Hồi ức của những nhà báo thời chiến
GiadinhNet - Hầu hết, những cán bộ phóng viên phục vụ mặt trận nay đã nghỉ hưu, nhưng những ký ức về một thời làm báo rực lửa, bằng tình yêu nước và lý tưởng cách mạng vẫn còn nguyên vẹn trong mỗi người.

Nhà báo Trần Tuấn với cuốn sách ảnh trong sự nghiệp 35 năm chuyên trách chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp, do ông là tác giả (ảnh nhân vật cung cấp).
Chuyện làm báo thời chiến
Trong một ngày hè oi ả, nhà báo Trần Tuấn đón chúng tôi bằng nụ cười thường trực trên khuôn mặt cương nghị và rắn rỏi. Bằng chất giọng trầm ấm, sâu lắng của một người gốc Tràng An, ông bắt đầu kể về những ngày làm phóng viên ảnh thời sự tại chiến trường Trị Thiên Huế.
Năm 1972, sau khoảng 5 năm công tác tại Việt Nam Thông tấn xã (nay là Thông tấn xã Việt Nam), chàng phóng viên ảnh thời sự được phân công tác nghiệp ghi lại tội ác của giặc Mỹ trong 12 ngày đêm của trận “Điện Biên Phủ trên không”.
Nhấp ngụm trà đặc quánh, ông kể: “Trong những ngày tháng sục sôi, có những đêm ngủ thấp thỏm chưa đầy 3 tiếng đồng hồ, thậm chí có những đêm phải thức trắng vì còi báo động liên tục réo khắp phố phường, máy bay địch liên tục tập kích. Thời gian này, phóng viên phải trực suốt ngày, suốt đêm. Khi máy bay địch kéo đến, người dân vào hầm trú ẩn thì chúng tôi vẫn ở lại trên mặt đất, lao đến các điểm nóng để ghi lại những bằng chứng tội ác mà địch gây ra, đồng thời ghi lại những hình ảnh về sự anh dũng của quân dân ta…”.
Cuối năm 1972, với kinh nghiệm tác nghiệp dày dặn, chàng phóng viên trẻ tiếp tục được phân công sang Ban thống nhất Trung ương, để vào chiến trường miền Trung (còn gọi là mặt trận Trị Thiên Huế) với vai trò là phóng viên ảnh mặt trận.
Nhà báo Trần Tuấn kể lại, phóng viên chiến trường phải tác chiến độc lập, để chụp được ảnh đã khó, lại còn phải tự tráng phim, phóng ảnh, phát ảnh về Hà Nội. Tráng cần không gian thật tối. Muốn vậy, chỉ có chờ đêm xuống. “Tác nghiệp ở mặt trận Trị Thiên Huế rất khó khăn, bởi phải tác nghiệp trong rừng, độ ẩm rất cao và không có điện. Muốn phát ảnh và thông tin về Hà Nội thì phải tự quay máy phát điện bằng tay”, nhà báo Trần Tuấn nhớ lại.

Cựu phóng viên Trần Tuấn chuyên trách theo Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại Quốc hội khoá 8 (ảnh nhân vật cung cấp).
Cựu phóng viên ảnh bảo, làm báo ngày ấy vô cùng vất vả, không như ngày nay. Bây giờ, chụp xong bức ảnh là có thể xem luôn, nếu không hài lòng thì có thể chụp lại. Giá như ngày chiến trận, người làm báo cũng được tác nghiệp với công nghệ hiện đại như bây giờ, sẽ không tốn, không hỏng cả cuộn phim, có giá tương đương…hàng tạ gạo thời bấy giờ.
Sau Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, năm 1976, nhà báo Trần Tuấn ra Bắc và được phân công chuyên trách hình ảnh của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, ông tiếp tục có những bức hình mang giá trị thời sự, lịch sử cao.
Chuyển tin bằng mọi giá

Nhà báo Trần Tuấn tác nghiệp trong trận bão lụt lịch sử tại Huế, cuối năm 1975 (ảnh nhân vật cung cấp).
Chia tay thành phố hoa phượng đỏ khi đang là một điện báo viên của phân xã Hải Phòng (tháng 6/1978), chàng trai trẻ Lê Văn Hiệp nhận nhiệm vụ lên Hà Tuyên. Khi chiến tranh Biên giới (1979) xảy ra, những người như điện báo viên Lê Văn Hiệp có nhiệm vụ chuyển thông tin từ tiền tuyến về hậu phương. Ý thức được vai trò của mình, ông Hiệp luôn xác định, bằng mọi giá phải chuyển tin về Tổng xã nhanh nhất, chính xác nhất.
“Vừa đọc, vừa gõ morse, tôi vừa đau lòng khi phải chứng kiến những mất mát hy sinh của quân và dân ta. Nhiều khi vừa tạch tè gõ morse, tôi vừa rơi nước mắt. Ngày đó, trước khi chuyển tin, điện báo viên chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ nội dung thành các tín hiệu morse để truyền về Tổng xã theo hai phiên cố định trong ngày”, ông Hiệp kể.

Các phóng viên Thông tấn xã giải phóng cùng Chủ tịch UBTW Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Nguyễn Hữu Thọ (nhà báo Trần Tuấn đứng thứ 2 từ trái sang).
Nhà báo Lê Văn Hiệp, nguyên Trưởng Ban Kiểm tra Thông tấn xã Việt Nam cho biết, cực nhất là khi mất điện, việc truyền thông tin về hậu phương hoàn toàn làm bằng thủ công. Lúc này, nếu không nhờ được anh em cơ sở quay máy phát điện thì ông chỉ còn cách chạy ra bưu điện, gọi điện cho kíp trực ở Hà Nội để tiếp nhận thông tin.
40 năm trôi qua, mặc dù đã bước sang ngưỡng tuổi 70, nhưng những ký ức về thời gian làm nghề đầy khó khăn, nguy hiểm nơi tiền tuyến bom đạn ngày nào vẫn nguyên vẹn trong tâm trí các cựu phóng viên. Với sứ mệnh của mình là gửi thông tin, hình ảnh về Tổng xã bằng mọi giá, các cựu phóng viên chiến trường tác nghiệp trong bối cảnh cái sống cái chết chỉ cách nhau gang tấc, nhưng họ vẫn dũng cảm hoàn thành nhiệm vụ.
Nhà báo Lê Văn Hiệp bảo, giờ nhiều khi nhớ lại, ông vẫn hình dung ra rõ khung cảnh của ngọn đồi đỏ lửa, ngửi được mùi thuốc súng khét lẹt cùng những tiếng đì đùng của đạn pháo địch xa xa...
Bảo Loan

Vụ người phụ nữ nguy kịch khi đến trị liệu làm đẹp ở MELIZA: Đã gỡ biển quảng cáo dịch vụ thẩm mỹ
Xã hội - 5 giờ trướcDù ngừng hoạt động hơn năm qua, cũng không được cấp phép hành nghề khám chữa bệnh song biển hiệu MELIZA (Trung tâm đào tạo thẩm mỹ công nghệ cao) vẫn treo. Đến trưa hôm qua 14/7, biển quảng cáo này đã được hạ xuống.

Tạm giữ hình sự lái xe ô tô gây tai nạn lao xuống sông ở Nghệ An
Xã hội - 5 giờ trướcLiên quan đến vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra chiều 13/7 trên quốc lộ 46A, đoạn qua xã Vạn An, tỉnh Nghệ An, lực lượng chức năng ra quyết định tạm giữ hình sự tài xế để phục vụ công tác điều tra.

Chém vợ trọng thương rồi khoá cửa cố thủ trong nhà
Pháp luật - 5 giờ trướcGĐXH - Sau khi gây án, Trường khóa trái cửa, ngăn cản người thân và lực lượng chức năng tiếp cận hiện trường.

Đà Nẵng: Khởi tố 7 đối tượng tại Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng về tội ‘Lừa dối khách hàng’
Xã hội - 6 giờ trướcTheo cơ quan Công an, thủ đoạn của các đối tượng là thành lập Phòng khám Đa khoa Quốc tế Đà Nẵng, sau đó tuyển dụng nhóm "bác sỹ" giả để thực hiện các thủ thuật y tế liên quan đến các bệnh về nam khoa, phụ khoa để thu tiền của người bị hại…

Mượn điện thoại bạn nhậu, lợi dụng lúc say lén bán kiếm tiền
Xã hội - 6 giờ trướcLợi dụng lúc bạn nhậu ngủ say, thanh niên ở Cao Bằng lấy cắp điện thoại mang đi bán lấy tiền tiêu xài.

Tìm bị hại và người làm chứng vụ án Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng ở Hà Nội
Xã hội - 6 giờ trướcCơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đang điều tra, giải quyết vụ án “Cướp tài sản, Gây rối trật tự công cộng” xảy ra trong các ngày 9/8, 15/8 và ngày 17/8 năm 2024 trên địa bàn TP Hà Nội.

Điểm tốt nghiệp THPT 2025: Bao nhiêu là đỗ, bao nhiêu là liệt?
Xã hội - 6 giờ trướcChỉ còn vài giờ nữa, điểm thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ chính thức được công bố. Trước thời điểm quan trọng này, câu hỏi về ngưỡng đỗ tốt nghiệp và điểm liệt đang là mối quan tâm hàng đầu của hàng triệu phụ huynh và học sinh trên cả nước.

Mặc đồ công nhân viễn thông, liều lĩnh cắt trộm cáp giữa ban ngày
Xã hội - 7 giờ trướcNgày 15-7, Công an tỉnh Tây Ninh cho biết đang phối hợp các đơn vị chức năng điều tra, làm rõ xử lý 2 người liên quan đến vụ trộm cáp viễn thông vừa xảy ra tại tỉnh này.

Chính sách BHYT mới: Bệnh viện chủ động thích ứng, người dân hưởng lợi
Xã hội - 7 giờ trướcLuật Bảo hiểm y tế (BHYT) sửa đổi có hiệu lực từ ngày 1/7/2025 với nhiều thay đổi đáng chú ý. Hiện các bệnh viện tại TP.HCM đang tích cực hỗ trợ người dân từ mua thẻ, gia hạn đến giải đáp quy định mới, giúp việc khám chữa bệnh bằng BHYT thuận lợi hơn.

Giám đốc Công an Hà Nội: Áp dụng camera AI, CSGT không cần phải ra đường
Xã hội - 7 giờ trướcCông an Hà Nội đang triển khai hệ thống camera AI có thể tự động điều chỉnh đèn tín hiệu giao thông, lực lượng CSGT không cần phải trực tiếp điều hành tại điểm nóng.

Số cuối ngày sinh Âm lịch của người giỏi giang, sắc bén
Đời sốngGĐXH - Những người có ngày sinh Âm lịch kết thúc bằng các con số đặc biệt này thường sở hữu khả năng học hỏi mạnh mẽ, trí tuệ sắc bén, tư duy vượt trội và con đường phát triển sự nghiệp đáng kinh ngạc.