳ kinh nguyệt.

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Mẹ bầu nên làm gì để tăng cường hệ miễn dịch và phòng tránh bệnh trong thai kỳ?

Dân số và phát triển - 5 ngày trước

Mang thai khiến hệ miễn dịch mẹ bầu suy giảm, dễ mắc bệnh khi thời tiết thay đổi. Tăng cường đề kháng và chăm sóc sức khỏe đúng cách giúp mẹ và thai nhi luôn an toàn.

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Tầm quan trọng của việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc

Dân số và phát triển - 6 ngày trước

GĐXH - Trong bối cảnh Việt Nam đang bước vào giai đoạn già hóa dân số nhanh chóng, việc chuyên nghiệp hóa nghề chăm sóc được xác định là một trong những giải pháp chiến lược để bảo đảm chất lượng cuộc sống cho người cao tuổi, đồng thời thúc đẩy bình đẳng giới và phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Top